Điện trở shunt là loại điện trở dùng với mục đích đo lường dòng điện xoay chiều hoặc một chiều. Nó thường sẽ mắc song song với loại thiết bị hoặc dây dẫn điện khác. Tín hiệu ngõ ra của loại điện trở shunt này sẽ là dạng mV. Tín hiệu này chúng ta có thể dùng các loại đồng hồ đo lường đa năng đo tín hiệu này được. Nhìn chung, các kỹ sư điện điện tử làm trong các board mạch sẽ thấy một đoạn dây điện. Thường thì đó chính là điện trở shunt.Điện trở shunt hay có giá trị là 10a, 50a hay100a… Vậy làm thế nào có thể chuyển đổi tín hiệu điện trở Shunt sang 4-20mA. Trong bài viết này, bộ chuyển đổi 0-60mV 0-75mV sang 4-20mAlà các dạng bộ chuyển đổi chuyên dùng để chuyển đổi tín hiệu.
Bộ chuyển đổi 0-60mV/0-75mV sang 4-20mA
Tín hiệu 0-60mV hay 0-75mV là dạng tín hiệu phổ biến của điện trở shunt trong công nghiệp. Điện trở shunt, cơ bản được thiết kế với giá trị điện trở thấp. Có hai đầu bulong hai bên dùng để nối dây dẫn điện. Dây tín hiệu được nối bằng hai con ốc phía trong cùng.
Hầu như, điện trở shunt được sử dụng với các mục đích như sau:
- Dùng để bảo vệ mạch khỏi dòng điện quá áp
- Bỏ qua một thiết bị bị lỗi
- Chế tạo Ampe kế trong các loại đồng hồ đo lường
Hiện nay, có nhiều loại bộ chuyển đổi tín hiệu mV sang 4-20mA. Dẫu vậy, trong bài viết này kỹ sư sẽ được biết thêm 2 bộ chuyển đổi tín hiệu mV sang 4-20mA. Đây là những bộ được sản xuất bởi hãng SENECA ở Ý. Các bộ này có đặc điểm chung là có thể dùng cài Dip-switchs hoặc là dùng phần mềm cài đặt của hãng.
Bộ chuyển đổi tín hiệu Analog mV
Bộ chuyển đổi tín hiệu Analog mV sang 4-20mA là một bộ chuyển đổi tín hiệu đa năng. Đây là bộ vừa dùng chuyển đổi các loại tín hiệu PT100, NTC, Ohm… sang 4-20mA. Ngoài ra, bộ này còn dùng để điều khiển Relay bằng cách cài đặt mức giá trị thông qua phần mềm cài đặt.
Bộ chuyển đổi tín hiệu đa năng này được thiết kế phù hợp để gắn tủ điện. Sử dụng nguồn 24V và có khả năng cách ly với chống nhiễu tín hiệu trong một số khu vực nhiều thiết bị gây nhiễu tín hiệu.
Bộ chuyển đổi tín hiệu Analog Z109REG2-1 này sẽ dùng chuyển đổi tín hiệu mV (mili vôn) từ 0-75mV. Riêng bộ này, kỹ sư có thể điều chỉnh lại giá trị thông qua Dip-switchs. Tuy nhiên, thuận tiện hơn là dùng phần mềm thì độ chính xác của nó sẽ cao hơn.
Thông số kỹ thuật
Nguồn điện: 24V dc/ac
Điện năng tiêu thụ: 2,5W
Sự cách ly: 3750W
Cấp bảo vệ: IP20
Đèn led trạng thái: Power Supply – Error – Alarm
Thời gian phản hồi: 35ms
Cổng cài đặt: USB-Micro
Cấp bảo vệ: 0,1&
Cài đặt: Phần mềm – Dip switch
Nhiệt độ hoạt động: -20…60 độ C
Input: voltage (mV, V) 75mV đến 20V. Current (mA) 0-20mA. RTD (PT100, PT500…). Cặp điện nhiệt can K, J, R… Biến trở 500 đến 100kΩ.
Output: Voltage (0-10V) hoặc Current (0-20mA). Có cài đặt mức relay.
Hướng dẫn nối dây bộ chuyển đổi
Đối với bộ chuyển đổi này, cách nối dây khá là đơn giản. Chân cấp nguồn, cho bộ này sẽ là chân số (2)-(3). Còn đối với việc đấu nối dây cho điện trở Shunt, chúng ta sẽ đấu nối chân (12) dương và chân (10).
Việc thay đổi lại giá trị của bộ chuyển đổi. Chúng ta sẽ sử dụng phần mềm Easy Setup miễn phí từ hãng. Chỉ cần dùng loại Micro-usb sang Usb để kết nối giữa bộ với máy tính. Hoặc, chúng ta sẽ dùng Dip-switchs thay đổi giá trị mV sao cho phù hợp.
Bộ chuyển đổi tín hiệu mV sang 4-20mA
Bộ chuyển đổi tín hiệu mV K109LV, đây là bộ chuyên sử dụng dùng để chuyển đổi tín hiệu dòng điện. Giá trị tín hiệu từ 0-2000mV sang 4-20mA. Chính vì vậy, bộ này hay dùng chuyên dùng cho việc chuyển đổi.
Khác với bộ chuyển đổi trên, bộ này sẽ sử dụng Dip-switchs để thay đổi giá trị điện trở shunt tương ứng.
Thông số kỹ thuật
Nguồn cấp: 24Vdc
Điện năng tiêu thụ: 500 mW
Sự cách ly: 1500V (Power supply – Input – Output)
Độ chính xác: 0,1%
Thời gian phản hồi: 25ms
Lắp đặt trên thanh Din rail
Cấp bảo vệ: IP20
Nhiệt độ hoạt động: -20…+65 độ C
Input: 0….2000 mV (Bằng cài Dip-switchs)
Output: 0-10V/4-20mA
Hướng dẫn nối dây bộ chuyển đổi
Đối với bộ chuyển đổi này, sẽ gồm có 8 chân Terminals. Các chân (7)-(8) sẽ dùng để cấp nguồn 24V cho bộ chuyển đổi. Tín hiệu ngõ vào Input dùng chân (1), (2), (3), (4) để nhận tín hiệu. Còn tín hiệu nối về PLC, chân (5) và chân (6).
Đồng hồ hiển thị điện áp mV
Đồng hồ hiển thị điện áp là loại thiết bị dùng để hiển thị tín hiệu điện trở Shunt. Khác với các bộ chuyển đổi trên, bộ này chuyên dùng để hiển thị các loại tín hiệu trong đó có Shunt.
Loại đồng hồ hiển thị này chủ yếu hiển thị được 4 số digits. Và chỉ có thể hiển thị được giá trị điện trở Shunt từ 0 đến 60mV. Thế nên, đây cũng là nhược điểm của bộ hiển thị này.
Ngoài ra, đồng hồ hiển thị này còn có thể dùng để điều khiển PID. Thường dùng để điều khiển Relay, với mục đích là bảo vệ thiết bị điện nếu phát hiện dòng điện tăng cao.
Bên cạnh, dùng để hiển thị. Thì đồng hồ hiển thị này còn dùng để truyền tín hiệu 4-20mA về PLC. Tương tự như một bộ chuyển đổi tín hiệu, nghĩa là nó vừa dùng để hiển thị tín hiệu 0-60mV còn vừa dùng để chuyển đổi sang 4-20mA.
Thông số kỹ thuật đồng hồ
Nguồn cấp: 24-230 VAC/DC
Hiển thị: 4 con số
Nhiệt độ môi trường: 0-45 độ C
Input: Cặp can nhiệt (can K, R, J, T…); RTD (PT100, PT500…); V/mA (0-10V, 0-60mV, 0-20mA…); Biến trở (1…150kΩ).
Output: Relay, SSR, tín hiệu 4-20mA
Cài đặt: Nút nhấm
Hướng dẫn nối dây đồng hồ hiển thị
Quá trình nối dây giữa tín hiệu điện trở Shunt với đồng hồ hiển thị PID rất đơn giản. Chân (1) và (2) dùng để cấp nguồn cho đồng hồ hiển thị. Các chân (19) và (18) sẽ dùng đấu nối cho các dạng tín hiệu V/mA. Ở đây, các chân này sẽ dùng để đấu nối cho tín hiệu điện trở Shunt 0-60mV.
Mua bộ chuyển đổi và đồng hồ hiển thị ở đâu?
Bộ chuyển đổi tín hiệu điện trở Shunt 0-60mV hay 0-75mV sang 4-20mA là bộ chuyên dụng có nguồn gốc từ SENECA – Ý. SENECA là hãng công ty chuyên cung cấp các bộ chuyển đổi tín hiệu, các bộ dùng trong hệ thông IOT, bộ truyền thông ModBus…
Để có một giải pháp hữu hiệu về các bộ chuyển đổi tín hiệu Analog. Hoặc cần được tư vấn giải pháp, các bạn liên hệ thông tin bên dưới để mình hỗ trợ về giải pháp công nghiệp. Nếu như, các kỹ sư nào đang gặp truc trặc về cách lắp đặt thiết bị thì liên hệ mình luôn nhé.
Salers: Trần Dương Tường Vi
SĐT: 0855.200.531
Email: vi.tran@huphaco.vn
Web: thietbidoluong.info