Bộ chuyển đổi dc-dc đọc được những dạng tín hiệu mV ở dòng điện một chiều thì đôi khi, các bạn phải dùng đồng hồ đo Ampe kế, hoặc đồng hồ điện. Rồi dùng nó để đo tín hiệu điện áp ra là bao nhiêu? Khi bạn làm điều đấy, thì nhân viên kỹ thuật bên bạn phải trực tiếp ra ngoài công trình, hoặc xem xét lại các bộ chuyển đổi Inverter tại các trạm để đo lường.
Quá trình đo đạc này, giúp các bạn xác định được thiết bị đang hoạt động đúng công suất của chúng hay không? Nhưng tóm lại, quá trình trên khi làm sẽ rất tốn thời gian để đi khảo sát công trình. Vì thế, ở bài viết ngày hôm nay, một thiết bị dùng để đo lường tín hiệu điện áp và chuyển đổi tín hiệu, truyền tín hiệu đến máy chủ mà không cần phải đi khảo sát.
Bộ chuyển đổi DC-DC sang 4-20mA
Chức năng của bộ chuyển đổi DC-DC từ mV (±25mV…±2000mV) sang tín hiệu điện tiêu chuẩn (mA/V). Tín hiệu dòng điện mV này thường xuất hiện ở dòng điện một chiều, và còn một đặc điểm khác đó là dùng để đo lường trong điện trở Shunt.
Ngoài ra, ưu điểm của bộ chuyển đổi dc-dc này còn có khả năng chống nhiễu tín hiệu và cách ly tín hiệu. Chắc hẳn, bạn đã từng được nghe tới những hiện tượng bị nhiễu tín hiệu đến từ “sóng hài” của các động cơ hoặc tần số làm việc của các máy móc. Dẫn đến một số linh kiện trong thiết bị sẽ dễ dàng bị hư hỏng. Thế nên, đối với K109LV này, thiết bị còn có khả năng cách ly tín hiệu từ những thiết bị khác. Đồng thời, chính nó sẽ cách ly tín hiệu các ngõ vào, nguồn điện, ngõ ra với nhau.
Hướng dẫn đấu nối dây cho bộ chuyển
Bộ chuyển đổi dc-dc này sẽ gồm có 8 chân terminals. Để cấp nguồn điện 24 Vdc cho thiết bị, ta sẽ kết nối vào chân 7 và 8. Tín hiệu ngõ ra của thiết bị (tín hiệu mA/V) sẽ được nối với chân 5 và 6. Vậy những chân 1, 2, 3, 4 dùng để nối với tín hiệu dạng mV vào.
Khi tín hiệu dòng điện áp lên đến 100 mV, ta sẽ dùng chân 3 và 4. Tín hiệu dòng điện áp lên tới 500 mV thì ta sẽ dùng chân 2 và 4, còn nếu tín hiệu lên đến 2000 mV sẽ dùng chân 1 và 4.
Thông số kỹ thuật cơ bản về bộ chuyển đổi
Nguồn cấp | 19…30 Vdc | ||
Điện năng tiêu thụ | 500 mW | ||
Cách ly dòng điện | 1.500 Vac | ||
Độ chính xác | 0,1% | ||
Thời gian phản hồi | 25 ms | ||
Đèn báo hiệu | Nguồn điện và báo lỗi cài đặt | ||
Cài đặt | Dip-switch | ||
Lắp đặt | DIN 35 mm | ||
Cấp bảo vệ | IP20 | ||
Nhiệt độ hoạt động | -20…+65˚C | ||
Input | |||
Dòng điện áp | Phạm vi: ±25,50, 60, 75, 80, 100, 120, 150, 200, 250, 300, 400, 500, 1000, 2000 mV (cài đặt thông qua dip-switch | ||
Output | |||
Dòng điện áp | Phạm vi: 0…10/10…0/0…5/1…5 V
Trở tải nhỏ nhất: 2kΩ |
||
Dòng điện | Phạm vi: 4…20/20…4/0…20/20…0 mA Tải trở tối đa: 500ΩProtection: 25mA |
||
Một số điều lưu ý khi dùng bộ chuyển đổi
Bộ chuyển đổi này cần lưu ý về phần cài đặt Switch và nối dây. Cùng mình tìm hiểu thêm về nó nhé!
Cài đặt switch để điều chỉnh tín hiệu
Điều đặc biệt của mọi thiết bị được sản xuất từ SENECA đó là khả năng điều chỉnh tín hiệu thông qua Switch hoặc bằng phần mềm.
Vì thế, những loại thiết bị này thì nó sẽ tương thích nhiều giá trị đo khác nhau nhưng cuối cùng vẫn cho ra giá trị tín nhiệu ngõ ra tiêu chuẩn. Dựa vào hình ảnh mô tả trên, để điều chỉnh thiết bị chuyển đổi tín hiệu điện áp đầu vào, ta chỉ cần gạt vị trí SW1 từ SW1-1 đến SW-4 sao cho phù hợp với giá trị INPUT.
Ví dụ nếu như bên thiết bị bên bạn cần đo lường tín hiệu dòng điện một chiều, được hình thành từ pin năng lượng mặt trời có giá trị 79mV. Vậy ta chỉ cần điều chỉnh vị trí SW1-1 và SW1-3 gạt lên, còn những vị trí khác gạt xuống. Điều này, chúng ta đã gián tiếp “lập trình bộ chuyển đổi dc-dc” để cho nó nhận biết tín hiệu đầu vào.
Tiếp đến, những vị trí SW1-5-6-7-8 cũng như tên gọi của nó. Đây là vị trí SW dùng để điều chỉnh tần số trong nhà máy, khả năng lọc nhiễu của tín hiệu. Và điều quan trọng nữa đó là cảm nhận điện trở Shunt.
Và bước cuối cùng, đó là điều chỉnh tín hiệu ngõ ra cho phù hợp. Các dạng tín hiệu tiêu chuẩn như là 4-20mA, 0-10V… Nếu các bạn cũng tìm hiểu những sản phẩm trên thị trường, thì vẫn sẽ có một vài thiết bị dùng để đọc tín hiệu DC dạng mV, nhưng mà nó sẽ không cho ra tín hiệu OUTPUT đa dạng như thiết bị chuyển đổi tín hiệu trên.
Ứng dụng bộ chuyển đổi Dc Shunt K109LV
Điện trở Shunt dùng để làm gì?
- Bảo vệ mạch chống áp
- Bỏ qua một thiết bị bị lỗi
- Chế tạo Ampe kế
- Chống lại nhiễu dòng tải
Ứng dụng của bộ chuyển đổi DC-DC K109LV
Thực tế, thiết bị chuyển đổi tín hiệu điện áp sang 4-20mA hoặc 0-10V dùng để đo dòng điện áp DC trong pin năng lượng mặt trời. Bởi vì, để dùng một thiết bị đo được dòng điện Ampe lớn và có tín hiệu điện áp ở dạng mV thì có thể là đồng hồ Ampke, hoặc đồng hồ điện áp… Thế nhưng, để có thể “báo cáo” thông tin từ xa tới cho bộ phận kỹ thuật viên để giám sát thì lựa chọn thiết bị trên là một giải pháp tối ưu cho các bạn.
Tổng kết
Qua bài viết trên, thì khi các bạn đọc bài viết này các bạn sẽ không được cung cấp thêm kiến thức gì hết. Nhưng bù lại các bạn lại biết thêm giải pháp công nghiệp cho bạn hoặc bên công ty bạn.
Với một số ưu điểm sau:
- Đa dạng tín hiệu ngõ vào, và ngõ ra.
- Khả năng chống nhiễu, lọc nhiễu tín hiệu xung quanh
- Được thiết kế thêm phần chống sự quá tải trong công nghiệp
Xem thêm bài viết: Điện trở Shunt là gì và ứng dụng của nó.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của tôi. Chúc các bạn một ngày tốt lành!
Ms. Vi – Sale Department
[Tell] (+84) 855 200 531
Email: vi.tran@huphaco.vn
Website: https://thietbidoluong.info