Loadcell được sử dụng nhiều trong dạng cân điện tử. Như là dùng để cân tải trọng của trọng lượng xe tải chở hoa quả, trái cây…hay khối lượng hàng khóa có khối lượng lớn bất kỳ. Vì vậy, để cân cho một vật thể có tải trọng từ vừa cho tới rất lớn. Việc dùng loadcell là thiết bị thiết yếu để đo lường. Ấy thế, để có thể đọc được tín hiệu này thì là một vấn đề khác. Thông thường, tín hiệu Loadcell này nó ở dạng tín hiệu điện mV/V và có giá trị khác nhau. Trong bài viết này, cùng mình tìm hiểu thêm các bộ chuyển đổi Loadcell.
Bộ chuyển đổi Loadcell là gì?
Trước hết, các loại Loadcell này thường sẽ có dạng tín hiệu điện ngõ ra là mV/V. Như là 1mV/V, 2mV/V, 5mV/V, 10mV/V, 15mV/V, 20mV/V…64mV/V. Đây là dạng tín hiệu nó rất là nhỏ. Do đó, đa phần các bộ Loadcell này sẽ rất là chính xác để dùng cân tải trọng.
Tuy nhiên, các thiết bị Loadcell này sẽ không được đọc dễ dàng từ các thiết bị khác. Như là PLC hay là bộ hiển thị số…nó thường chỉ dùng đọc các dạng tín hiệu xung, 4-20mA, 0-10V…
Thế nên, bộ chuyển đổi Loadcell này được dùng để chuyển đổi dạng tín hiệu Loadcell. Hầu hết, các bộ chuyển đổi Loadcell sẽ chuyển đổi thành dạng tín hiệu Analog 4-20mA, 0-10V. Thậm chỉ cả RTU RS485.
Các bộ chuyển đổi Loadcell hiện nay
Có 4 loại bộ chuyển đổi Loadcell ra 4-20mA hoặc 0-10V. KM02A là bộ chuyển đổi của hãng Kelli -Trung Quốc. Đây là bộ có giá thành rẻ nhất trong 4 loại bộ chuyển đổi. Thiết kế của bộ này khá là đơn giản, chỉ gồm phần vỏ và thêm phần board mạch chuyển đổi bên trong. Bộ này, chỉ dùng cho việc chuyển đổi 2 Loadcell ra 4-20mA là tối đa.
Tiếp đến là bộ chuyển đổi OMX380T Orbit Merret -EU. Đây là bộ chuyển đổi dành cho các loại Loadcell có 6 dây tín hiệu. Và phạm vi giải đo của bộ này giao động từ 1 đến 16mV/V. Số lượng Loadcell có thể kết nối đến bộ này khoảng 1 loadcell.
Bộ chuyển đổi tín hiệu Loadcell Drago – Đức, có thể đọc được tín hiệu Loadcell giải rộng hơn. Nó đọc tin hiệu lên đến 500mV/V và đồng thời ngõ ra của nó cũng là dạng Analog hoặc ModBus. Bên cạnh đó, thì số lượng Loadcell kết nối với bộ này kiến nghị là 1 cái.
Cuối cùng là bộ chuyển đổi tín hiệu Loadcell Z-SG Seneca – Italy. Loại khuếch đại tín hiệu Loadcell sang 4-20mA/0-10V này đọc được tín hiệu loadcell 4 dây hoặc 6 dây tín hiệu. Và số lượng Loadcell đọc được cùng lúc từ 4 đến 8 cái.
Bộ chuyển đổi Loadcell Z-SG có gì đặc biệt?
Nếu bạn nào đã từng dùng đế một số bộ chuyển đổi Loadcell, có bao giờ bạn đã từng mắc phải một số lỗi kỹ thuật như:
- Tín hiệu chuyển đổi Loadcell có han?
- Việc calib cũng như scales lại giá trị thường gặp khó khăn?
Đây là hai vấn đề mà bản thân mình thường hay gặp phải khi thiết lập bộ chuyển đổi loadcell. Thường thường, các bộ khuếch đại loadcell chỉ có việc nối dây vào và sử dụng. Tức là, đôi khi một số loadcell dùng lâu năm nó sẽ bị sai số. Thường nếu không tải trọng thì giá trị là 0, sau vài năm đôi khi nó sẽ bị chênh giá trị là 10kg.
Độ chênh này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc cân khối lượng hàng hóa. Không chỉ vấn đề đó, đôi khi toi cần cân tải trọng của mỗi chất lỏng hay bột hạt nào trong bồn chứa. Thì, thường phải lấy khối lượng sau cùng trừ đi khối lượng ban đầu (khối lượng của mỗi cái bồn). Như vậy mới biết được chính xác giá trị của khối lượng chất lỏng….
Mọi vấn đề trên, việc sử lý tín hiệu của loadcell sẽ diễn ra khá là phức tạp. Tuy nhiên, riêng bộ Z-SG của SENECA này có thể giúp bạn được những vấn đề trên.
Dùng chuyển đổi 4-8 Loadcells ra 4-20mA/0-10V
Hiên nay, người ta dùng loadcells nhiều để phục vụ cho việc cân tải trọng từ 10kg, 50kg, 100kg, 500kg…cho đến 1 tấn, 2 tấn… Do đó, có một số khu vực người ta phải cân tải trọng của 4,8 hoặc 16 vị trí dưới đế bồn chứa, bình, bể…
Như thế, thường phải dùng nhiều loadcells cùng một lúc. Vì vậy, riêng bộ Z-SG sẽ đọc được tín hiệu tối đa là 8 cái Loadcell cùng một lúc. Và hiển nhiên, giá trị tín hiệu ngõ ra của chúng sẽ dưới dạng 4-20mA hoăc 0-10V.
Dùng chuyển đổi Loadcell ra RS485
Việc truyền thông tin hiệu Loadcell bằng RS485 sẽ giúp chúng ta biết được giá trị từng điểm Loadcell là bao nhiêu. Ví dụ như là giá trị Loadcell số 1 là 4000kg, Loadcell số 2: 4000kg….
Điểm ưu của sự truyền thông ModBus này sẽ giúp bạn rõ được giá trị của 8 vị trí Loadcells khác nhau. Miễn là 8 loại loadcell này được nối về cùng một bộ Z-SG.
Một số lưu ý khi dùng bộ chuyển đổi Loadcell
Bộ khuếch đại Loadcell này có cần lưu ý những điều gì không? Trên thực tế, có một số vấn đề khi sử dụng Loadcell mà bạn nên điết. Đó là:
Số lượng loadcell dùng để kết nối
Thông thường, các bộ khuếch đại loadcell sẽ có thể chuyển đổi 1 tín hiệu Loadcell. Hay bộ chuyển đổi đấy có thể đọc được loại loadcell 4 dây hoặc 6 dây hay thậm chí cả hai
Thế nên, bạn nên phải biết rằng đặc biểm độ Loadcell bạn dùng như thế nào. Sao cho bạn có thể tiết kiệm chi phí lắp đặt. Như là bộ Z-SG có thể kết nối cùng một lúc 8 bộ Loadcells.
Thông số kỹ thuật của bộ Loadcell
Bạn nên nắm bắt một số thông số cơ bản của bộ khuếch đại Loadcell. Như thế, mới biết được bộ Loadcell nào mới hoạt động tốt. Ví dụ về bộ Z-SG
Nguồn nuôi: 24V
Số lượng Loadcell kết nối: 4-8 cái
Số dây loadcell kết nối: 4 hoặc 6 dây.
Tín hiệu Loadcell đọc được: 1mV/V…10mV/V…64mV/V…320mV/V
Tín hiệu ngõ ra: 4-20mA/0-10V
Giao tiếp: RS485
Cài đặt: Phần mềm EASY SETUP, Dip – Switch
Kiến thức truyền thông ModBus
Vì sao lại cần kiến thức truyền thông ModBus? Bởi vì, không chỉ việc đấu dây truyền thông ModBus mà bạn còn phải thiết lập địa chỉ ModBus bằng Master. Hoặc, đọc địa chỉ ModBus đó thông qua địa chỉ mạng IP. Như vậy, bạn mới có thể dễ dàng đọc được nhiều tín hiệu Loadcell trên cùng một Slave.
Xử lý nhiễu tín hiệu cho Loadcell
Đôi khi, việc tín hiệu loadcell bị nhiễu đó là do bộ chuyển đổi Loadcell bị nhiễu. Hoặc việc nhiễu tín hiệu loadcell này đó là do loadcell dùng lâu năm nên cần phải calib lại loadcell.
Đầu tiên việc calib lại loadcell thì không phải bộ nào cũng có thể làm được. Chúng ta có thể làm việc này thông qua một phần mềm nào đó, như vậy mới có thể calib lại loadcell. Việc calib lại loadcell là khi loadcell không có gì mà nó hiển thị là 0010 (kg) thì bạn phải calib lại thành 0000 (kg).
Một hiện tượng khác đó là do gần các loại biến tần, motor 2 pha hoặc 3 pha. Việc này làm cho bộ chuyển đổi loadcell sang 4-20mA bị nhiễu nặng. Do đó, trường hợp này bạn phải dùng thêm bộ chống nhiễu tín hiệu hoặc bộ khuếch đại tín hiệu 4-20mA Z109REG2-1.
Bài viết tham khảo: Bộ chống nhiễu tín hiệu 4-20mA/0-10V
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của tôi. Chúc các bạn một ngày tốt lành!
Bài viết liên quan
Chắc hẳn anh em kỹ thuật nhà máy làm việc điều khiển hệ thống tự động hóa không còn xa lạ gì với những thiết bị chuyển đổi tín hiệu nói chung và bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ RTD PT100 nói riêng. Nhân đây qua bài viết này mình giới thiệu chia […]
Bạn đã hiểu rõ tầm quan trọng của các bộ hiển thị chưa? Bộ hiển thị tín hiệu 4-20mA và 0-10V đóng vai trò then chốt trong ngành công nghiệp hiện nay; nhờ khả năng giám sát và điều khiển chính xác các quy trình sản xuất. Chúng không chỉ giúp hệ thống vận hành […]
Cảm biến dòng DC đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các hệ thống công nghiệp của chúng ta, đặc biệt là những nơi sử dụng nhiều thiết bị điện với công suất lớn. Nhờ có “mắt thần” này, các hệ thống có thể vận hành trơn tru, an toàn và hiệu quả, góp […]