Bộ chuyển đổi nguồn 220V sang 24V là một trong nhiều thiết bị được dùng lắp đặt trong các tủ điện công nghiệp. Chúng sử dụng với mục đích dùng để cung cấp nguồn điện cho nhiều thiết bị chỉ dùng nguồn 24V. Hoặc có công suất tiêu thụ điện năng thấp. Một số thiết bị có thể là PLC, các loại cảm biến báo mức, cảm biến điện dung, Relay…
Hầu hết, các bộ chuyển đổi nguồn 220V sang 24V này được thiết kế nhỏ gọn. Tiết kiệm không gian trong quá trình lắp đặt các tủ điện mini. Đồng thời, một số bộ chuyển đổi còn có khả năng tải nhiệt và chống nhiễu.
Nhìn chung, các bộ chuyển đổi nguồn sang 24V sẽ có dòng điện 1,5A, 5A, 10A hoặc 30A… Do đó, công suất tiêu thụ cũng khoảng từ 36W đến 720W. Vừa phù hợp cho nhiều thiết bị điện tử công nghiệp.
Bên cạnh, các bộ chuyển đổi nguồn sang 24V. Còn có một số bộ chuyển đổi nguồn sang 12V, hoặc một số bộ chuyển đổi chống chảy nổ của Dinel. Ngoài ra còn có một số hãng thiết kế thêm các bộ nguồn tương ứng: Siemens, Mitsubishi, Autonics, Omron, Wago…Tuy nhiên đối với bài viết ngày hôm nay, có hai bộ chuyển đổi được sử dụng phổ biến nhất trong nguồn 1 pha. Các bạn cùng tìm hiểu nhé!
Bộ đổi nguồn 220V sang 24V/12V
Một trong những bộ đổi nguồn 220V sang 24V/12V được nhiều người biết đến. Đó là nguồn tổ ong 24V. Đây là bộ nguồn nuôi được đông đảo các lứa từ học sinh đến sinh viên hay dùng.
Vì sao bộ đổi nguồn 220V sang 24V/12V này được sử dụng nhiều?
Nguyên do bởi vì hai nguyên nhân sau đây:
- Vì đây là bộ chuyển đổi đại trà.
- Có sẵn trên thị trường.
- Giá thành thì siêu rẻ.
Bởi vì 3 yếu tố trên mà rất nhiều người kể cả một số kỹ sư cũng sẽ dùng bộ này trong tủ điện công trình đơn giản. Ngoài ra, với việc thiết kế đơn giản, dễ sử dụng. Nên nguồn tổ ong 24V được sử dụng nhiều nhất so với các bộ nguồn chuyển đổi.
Nhìn chung, loại nguồn này sẽ có chân L-N để nối với nguồn 220V. Và các chân còn lại dùng để cung cấp nguồn 24V, với ký hiệu chân V(+) và V(-). Chính vì vậy, mà trong hầu hết các đồ án sinh viên, bộ này sẽ phù hợp dùng để lắp trực tiếp trong tủ điện.
Nguồn tổ ong này được thiết kế thêm các lỗ thủng xung quanh. Mục đích dùng để tản nhiệt ra bên ngoài dễ hơn. Tuy vậy, đây cũng là nhược điểm lớn của bộ này. Vì bụi bẩn sẽ dễ dàng bám trực tiếp lên toàn bộ mạch của bộ nguồn 24V. Làm cho nó sẽ tiêu thụ nhiều điện năng hơn và gây hư hỏng linh kiện điện tử.
Bên cạnh đó, bộ nguồn tổ ong này còn dùng cho học sinh – sinh viên trong việc tìm hiểu nghiên cứu lĩnh vực điện tử. Nguyên do, hầu hết các linh kiện điện tử để làm mạch điện nguồn tổ ong này sẽ dàng thay thế và sửa chữa.
Bằng sử dụng một số dụng cụ như bút hàn thiếc, cuộn thiếc, nhựa thông…Là bạn đã có thể dễ dàng tìm hiểu, tìm tòi thêm nguyên lý hoạt động. Đồng thời cách sửa chữa bộ nguồn này.
Cấu tạo bộ nguồn tổ ong 24V
Một nguồn tổ ong cơ bản sẽ có các bộ phận như sau: Lọc nhiễu, chỉnh lưu, chuyển mạch, biến áp xung, chỉnh lưu, ổn áp, hồi tiếp và bộ tạo xung.
- Cuộn lọc nhiễu: Cơ bản chúng dùng để lọc các sóng hài cao tầng được lây lan qua từ dòng AC, hoặc một số các thiết bị bên ngoài. Như là motor, van điện từ…Cuộn này còn làm giảm hoặc ngăn chặn các xung nhiễu được phát ra từ thiết bị đó.
- Đi ót chỉnh lưu: Hiểu đơn giản cho các loại Diot trong mạch điện là dùng để thay đổi chiều dòng điện. Nghĩa là dùng để thay đổi dòng điện xoay chiều Ac thành dòng điện một chiều DC.
- Cầu chì: Đây là bộ phận dùng để mạch khi bị ngắn mạch.
- Tụ lọc nguồn thứ cấp: Dùng để tích trữ năng lượng điện từ cuộn thứ cấp của biến áp xung để cấp cho tải tiêu thụ. Có phải rằng, cuộn sơ cấp của biến áp được đóng ngắt liên tục. Nguyên do đến từ con Mofset thì lúc này sẽ xuất hiện từ trường biến thiên. Nên dẫn đến cuộc thứ cấp của biến áp cũng xuất hiện một điện áp. Nguồn điện áp này sẽ đi qua Đi ốt chỉnh lưu rồi nạp vào tụ điện thứ cấp để san phẳng điện áp.
- Sò công suất Mofset: Nguyên lý hoạt động cơ bản của sò công suất này là dùng để đóng nhanh với các dòng điện và điện áp lớn. Trong nguồn tổ ong nó sẽ dùng đóng ngắt chân (+) của tụ lọc sơ cấp vào cuộn dây thứ cấp của biến áp xung. Sau đó sẽ nối Mass.
- Biến áp xung: Có cấu tạo cơ bản gồm các cuộn dây quấn trên một lõi từ giống như biến áp thông thường.Tuy nhiên loại lõi này thường là lõi Ferit còn những lõi biến áp khác là loại thép thông thường.
- IC TL431 và IC Quang: Đây là các con IC dùng để khống chế điện áp ra của bên thứ cấp ổn định theo mong muốn. Đơn giản, nhiệm vụ các con IC này dùng để khống chế dao động đóng ngắt cắt điện vào cuộc sơ cấp của biến áp xung.
Ưu nhược điểm nguồn tổ ong 24V
Về ưu điểm
Dễ sử dụng và dễ dàng đấu nối dây.
Luôn có sẵn trên thị trường.
Giá thành rẻ và đa dạng ngõ ra như là 24V-5A, 24V-10A, 24V-30A…
Về nhược điểm
Nguồn điện ngõ ra cung cấp không được ổn định theo thời gian.
Vì vỏ của nguồn tổ ong thường làm bằng thép. Hiện trạng rò rỉ điện thường hay sảy ra bắt nguồn từ bộ này.
Dễ bị bám đầy bụi bẩn, gây tiêu hao nhiều điện năng hơn.
Bộ chuyển đổi nguồn 220V sang 24V SENECA
Bộ chuyển đổi nguồn 220V sang 24V của hãng SENECA là bộ nguồn có chức năng tương tự như giống với nguồn tổ ong. Về cơ bản, đây cũng là bộ nguồn dùng để chuyển đổi nguồn điện 220V AC/DC sang nguồn điện 24 VDC.
Bộ đổi nguồn 24V này cũng dùng cho các nguồn 1 pha được dùng trong tủ điện. Ngoài ra, nó đồng thời được thiết kế dùng trực tiếp trên các DIN Rail trong tủ điện. Như vậy nó sẽ tăng tính tẩm mỹ và dễ dàng đi dây điện trong máng điện.
Cũng giống như nguồn tổ ong 220V-24V, bộ chuyển đổi nguồn 220V của SENECA đề được thiết kế để tải nhiệt ra bên ngoài. Các bạn cũng hiểu rằng, khi dùng để chuyển đổi điện năng lớn. Nó sẽ dễ dàng sản sinh thêm nhiệt năng làm cản trở và hư hỏng linh kiện có trong mạch.
Ngoài ra, đối với nguồn tổ ong được thiết kế nhiều lỗ tròn ở thành vỏ để dễ tải nhiệt. Do đó, nó sẽ dễ dàng bị bụi bẩn bám vào trong mạch điện. Nhưng đối với bộ nguồn chuyển đổi của SENECA thì được cải thiện. Tức là, bụi bẩn sẽ không thể bám vào mạch điện được thiết kế bằng linh kiện nano.
Xét về sự rò rỉ điện năng, chống quá tải điện áp hoặc bảo vệ các thiết bị điện khác. Về cơ bản bộ nguồn tổ ong có có thể chuyển đổi điện năng nên dẫn đến độ an toàn trong công nghiệp không được đảm bảo.
Ngược lại với điều trên, sự rò rỉ điện đối với bộ nguồn sẽ rất khỏ xảy ra do lớp vỏ được làm bằng nhựa cách điện và nhiệt. Thêm vào đó, nó được chuyển đổi thêm phần chống quá tải và cách ly điện áp lên đến 3000V.
Con số này nó nói lên rằng, khi hễ sảy ra hiện tượng tăng vọt điện thế. Nguyên do có thể: sấm sét, nguồn điện từ trạm biến áp… đột nhiên tăng vọt. Thì sự cách ly điện áp 3000V này sẽ nhằm bảo vệ các thiết bị điện có nguồn 24V.
Nếu như những khu vực hay xảy ra những hiện trạng thế này. Mà sử dụng nguồn tổ ong thay thế, sẽ có thể làm cháy nguyên một dây truyền thiết bị đi kèm theo.
Thông số bộ nguồn điện 24V công nghiệp
Một bộ nguồn điện chuyển đổi 220V sang 24V của SENECA gồm có những thông số như sau. Các bạn đọc tham khảo thêm để hiểu rõ hơn nhé.
Nguồn điện vào: 110-230 Vac hoặc 110-315 Vdc có dòng 0,7A
Nguồn điện ngõ ra: 24V-(1,5A… 5A)
Hệ số cos phi: 0,7
Số cổng nguồn điện ngõ ra: 3 cổng
Điện năng tiêu thụ (không tải): <1,4W
Điện năng tiêu thụ (Full tải): <6,6W
Tiêu chuẩn an toàn về điện: II/2
Nhiệt độ hoạt động trong tủ: -20 độ đến 70 độ C
Gắn trực tiếp trên DIN RAIL
Đèn báo hiển thị trạng thái: Cam và Xanh
Ưu nhược điểm bộ chuyển đổi nguồn
Về ưu điểm bộ nguồn
Dùng để chuyển đổi nguồn 220V AC và DC trong nguồn 1 pha
Có 3 cổng ngõ ra điện năng. Do đó dễ dàng cung cấp nguồn điện cho nhiều thiết bị cùng lúc.
Vừa dùng để chống rò rỉ và cách ly điện năng giữa 2 ngõ IN và OUT.
Về nhược điểm bộ nguồn
Giá thành cao hơn bộ nguồn tổ ong.
Chưa có thương hiệu trên thị trường, nên ít được kỹ sư biết đến.
Mua bộ chuyển đổi nguồn 220V sang 24V ở đâu?
Bộ chuyển đổi nguồn 220V sang 24V của hãng SENECA được công ty Hung Phat chúng mình trở thành nhà phân phối độc quyền. Hãng SENECA là một trong những hãng về thiết bị điện tử có thương hiệu trong các lĩnh vực điện tử, hệ thống IOT và cùng với một số hệ thống giám sát.
SENECA chuyên cung cấp các bộ chuyển đổi tín hiệu như là các tín hiệu analog, tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ hoặc áp suất. Ngoài ra, còn có thêm các bộ được tích hợp của hệ thống ModBus TCP/IP hoặc ModBus RTU… Để có thể biết thêm về bộ nguồn trên cùng với một số giải pháp liên quan đến việc tư vấn bộ chuyển đổi…thì các bạn liên hệ thông tin bên dưới để được mình tư vấn giải pháp kỹ thuật cho nhé.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của mình. Chúc các bạn một ngày tốt lành.
Consulting Solutions Engineer
Nguyễn Thành Đạt
Bài viết liên quan
Cờ lê là một dụng cụ cầm tay không thể thiếu trong lĩnh vực cơ khí và kỹ thuật, hỗ trợ anh em kỹ thuật hoàn thành công việc nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. Dưới đây là danh sách những cờ lê đa năng đáng sở hữu nhất, giúp anh em tìm được […]
Các loại cảm biến áp suất là những thiết bị dùng để đo áp suất của chất lỏng hoặc khí. Nó chuyển đổi áp suất vật lý thành tín hiệu điện; giúp dễ dàng theo dõi và kiểm soát áp suất trong các hệ thống công nghiệp; ô tô; và nhiều ứng dụng khác. CẢM […]
Loadcell là gì? Loadcell cung cấp kết quả đo trọng lượng và lực với độ chính xác cao; giúp các doanh nghiệp đảm bảo được quá trình sản xuất đạt chuẩn; giảm thiểu sai sót và lãng phí. Trong các hệ thống cân điện tử; Loadcell đóng vai trò cốt lõi giúp đo chính xác […]