Bộ hiển thị đa năng, là dạng thiết bị dùng để hiển thị các dạng tín hiệu lên trên màn hình Digits. Là một thiết bị giúp các kỹ sư, nhân viên kỹ thuật biết rõ và xác định các tín hiệu đã và đang hoạt động đúng với nhiệm vụ của nó chưa? Không những vậy, bộ hiển thị này còn hay được dùng để hiển thị đo mức nước, hóa chất, dầu khí… Và nó thường được lắp đặt ngay tại trạm hay tủ điện.
Ngoài ra, nó không những dùng để mỗi hiển thị mà còn dùng để điều khiển Relay. Nghĩa là, bộ hiển thị này còn kèm thêm chức năng kích hoạt ON/OFF các thiết bị hoạt động khác bằng relay. Nhưng mà chỉ khi bạn phải cài chức năng Alarm cho nó nhé!
Bộ hiển thị đa năng
Với tên gọi hiển thị đa năng, tức không có nghĩa là nó sẽ hiển thị nhiều tín hiệu cùng một lúc. Mà nó có thể đọc nhiều loại tín hiệu ngõ vào nhưng chỉ hiển thị trên rõ một dạng một tín hiệu trên màn hình Digits.
Dùng bộ hiển thị để làm gì?
Những dạng tín hiệu từ các thiết bị cảm biến như cảm biến áp suất, cảm biến đo nhiệt độ RTD… thì mọi dữ liệu từ các thiết bị này thì các bạn sẽ có thể dễ dàng đọc tín hiệu ấy thông qua các trạm thu thập dữ liệu, trạm điều khiển… Những nơi này nó giống như bộ não của nhà máy vì mọi thông tin dữ liệu đều truyền về nơi đấy.
Để làm được điều đấy các bạn phải có nguyên một hệ thống hay một hệ sinh thái riêng biệt nào đấy giúp cho trạm thu thập tín hiệu có thể đọc tín hiệu được. Điển hình như là “Hệ sinh thái ModBus” – là dạng hệ sinh thái cho phép các bạn dùng máy tính truy cập bằng Wifi hay Ethernet để thu thập dữ liệu.
Vậy thì chúng ta cũng đâu cần dùng tới bộ hiển thị đâu nhỉ?
Nếu những bạn nào đã từng làm giám sát viên, hoặc người hay đi kiểm tra tình trạng thiết bị. Thì lúc này, họ không thể ngồi trên “phòng máy lạnh” để kiểm tra thông tin được. Thế nên, họ sẽ xuống từng nơi để kiểm tra các thiết bị.
Bấy giờ, có phải rằng nhờ những bộ hiển thị này sẽ giúp bạn đọc được tín hiệu từ các thiết bị đo lường không? Điểm tiếp theo, mỗi bộ phận trong nhà máy, ắt hẳn sẽ có những nhân viên vận hành. Bộ hiển thị này sẽ giúp cho những nhân viên này biết là thiết bị có đang hoạt động đúng không hay là thiết bị đã bị hư hỏng cho nào đấy.
Bộ hiển thị này có đặc điểm gì?
Ngoài sự hiển thị lên đến 4 con số Digits này, thì bộ hiển thị này còn dùng để kích hoạt ON/OFF cho các động cơ có sức tải lên đến 2000W. Tức là, bộ hiển thị này sẽ dùng các tín hiệu nhận vào, dựa vào các tín hiệu đấy chúng ta sẽ cài đặt Alarm cho bộ hiển thị.
Ví dụ đơn giản sẽ như thế này: Có một cảm biến áp suất 0-1bar 4-20mA đã được kết nối vào bộ hiển thị S311A dùng để hiển thị đo mức của bình chứa cao 10m. Khi áp suất ở 0 bar tương ứng với 4mA, còn 1 bar tương ứng với 20mA.
Nhưng khi bạn cài đặt sự hiển thị, thì 4mA sẽ tương ứng với 0 (m), còn 20mA tương ứng với 10 (m). Như thế nếu áp suất này thay đổi thì dẫn đến tín hiệu hiển thị thay đổi. Mặt khác, có một động cơ bơm nước dùng để bơm nước vô bồn. Nhưng đồng thời, ngõ ra Relay được kết nối với máy bơm.
Khi chúng ta cài đặt Alarm, như là khi bơm đến mức 8m thì kích bơm OFF còn dưới mức 8m thì kích bơm ON chẳng hạn. Thì đây sẽ được hiển rằng bạn đang cài đặt bộ hiển thị để nó điều khiển động cơ bơm nước.
Ứng dụng bộ hiển thị đa năng
Thật khó để hiểu một bộ hiển thị đa năng này hoạt động như thế nào. Thế nên ở chuyên mục này thì tôi sẽ đưa ra các ví dụ từ để cho các bạn hình dung nó có thể làm được gì nhé!
Hiển thị dòng điện
Tín hiệu dòng điện ở đây là kiểu dạng tín hiệu gì?
Thực ra, đấy là các dạng tín hiệu điện tiêu chuẩn trong công nghiệp, và đồng thời nhiều sản phẩm công nghiệp ở trên toàn thế giới. Có rất nhiều thiết bị ở các hãng đều theo những dạng tín hiệu điện tiêu chuẩn này mà thiết kế.
Đó là những dạng tín hiệu như sau:
- 0-20 mA / 4-20mA
- 0-5 V, 1-5V
- 0-10V, 2-10V
- …
Bộ hiển thị dòng điện sẽ cho bạn biết hiện trạng tín hiệu đang đo ở mức tín hiệu bao nhiêu mA hoặc Volts. Đây cũng là một hình thức để kiểm tra thiết bị, nếu như màn đang hiển thị ERROR hay giá trị 3,9mA. Tức nó đang báo hiệu rằng thiết bị đo lường bị hư hoặc nối sai dây.
Hiển thị áp suất
Sự hiển thị áp suất này không phải là hiển thị dựa vô đơn vị bar, Pa, mmHg… Đấy chỉ là những đơn vị đo trong việc đo áp suất của một môi trường. Nhưng thực tế, mọi cảm biến áp suất này đều được chuyển sang các loại tín hiệu dòng điện tiêu chuẩn như phần “hiển thị dòng điện” mà tôi đã viết.
Thông thường, việc hiển thị áp suất này chỉ hay sử dụng cho các loại các loại cảm biến áp suất mà ngõ ra của chúng thường là 4-20mA. Việc hiển thị thông qua các đo áp suất này, là chủ yếu dùng để thị chiều cao của một bình chứa hay bể chứa. Từ đấy sẽ dễ dàng điều khiển các động cơ bơm khác hiệu quả hơn.
Hiển thị nhiệt độ
Hẳn các bạn sẽ biết hai loại cảm biến nhiệt độ đang được dùng ở thị trường Việt Nam chúng ta ngày nay. Đó là cảm biến nhiệt độ RTD và cảm biến can nhiệt K, S, R…
Tôi không biết rõ đối với những dạng bộ hiển thị nhiệt độ ở thị trường Việt Nam như thế nào? Nhưng, đúng với tên “Bộ hiển thị đa năng” này nó vẫn kết nối thẳng trực tiếp từ các con cảm biến RTD hay can nhiệt trên mà không cần thông qua thiết bị trung gian.
Hiển thị biến trở
“Biến trở” là dạng linh kiện điện tử, cái mà giá trị điện trở có thể thay đổi được khi mà chúng ta có thể tự do điều chỉnh. Tuy nhiên, khi hiển thị những giá trị của biến trở thì thường hay dùng để hiển thị theo %.
Lưu ý khi mua bộ hiển thị
Dưới đây là một vài lưu ý khi mua một bộ hiển thị để đáp ứng phù hơp với nhu cầu của mọi người nhé!
Thông số kỹ thuật
Nguồn điện: 85-265 Vac, 50-60Hz, tối đa 3W
Thời gian phản hồi: 700ms
Điều kiện môi trường: -10…60˚C, độ ẩm nhỏ nhất 30%
Cách ly điện áp lên đến 1500 V
Cấp bảo vệ: IP65
Sự kết nối: Terminals
Hiển thị tối 4 con số Digits.
Trạng thái Input
Điện áp: 0…10V, trở kháng 100kΩ
Dòng điện: 0…20mA, trở kháng 20Ω
Cảm biến nhiệt độ RTD: 2, 3, 4 dây.
- Phạm vi nhiệt độ: -150…650˚C.
- Điện trở: 20…350 Ω
Cảm biến can nhiệt: J, K, R, S, T, B, E, N
- Loại J: -210…1200 ˚C
- Loại K: -200…1372 ˚C
- Loại E: -200…1000 ˚C
- Loại N: -200…1300 ˚C
- Loại S: -50…1768 ˚C
- Loại R: -50…1768 ˚C
- Loại B: 250…1820 ˚C
- Loại T: -200…400 ˚C
Biến trở: giá trị từ 1k Ω từ 100kΩ (luôn luôn phải mắc song song với giá trị 330 Ω)
Tín hiệu Digital: Vmax 30V, Vmin: 10Vs
Trạng thái Output
Tín hiệu Analog
- Dòng điện từ: 0…20mA, trở tải tối đa: 500 Ω
- Điện áp:0…10V, trở tải nhỏ nhất: 1k Ω
- Độ phân giải: 2µA/1mV
Tín hiệu Digital: Open collector, Imax: 50mA, Vmax: 30V
Relay: Capacity: 8A/250Vac
Ưu và nhược điểm
Mỗi thiết bị luôn có những ưu điểm và nhược điểm của riêng nó, sau đây thì tôi sẽ lượt ra một vài điểm chính cho bộ hiển thị đa năng có điề khiển.
Ưu điểm bộ hiển thị
Dùng để hiển thị được nhiều thiết bị khác nhau
Dùng để điều khiển đông cơ thông qua chế độ Alarm
Tự chống nhiễu tín hiệu
Nhược điểm bộ hiển thị
Việc cài đặt cho nó khá là phức tạp. Cần người có kinh nghiệm mới có thể cài đặt được.
Giá thành không hề rẻ so với những bộ vừa hiển thị vừa điều khiển cùng loại.
Ngoài ra, còn có một số bài viết mà bạn có thể tham khảo qua:
Bộ hiển thị và điều khiển PID ATR121
Thông tin kỹ thuậ về đồng hồ hiển thị đa nang SENECA
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của tôi. Chúc các bạn một ngày tốt lành!
SALES ENGINEER: Nguyễn Thành Đạt
SĐT: 0342962936
Bài viết liên quan
Bạn đã hiểu rõ tầm quan trọng của các bộ hiển thị chưa? Bộ hiển thị tín hiệu 4-20mA và 0-10V đóng vai trò then chốt trong ngành công nghiệp hiện nay; nhờ khả năng giám sát và điều khiển chính xác các quy trình sản xuất. Chúng không chỉ giúp hệ thống vận hành […]
Cảm biến dòng DC đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các hệ thống công nghiệp của chúng ta, đặc biệt là những nơi sử dụng nhiều thiết bị điện với công suất lớn. Nhờ có “mắt thần” này, các hệ thống có thể vận hành trơn tru, an toàn và hiệu quả, góp […]
Bạn đang tìm kiếm giải pháp đo lường dòng điện linh hoạt, chính xác và an toàn cho hệ thống điện của mình? Biến dòng Rogowski Coil RC150 chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn! ROGOWSKI COIL LÀ GÌ Rogowski coil là một loại cảm biến đo dòng điện xoay chiều. Nó hoạt […]