Cách Chuyển Đổi Độ F Sang Độ C

Cách chuyển đổi độ F sang độ C , cách chuyển đổi độ C sang độ F , công thức chuyển đổi độ C sang độ F, công thức chuyển đổi độ F sang độ C , cách chuyển đổi độ C sang độ F nhanh , bảng tra độ C độ F , bảng tra độ C sang độ F , bảng tra độ F sang độ C .

cách chuyển đổi độ F sang độ C

Nhiệt độ F tương ứng với nhiệt độ C

Nguồn gốc của độ C và độ F

Fahrenheit phát triển thang nhiệt độ của ông sau khi viếng thăm nhà thiên văn học người Đan Mạch Ole Rømer ở Copenhagen. Rømer đã tạo ra chiếc nhiệt kế đầu tiên mà trong đó ông sử dụng hai điểm chuẩn để phân định. Trong thang Rømer thì điểm đóng băng của nước là 7,5 độ, điểm sôi là 60 độ, và thân nhiệt trung bình của con người theo đó sẽ là 22,5 độ theo phép đo của Rømer.

Fahrenheit chọn điểm số không trên thang nhiệt độ của ông là nhiệt độ thấp nhất của mùa đông năm 1708/1709, một mùa đông khắc nghiệt, ở thành phố Gdansk (Danzig) quê hương ông. Bằng một hỗn hợp „nước đá, nước và Amoni clorid (NH4Cl)” (còn gọi là hỗn hợp lạnh) sau đó ông có thể tạo lại điểm số không cũng như là điểm chuẩn thứ nhất (−17,8 °C) này. Fahrenheit muốn bằng cách đó tránh được nhiệt độ âm, như thường gặp ở thang nhiệt độ Rømer-Skala trong hoàn cảnh đời sống bình thường.

Năm 1714, ông xác định điểm chuẩn thứ hai là nhiệt độ đóng băng của nước tinh khiết (ở 32 °F) và điểm chuẩn thứ ba là “thân nhiệt của một người khỏe mạnh” (ở 96 °F).

Theo các tiêu chuẩn hiện nay thì các điểm chuẩn trên và dưới khó có thể tạo lại một cách thực sự chính xác được. Vì thế mà thang nhiệt độ này về sau đã được xác định lại theo hai điểm chuẩn mới là nhiệt độ đóng băng và nhiệt độ sôi của nước, tức là 32 °F và 212 °F. Theo đó, thân nhiệt bình thường của con người sẽ là 98,6 °F (37 °C), chứ không phải là 96 °F (35,6 °C) như Fahrenheit đã xác định nữa.

Thang nhiệt độ Fahrenheit đã được sử dụng khá lâu ở Châu Âu, cho tới khi bị thay thế bởi thang nhiệt độ Celsius. Thang nhiệt độ Fahrenheit ngày nay vẫn được sử dụng rộng rãi ở Mỹ và một số quốc gia nói tiếng Anh khác.

đồng hồ đo độ F độ C

Đồng hồ đo nhiệt độ F | Đo nhiệt độ C

Độ Celsius (°C hay độ C) là đơn vị đo nhiệt độ được đặt tên theo nhà thiên văn học người Thụy Điển Anders Celsius (1701–1744). Ông là người đầu tiên đề ra hệ thống đo nhiệt độ căn cứ theo trạng thái của nước với 100 độ C (212 độ Fahrenheit) là nước sôi và 0 độ C (32 độ Fahrenheit) là nước đá đông ở khí áp tiêu biểu (standard atmosphere) vào năm 1742. Hai năm sau nhà khoa học Carolus Linnaeus đảo ngược hệ thống đó và lấy 0 độ là nước đá đông và một trăm độ là nước sôi.[1] Hệ thống này được gọi là hệ thống centigrade tức bách phân và danh từ này được dùng phổ biến cho đến nay mặc dù kể từ năm 1948, hệ thống nhiệt độ này đã chính thức vinh danh nhà khoa học Celsius bằng cách đặt theo tên của ông.[2] Một lý do nữa Celsius được dùng thay vì centigrade là vì thuật ngữ “bách phân” cũng được sử dụng ở lục địa châu Âu để đo một góc phẳng bằng phần vạn của góc vuông. Ở Việt Nam, độ C được sử dụng phổ biến nhất.

Công thức cách chuyển đổi độ F sang độ C và ngược lại

công thức cách chuyển đổi độ F sang Độ C và ngược lại

Công thức cách chuyển đổi độ F sang độ C và ngược lại

Theo công thức trên thì 0 độ C sẽ bằng 32 độ F nhưng không phải quy đổi tương đương theo tỉ lệ . Cách tính độ C ra độ F :

VD : chúng ta muốn biết 20 độ C bằng bao nhiêu độ F

F = 9/5 x C + 32 = 1.8 x C + 32

F = 9/5 x 20 + 32 = 68 độ F  , chúng ta có thể ngầm hiểu 9/5 = 1.8 thì sẽ nhanh hơn .

Vì các con số này lẻ nên rất khó nhớ chính vì thế mọi người có thể dùng cách tính với độ chính xác tương đối :

F = C x 2 + 30  , F = 20 x 2 + 30 = 70 độ F

Với cách tính này sai số 2 độ C giúp chúng ta dể nhớ hơn trong các trường hợp cần tính nhẩm nhanh mà không cần một độ chính xác tuyệt đối .

 

Nếu muốn tính bao nhiêu độ F ra độ C thì chúng ta dùng công thức :

C = 5/9  x  ( F – 32 ) =  ( F – 32 ) / 1.8

Vd : tại 100 độ F thì bằng bao nhiêu độ C

C =  ( 100-32 ) / 1.8  = 37.8  độ C

 

Với công thức trên chúng ta dể dàng chuyển đổi nhiệt độ F sang độ C và chuyển đổi độ C sang độ F . Trong thực tế chúng ta thường sử dụng nhiệt độ từ 0-100 oC chính vì thế để tránh mất thời gian chúng ta nên dùng bảng tra độ F sang độ C .

bảng tra độ F sang độ C

Bảng tra độ F sang độ C chuẩn

Với bảng tra độ F sang độ C chúng ta chỉ cần nhìn vào dòng nhiệt độ F đang cần quy đổi với độ C và tương tự nếu chúng ta cần quy đổi nhiệt độ C sang độ F thì cũng chỉ cần nhìn vào hai cột độ C và độ F tương ứng .

 

Trong công nghiệp, ngoài việc hiển thị nhiệt độ tại chổ còn phải truyền tín hiệu nhiệt độ về trung tâm điều khiển cần phải có một bộ chuyển đổi nhiệt độ  .

Tôi mong rằng bài viết chia sẻ cong thuc cach tinh chuyen doi do F sang do C sẽ giúp được mọi người biết được chính xác cách chuyển đổi độ F sang độ C một cách chính xác nhất .

Các bài viết liên quan khác :

– Bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ Pt100

– Bộ chuyển đổi nhiệt độ 2 kênh

– Bộ chuyển đổi nhiệt độ Modbus



Bài viết liên quan

Sensor là gì? Tìm hiểu các loại sensor công nghiệp

Sensor là gì? | #5 loại sensor phổ biến trong công nghiệp

Tóm Tắt Nội Dung1 Sensor là gì?1.1 Vai trò cảm biến trong hệ thống dây truyền sản xuất?2 Temperature sensor là gì?2.1 Các loại cảm biến nhiệt độ2.2 Ứng dụng cảm biến nhiệt độ3 Pressure sensor là gì?3.1 Các loại cảm biến áp suất3.2 Ứng dụng cảm biến áp suất4 Hall sensor là gì?4.1 Các […]

Các loại cảm biến nhiệt độ công nghiệp

Phân biệt các loại cảm biến nhiệt độ | Ưu và nhược điểm của từng loại là gì?

Tóm Tắt Nội Dung1 Cảm biến cặp điện nhiệt1.1 Cấu tạo của cặp điện nhiệt1.2 Cảm biến nhiệt độ Thermocouples1.3 Ưu và nhược điểm cảm biến cặp điện nhiệt2 Cảm biến nhiệt điện trở2.1 Cấu tạo nhiệt điện trở2.2 Cảm biến nhiệt RTD2.3 Ưu và nhược điểm cảm biến nhiệt điện trở3 Cảm biến Thermistor3.1 […]

Ứng dụng cảm biến nhiệt độ RTD PT100

Cảm biến nhiệt độ RTD PT100 | Tìm hiểu ứng dụng – Mua cảm biến ở đâu?

Tóm Tắt Nội Dung1 Cảm biến nhiệt độ RTD PT100 1.1 Phân loại cảm biến RTD1.2 Cấu tạo cảm biến nhiệt độ Pt1001.3 Nguyên lý hoạt động cảm biến RTD2 Cách chọn đầu dò cảm biến nhiệt độ RTD PT1002.1 Giải đo sensor nhiệt độ PT1002.2 Độ sai số cảm biến PT1002.3 Kích thước và chiều […]