Cách đọc điện trở.

Hướng dẫn cách đọc điện trở cho người mới bắt đầu.

Điện trở là một loại linh kiện điện tử phổ biến và đa dạng. Nó được sử dụng rất nhiều trong các mạch điện điện tử. Vậy bạn có thắc mắc rằng những vòng màu sặc sỡ hay những con số nho nhỏ được phủ lên điện trở là có ý nghĩa gì không. Vâng, đấy là giá trị điện trở của nó đấy. Hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách đọc điện trở nào!!!.

Đọc vạch màu điện trở.

Có thể bạn đã từng bắt gặp đâu đó trong các mạch điện điện tử, những con linh kiện điện tử có những vòng màu liên tiếp nhau. Nó chính xác là điện trở, có tên gọi chuyên dụng hơn là điện trở than.

Bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về điện trở tại đây: Điện trở là gì?

Sẽ có sự khác biệt về màu sắc, số lượng vòng màu. Nó sẽ là chìa khoá ta mở ra giá trị điện trở của mỗi con. Thú vị còn ở đằng sau, cùng theo dõi tiếp nào!.

Cách đọc điện trở 4 vòng màu.

Không chỉ màu sắc của các dải quan trọng mà còn cả thứ tự xuất hiện của các màu. Làm thế nào để chúng ta biết ý nghĩa của mỗi màu?. Bước đầu tiên là định hướng điện trở của chúng ta theo đúng hướng. Ở một bên của điện trở, sẽ có một vòng màu nằm tách biệt với các vòng màu còn lại. Vòng màu này nên được đặt ở phía bên phải của điện trở.

Xác định hướng nhìn của điện trở.
Xác định hướng nhìn của điện trở.

Bây giờ chúng ta đã định hướng chính xác chiều của điện trở, chúng ta có thể xác định các dải màu trên thân điện trở. Tiếp theo, chúng ta có thể chú thích các màu sắc của điện trở ra theo thứ tự.

Xác định thứ tự màu sắc trên điện trở.
Xác định thứ tự màu sắc trên điện trở.

Đây là bảng màu tiêu chuẩn cách đọc điện trở mà tất cả các điện trở tuân theo. Bạn có thể tìm chúng một các dễ dàng trên mạng. Chúng ta có thể sắp xếp tương ứng nó như hình dưới.

Bảng màu tra cách đọc điện trở 4 vòng.
Bảng màu tra cách đọc điện trở 4 vòng.

Bây giờ hãy cùng chúng tôi giải mã giá trị điện trở này nha, hãy cũng xem cách thức chúng tôi thực hiện nó.

Vòng màu đầu tiên đại diện cho chữ số đầu tiên của giá trị điện trở. Ví dụ như điện trở trong hình của chúng tôi, vòng màu đầu tiên là màu đỏ. Nó tương ứng với số “2” trên dải màu đầu tiên của bảng màu.

Đối chiếu vòng màu thứ nhất.
Đối chiếu vòng màu thứ nhất.

Vòng màu thứ hai đại diện cho chữ số thứ hai của giá trị điện trở. Trên điện trở này, vòng màu thứ hai là màu đỏ. Ứng với dải màu của bảng màu là số “2”.

Đối chiếu vòng màu thứ hai.
Đối chiếu vòng màu thứ hai.

Hai vòng màu đầu tiên gộp lại chúng ta được số “22”. Hai vạch đầu tiên sẽ luôn biểu thị cho một con số từ 01 đến 99. Chữ thứ ba sẽ hơi khác một tí, cùng theo dõi tiếp nào!

Thay vì đại diện cho một số, vòng màu thứ đại diện cho hệ số nhân. Chúng ta có thể thấy điều này ở dải màu thứ 3 của bảng màu. Đối với điện trở này, dải màu nâu, biểu thị cho hệ số nhân là 10.

Đối chiếu vòng màu thứ tư.
Đối chiếu vòng màu thứ ba.

Bây giờ chúng ta có thể tính được giá trị của điện trở một cách đơn giản như sau: đem hai chữ số đầu tiên nhân với số nhân bằng điện trở (tính bằng Ω). Điều này có nghĩa điện trở đỏ, đỏ, nâu của chúng ta có giá trị 220Ω.

Tuy nhiên trên thực tế, không có một điện trở nào có giá trị chính xác tuyệt đối cả. Vòng màu thứ tư sẽ nói cho chúng ta biết về điểu đó. Vòng màu thứ 4 đại diện cho dung sai của điện trở. Với màu nhũ vàng trên điện trở tương ứng với độ chính xác cộng và trừ 5%. Vì vậy, có nghĩa là điện trở của chúng ta thực tế có thể là 231Ω (220*1,05) hoặc thấp hơn là 209Ω (220*0.95).

Đối chiếu vòng màu thứ tư.
Đối chiếu vòng màu thứ tư.

Vừa rồi là toàn bộ các bước cách đọc điện trở của đi trở 4 vòng màu. Vẫn còn một loại điện trở cũng được sử dụng rất nhiều. Nó ra đời đem tới sự chính xác hơn về giá trị điện trở.

Cách đọc điện trở 5 vòng màu.

Điện trở 5 vòng màu sinh ra nhằm để xoá bỏ hạn chế về độ chính xác của điện trở 4 vòng màu. Hơn nữa, giá trị của nó lắp đầy các khoảng trống mà các giá trị mà điện trở 4 vòng màu có. Ví dụ cụ thể, điện trở 4 vòng màu sẽ có các giá trị 340, 350, 360 Ω. Tuy nhiên, đối với điện trở 5 vòng màu, chúng ta có 331,332,333,…,339 Ω. Với những ứng dụng cần sự chính xác cao, thì điện trở 5 vòng màu thật sự hữu ích.

Một điều thật thú vị là các bước đọc điện trở của 4 vòng màu 5 vòng màu tương đối giống nhau. Điều khác biệt duy nhất ở đây là điện trở 5 vòng màu có thêm vòng màu thứ 3 làm đại diện cho số thứ 3 của giá trị điện trở. Cùng nhau đi phân tích ví dụ này, bạn sẽ hiểu ngay cách đọc điện trở 5 vòng.

Bảng màu tra cách đọc điện trở 5 vòng
Bảng màu tra cách đọc điện trở 5 vòng

Cũng như điện trở 4 vòng màu, ở điện trở 5 vòng màu, vòng màu cam đại diện cho số thứ nhất của giá trị điện trở là số “3”. Vòng màu vàng đại diện cho số thứ hai của giá trị điện trở là số “4”. Tiếp đó là vòng màu trắng đại diện cho số thứ 3 của giá trị điện trở là số “9”. Tiếp đến là hệ số nhân là “1” ứng với màu đen. Cuối cùng là màu nâu đại diện cho dung sai điện trở là cộng và trừ 1%.

Chúng ta có kết quả giá trị điện trở trên là 349*1 bằng 349Ω . Đồng thời dung sai trên của điện trở là 353.49 Ω (349*1.01) và dung sai dưới là 345.51Ω  (349*0.99).

Cách đọc điện trở dán.

Với sự phát triển của công nghệ nói chung và công nghệ sản xuất điện trở nói riêng. Kích thước điện trở ngày càng được thu nhỏ lại. Điện trở dán ra đời. Nó sẽ phù hợp hơn với các mạch điện tử nhỏ gọn. Điều này dẫn đến một cách biểu thị giá trị điện trở mới.

Cách đọc điện trở dán SMD.

Mã 3 chữ số:

Ở điện trở dán SMD tiêu chuẩn được biểu thị bằng 3 chữ số. Điều này có vẻ đơn giản hơn các điện trở có vòng màu là chúng ta không cần phải tra giá trị số theo màu. Điện trở dán SMD 3 chứ số được hiểu như sau:

Điện trở dán SMD 3 số.
Điện trở dán SMD 3 số.
  • Số thứ nhất đại diện cho chữ số thứ nhất của giá trị điện trở, ở đây là số “1”.
  • Số thứ hai đại diện cho chứ số thứ 2 của giá trí điện trở, ở đây là số “0”.
  • Số thứ 3 đại diện cho số mũ của 10, ở đây là số “4”

Chúng ta có kết quả giá trị của điện trở hình bên là 10*10^4 bằng 100,000Ω (100kΩ ).

Mã 4 chứ số:

Điện trở dán SMD 4 chữ số cũng được hiểu tượng tự như 3 chữ số.

Điện trở dán SMD 4 số.
Điện trở dán SMD 4 số.
  • Số thứ nhất đại diện cho chữ số thứ nhất của giá trị điện trở, ở đây là số “2”.
  • Số thứ hai đại diện cho chữ số thứ hai của giá trí điện trở, ở đây là số “5”.
  • Số thứ ba đại điện cho chữ số thứ ba của giá trị điện trở, ở đây là số “1”
  • Số thứ tư đại diện cho số mũ của 10, ở đây là số “2”

Chúng ta có kết quả giá trị của điện trở hình bên là 251*10^2 bằng 25100Ω (25,1kΩ).

Chú ý:

  1. Chúng ta có thể thấy, kí tự “R” xuất hiện bên trên các điện trở dán. Điều này được hiểu “R” như một dấu “.” phân cách số thực và số thập phân.
Điện trở dán SMD có kí tự "R"..
Điện trở dán SMD có kí tự “R”..

Ví dụ như:

  • 3R3=3.3 (Ω)
  • 15R0=15.0 (Ω)
  1. Khi ta thấy trên điện trở dán có kí hiệu M, đó là biểu thị cho giá trị mΩ.
Điện trở dán SMD có kí tự "M".
Điện trở dán SMD có kí tự “M”.

Ví dụ như:

  • 1M50=1.50 (mΩ)
  • 2M2=2,2 (mΩ)
  1. Kí hiệu biểu thi giá trị điện trở có thể đánh dấu bằng gạch chân bên dưới. Gạch chân này được sử dụng để thay thế cho “R” do không gian có giới hạn.
Điện trở dán SMD có gạch chân.
Điện trở dán SMD có gạch chân.

Ví dụ như:

  • 101=0.101 (Ω).
  • 047=0.047 (Ω).

Bảng tra điện trở dán.

Gần đây, một hệ thống mã hóa mới (EIA-96) đã xuất hiện trên điện trở SMD 1%. Nó bao gồm một mã gồm ba ký tự: 2 số đầu tiên sẽ cho chúng ta biết giá trị điện trở (xem bảng tra cứu bên dưới) và ký tự thứ ba (một chữ cái) sẽ cho biết số nhân.

 Hệ thống mã hóa mới (EIA-96).
Hệ thống mã hóa mới (EIA-96).

Ví dụ về mã EIA-96:

01Y = 100 x 0,01 = 1 (Ω).                01A = 100 x 1 = 100 (Ω).

68X = 499 x 0,1 = 49,9 (Ω).            29B = 196 x 10 = 1,96 (kΩ).

76X = 604 x 0,1 = 60,4 (Ω).            01C = 100 x 100 = 10 (kΩ).

Bài tập đọc giá trị điện trở.

Theo dõi lí thuyết từ nãy đến giờ, chúng tôi tin chắc bạn đã nắm được hết các kiến thức về cách đọc giá trị điện trở. Hãy cũng chúng tôi vận dung các kiến thức vừa rồi vào trong các bài tập cơ bản dưới đây. Thử thách bản thân xem mình trả lời được bao nhiêu câu nào!!

Đọc vạch màu điện trở.

Phần câu hỏi phần này gồm 5 câu hỏi với độ khó tăng dần. Bạn có thể lướt lên phía trên để sử dụng bảng màu cho việc trả lời của mình.

Câu 3.1: Đọc giá trị của điện trở trong hình bên:

Bài tập 3.1

A. 100 (Ω) ± 5%                      B. 10 (kΩ) ± 10%                         C. 1000 (Ω) ± 5%                             D. 10 (Ω) ± 5%

 

Câu 3.2: Đọc giá trị của điện trở trong hình bên:

Bài tập 3.2

A. 470 (Ω) ± 5%                      B. 4,7 (kΩ) ± 5%                          C. 47 (Ω) ± 10%                               D. 47 (Ω) ± 5%

 

Câu 3.3: Đâu là điện trở biểu thị đúng giá trị 39(kΩ)±5% ?

Bài tập 3.3

 

Câu 3.4: Đọc giá trị của điện trở trong hình bên:

Bài tập 3.4

A.523 (Ω) ± 2%                        B. 5,23 (kΩ) ± 1%                         C. 523 (Ω) ± 1%                               D. 52,3 (Ω) ± 1%

 

Câu 3.5: Đâu là điện trở biểu thị đúng giá trị 68(kΩ) ?

Bài tập 3.5

Rất tốt, bạn đã trả lời xong phần câu hỏi của mình. Bạn có chắc chắn về đáp án của mình không nào?. Chúng tôi sẽ cho bạn 5 phút để xem xét lại câu trả lời. Nếu đã chắc chắn rồi. Nào! Hãy cùng chúng tôi đi qua phần câu hỏi đọc điện trở dán.

Đọc điện trở dán.

Phần câu hỏi của điện trở dán gồm có 5 câu. Mức độ khó tăn dần. Tôi tin chắc rằng bạn sẽ trả lời những câu hỏi sau đây một cách dễ dàng nhất. Bạn có thể lướt lên xem các ví dụ, nếu bạn chưa chắc chắn.

Câu 3.6: Đọc giá trị của điện trở trong hình bên:

Bài tập 3.6

A. 223 (Ω)                                  B. 22 (kΩ)                               C. 2,2 (kΩ)                                D. 2,23 (kΩ)

 

Câu 3.7: Đọc giá trị của điện trở trong hình bên:

Bài tập 3.7

A. 8,2 (kΩ)                                  B. 8202 (Ω)                               C. 0.8202 (Ω)                               D . 82 (kΩ)

 

Câu 3.8: Đọc giá trị của điện trở trong hình bên:

Bài tập 3.8

A. 0.382 (Ω)                                B. 382 (Ω)                               C. 3,8 (kΩ)                                D. 3,82 (Ω)

 

Câu 3.9: Đâu là điện trở biểu thị đúng giá trị 4.7 (Ω) ?

Bài tập 3.9

Câu 3.10: Theo hệ thống mã hóa mới (EIA-96), thì kí hiệu “62C” có giá trị điện trở là bao nhiêu ?

A. 432 (Ω)                            B. 62 (Ω)                            C. 0,62 (kΩ)                                D. 43.2 (kΩ)

Chúc mừng bạn đã hoàn thành xong 2 phần câu hỏi. Bạn có tự tin là mình sẽ đúng toàn bộ các câu hỏi trên không nào? Nếu đã chắc chắn bạn có thể xem đáp án tại đây: MOSFET la gi ?

Bạn hãy quay lại đây và bình luận xem bạn đã đúng được bao nhiêu câu nhé!

 

Trên đây là hướng dẫn cách đọc điện trở, chúng tôi mong rằng nó có thể cung cấp cho các bạn những kiến thức hữu ích nhất. Bạn có thể áp dụng các kiến thức này vào thực tế, học tập và làm việc. Cảm ơn các bạn đã luôn luôn ủng hộ và dõi theo các bài viết của chúng tôi.



Bài viết liên quan

Nguyên lý hoạt động biến dòng CT

Cách Đấu Biến Dòng 3 Pha: Những Điều Cần Biết

Bạn đã bao giờ thắc mắc về những chiếc ổ kim loại quấn quanh dây điện lớn trong tủ điện? Đó chính là biến dòng 3 pha, hay còn gọi là biến dòng điện 3 pha hoặc biến áp dòng 3 pha. Nó đóng vai trò quan trọng như người thu nhỏ dòng điện, giúp […]

Cảm biến dòng điện một chiều 4-20 mA

Cảm Biến Dòng DC: Giải Pháp Đo Lường Dòng Điện

Cảm biến dòng DC đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các hệ thống công nghiệp của chúng ta, đặc biệt là những nơi sử dụng nhiều thiết bị điện với công suất lớn. Nhờ có “mắt thần” này, các hệ thống có thể vận hành trơn tru, an toàn và hiệu quả, góp […]

Rogowski coil với bộ chuyển đổi S201RC-LP

Hướng dẫn chuyển đổi Biến dòng Rogowski Coil RC150 sang 4-20mA

Bạn đang tìm kiếm giải pháp đo lường dòng điện linh hoạt, chính xác và an toàn cho hệ thống điện của mình? Biến dòng Rogowski Coil RC150 chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn! Tóm Tắt Nội DungROGOWSKI COIL LÀ GÌChuyển đổi rogiwski sang 4-20mABỘ CHUYỂN ĐỔI S201RC-LPNguyên tắc hoạt độngỨng dụng […]