Cảm biến áp suất hơi-khí gas

CẢM BIẾN ÁP SUẤT HƠI – KHÍ GAS | 4-20MA | FRANCE

Cảm biến áp suất hơi được dùng phổ biến ở trong các bộ phận lò nung, lò hơi, lò sấy… Chúng dùng với mục đích dùng để áp suất của một chất khí hoặc chất lỏng nào đó. Đồng thời, tín hiệu ngõ ra của cảm biến này sẽ dùng để truyền tải đến các thiết bị điều khiển, bộ hiển thị như PLC, ATR244… Vậy bài viết hôm nay, cùng mình tìm hiểu về loại cảm biến áp suất hơi này là gì? Có bao nhiêu loại cảm biến áp suất hơi? Và ứng dụng thực tiễn của nó nhé.

Ứng dụng cảm biến áp suất hơi

Hiện nay, có nhiều hệ thống người ta sẽ dùng ứng dụng của lò hơi trong cuộc sống. Điển hình gần gũi nhất với con người là hệ thống sửa ấm bằng lò hơi trong nhà.

Trong công nghiệp, cũng sẽ có một vài lò hơi cũng đang được sử dụng. Phổ biến và tiêu biểu nhất là hệ thống lò hơi đốt gas, hệ thông lò hơi đốt dầu, hệ thống lò hơi đốt than và hệ thống lò hơi đốt khí thải…

Đặc điểm chung cho các hệ thống này, là sẽ có một lượng hơi khí nước được lưu chuyển đi khắp đường ống trong cùng một khu vực. Như là nhà ở, xi nghiệp, nhà máy hay thậm chí như các chung cư tòa nhà…

Và cơ chế của các loại lò hơi này sẽ có một buồng đốt. Buồng đốt này có mục đích dùng để chuyển đổi nước từ trạng thái lỏng thành khí. Đơn giản gọi là quá trình đun sôi nước.

Ứng dụng cảm biến áp suất hơi-khí gas
Ứng dụng cảm biến áp suất hơi-khí gas

Lượng hơi nước này được một số loại thiết bị như bơm sẽ lưu chuyển đi khắp hệ thống ống dẫn. Và cứ như thế thì một hệ thống lò hơi được ra đời. Vậy cảm biến áp suất hơi sẽ làm việc gì trong hệ thống này?

Cảm biến áp suất hơi sẽ đo lường giá trị áp suất lưu chuyển trong ống dẫn. Mục đích là dùng để giám sát áp suất trong hệ thống là bao nhiêu bar. Việc giám sát này vừa dùng để hiển thị, vừa có thể dùng để điều khiển như một số loại động cơ.

Ví dụ điển như như trong một hệ tống lò hơi. Bạn cần điều khiển một động cơ dựa vào áp suất hơi nước. Nguyên do khi áp suất quá lớn và chạy trong đường ống dễ bị rò rỉ khí và gây ảnh hưởng.

Chính vì vậy, để có thể giảm thiểu trường hợp trên. Người ta sẽ dùng thêm các loại cảm biến áp suất khí tại một số khu vực nguy hiểm. Hiểu đơn giản là cơ cấu quan trọng.

Khi nào dùng ống siphon cho cảm biến?

Hầu hết, các hệ thống lò hơi như trên. Khi lượng khí được tỏa ra thì nhiệt lượng của nước cũng khá là lớn. Thông thường, nhiệt độ sẽ khoảng chừng 80 đến 100 độ. Nếu gần khu vực lò đốt, thì nhiệt độ của hơi khí sẽ gần 100 độ C.

Nên, hầu như các loại cảm biến áp suất hơi trên khó có thể chịu đựng được nhiệt độ lớn như vậy. Bởi vì, lớp màng trong của nó chỉ chịu nhiệt khoảng chừng 80 độ C trở xuống.

Vì thế, đối với những khu vực trên. Thường phải đi kèm theo ống Siphon để có thể làm giảm nhiệt độ của hơi khí xuống lại được. Ống siphon hoặc Cooling tower sẽ có nhiệm vụ làm nhiệt độ hơi nước giảm đi rất nhiều.

Ống siphong cho cảm biến áp suất
Ống siphong cho cảm biến áp suất

Đặc điểm của ống Xi phông dùng để giảm nhiệt độ khoảng 200 độ trở xuống. Còn đối với loại Cooling tower được thiết kế dùng để giảm nhiệt độ cho các loại khí từ 450 độ C trở xuống.

Nguyên tắc hoặt động của loại ống si phông có một phần liên quan đến hình dạng của chúng. Chúng được thuyết kế dựa trên nguyên lý “Khí động lực học”. Trước tiên, về hình dáng của ông si phong sẽ có một điểm uốn tròn hoặc gấp gúc.

Vị trí này sẽ cho lưu chất khi đi vào ống si phông, thì ông si phông sẽ giữ một phần chất khí ở trong đó. Và dần dần nhiệt độ của nó sẽ được hạ đi đáng kể. Các bạn nên biết rằng, lượng chất khí nào khi đã vào ống Si phong thì nó sẽ không chảy ra ngoài được.

Chính vì điều này mà ống xi phông sẽ được gắn liền với cảm biến áp suất hơi khi ở những khu vực có nhiệt độ khí cao.

Bầu chuyển đổi ren cho cảm biến

Bầu chuyển đổi là các bầu chuyển đổi hay được dùng để thay đổi chân ren. Việc thay đổi như vậy sẽ tiện lắp đặt cho những vị trí không phù hợp với chân ren. Ví dụ như, đường ống nước bên bạn đang hiện tại ren 13mm. Không may bạn mua loại cảm biến áp suất ren 21mm.

Bầu chuyển đổi ren 21mm-13mm
Bầu chuyển đổi ren 21mm-13mm

Việc dùng bộ chuyển ren từ 21mm sang 13mm sẽ phù hợp. Bạn sẽ không cần phải đi tìm kiếm các loại cảm biến áp suất khác và có chân ren phù hợp.

Cảm biến áp suất hơi – khí gas

Cảm biến áp suất hơi – khí gas với ngõ ra tín hiệu 4-20mA. Loại cảm biến áp suất 4-20mA này là loại cảm biến được sử dụng phổ biến nhiều nhất  hiện nay. Bên cạnh đó, thì cũng có một vài chỗ bán loại cảm biến áp suất 0-10V. Tuy nhiên, nó lại không phổ biến bằng loại cảm biến 4-20mA.

Phân loại cảm biến áp suất hơi

Đối với loại cảm biến áp suất hơi, sẽ có hai loại phổ biến. Đầu tiên là, cảm biến áp suất hơi nước sách. Hai là, cảm biến áp suất hơi từ hóa chất. Có một số hóa chất được đựng trong bình kín, trong quá trình điều chế thì chất khí được sản sinh. Người ta cần phải đo áp suất lượng khí trong bình kín này bao nhiêu. Để có thể dễ dàng kiềm chế lại lượng hóa chất.

Cảm biến áp suất hơi nước sạch

Cảm biến áp suất hơi nước sạch chúng được sử dụng cho những môi trường không có sự ăn mòn quá lớn. Bởi vì bên trong nó có một lớp màng nhỏ. Đồng thời lớp màng này cũng tương đối mỏng.

Cảm biến áp suất hơi nước sạch
Cảm biến áp suất hơi nước sạch

Nếu dùng nó cho các môi trường dễ ăn mòn, thì nó sẽ làm nhanh hỏng cảm biến hơn. Chính vì vậy, loại cảm biến áp suất này sẽ phù hợp đo áp suất hơn. Mặt khác, ngõ ra tín hiệu của loại cảm biến này cũng là từ 4-20mA.

Với chất liệu bằng thép không rỉ 316L và IP65 sẽ thuận tiện việc lắp đặt trực tiếp bên ngoài trời.

Cảm biến áp suất hơi nước hóa chất

Đối với loại cảm biến áp suất hóa chất này của nó được thiết kế đặc biệt hơn. Ngoài giải đo cũng tương tự như cảm biến áp suất hơi nước sạch thì lớp màng của loại này mình có thể thay đổi được.

Cảm biến áp suất hơi nước hóa chất
Cảm biến áp suất hơi nước hóa chất

Đây cũng là loại cảm biến được dùng luôn đối với các khu vực dễ cháy nổ. Và có thêm màn hình hiển thị. Thêm vào đó, loại này còn cho chúng ta thay đổi đơn vị và sự hiển thị. Như là hiển thị áp suất, hiển thị theo phần trăm…

Quay lại với việc vì sao loại cảm biến này có thể dùng cho hóa chất? Đơn giản vì chúng ta có thể thay đổi lớp màng của chúng để phù hợp cho từng môi trường cần đo.

  • Hastelloy C: phù hợp cho axit hữu cơ, axit vô cơ và kiềm
  • Tabtalum: phù hợp cho các loại axit HCL, H2SO4; HNO3, Nước Muối
  • Titanium: Muối Clorua; hợp chất sunfat
  • Monel: Hợp chất kiềm; axit flourinated
  • Zirconium: HCL; chất tẩy trắng, sút ăn da
  • Mạ Vàng và Ceramic: khử lưu huỳnh; cung cấp và sản xuất Hidro; Hydrogen – Gas, ion Gas

Cách nối dây cảm biến áp suất

Đối với việc nối dây cảm biến áp suất tương đối dễ dàng. Cảm biến áp suất hơi này sẽ có gồm có hai dây tín hiệu. Một dây tín hiệu nguồn điện 24V và dây còn lại dùng để truyền tín hiệu 4-20mA.

Cách nối dây cảm biến áp suât 2 dây
Cách nối dây cảm biến áp suât 2 dây

Bạn nên nhớ rằng đối với cảm biến 2 dây này chỉ có dây nguồn điện với dây tín hiệu. Nó không có dây âm hay 0V. Nếu chẳng may đấu nối nguồn 24V sang dây tín hiệu có thể làm dây tín hiệu bị chập.

Chân (1) của cảm biến áp suất này sẽ dùng nối với nguồn dương của nguồn. Chân (2) sẽ là dạng chân tín hiệu 4-20mA của cảm biến.

Lưu ý khi chọn cảm biến áp suất

Khi mua các loại cảm biến áp suất, thì các bạn nên chú ý một số điều dưới đây. Đặc biệt là các bạn sinh viên đang làm đồ án nhé:

  • Áp suất cần đo từ bao nhiêu bar đến bao nhiêu bar? (Cứ cao 10m nước thì áp suất tăng lên 1 bar)
  • Tín hiệu ngõ ra của cảm biến là gì?
  • Cần nguồn nuôi là bao nhiêu voltage? Thông thường sẽ có loại cảm biến áp suất 220V nữa.
  • Loại chất cần đo áp suất là chất gì? Độ ăn mòn của nó có cao không?
  • Chân ren kết nối là bao nhiêu?
  • Nhiệt độ của chất khí hoặc chất lỏng là bao nhiêu? Nếu quá cao thì việc dùng ống Siphon là điều cần thiết.

Mua cảm biến áp suất và ống xi phong ở đâu?

Các loại cảm biến áp suất trên thị trường hiện nay tương đối rất nhiều. Có một số hãng như: Endress Hauser, Yokogawa, Georgin, Wika, BD- sensor, Huba…Tuy nhiên, để có thể được hỗ trợ kỹ thuật đồng thời được tư vấn lắp đặt kỹ thuật. Các bạn hãy liên hệ thông tin bên dưới để được hỗ trợ cũng như tư vấn giải pháp nhé!

Bên cạnh việc cung cấp các loại cảm biến áp suất hơi nước sạch, hơi hóa chất. Công ty Hưng Phát chúng mình còn cung cấp thêm các thiết bị liên quan như ông si phông và bầu chuyển ren. Đây là hai thiết bị thiết yếu đi kèm cùng với cảm biến áp suất.

Bài viết về kiến thức: [Tìm hiểu] Cảm biến áp suất là gì? Nguyên lý và cách đổi đơn vị áp suất

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của mình. Chúc các bạn một ngày tốt lành.

Consulting Solutions Engineer

Nguyễn Thành Đạt

 



Bài viết liên quan

Ứng dụng của cảm biến

Cảm Biến Áp Suất Là Gì? Giải Thích và Ứng Dụng Cụ Thể

Cảm biến áp suất là gì? Các bạn có bao giờ thắc mắc sản phẩm nhỏ bé này có tác dụng gì không? Đây là thiết bị điện tử dùng để đo và chuyển đổi áp suất thành tín hiệu điện hoặc tín hiệu analog. Thiết bị này thường được sử dụng để giám sát […]

Áp Suất Khí Quyển Bằng Bao Nhiêu? Tìm Hiểu Giá Trị Áp Suất Chuẩn

Áp suất khí quyển, hay còn gọi là áp suất không khí, là lực mà khí quyển tác động lên bề mặt Trái Đất hoặc bất kỳ vật thể nào trong bầu khí quyển, tính trên một đơn vị diện tích. Đây là kết quả của lực hấp dẫn của Trái Đất tác động lên […]

Cảm biến áp suất nước 4-20mA là gì?

Xin chào! Các bạn có biết tại sao trong các hệ thống công nghiệp cảm biến áp suất nước 4-20mA luôn được ví như người hùng thầm lặng không? Hay cùng Hưng Phát tìm ra giải đáp này nhé. Tóm Tắt Nội DungI. Tại sao cảm biến áp suất nước 4-20mA rất được ưa chuộng […]