Cảm biến áp suất khí nén

Cảm biến áp suất khí nén – máy nén khí – bình khí nén

Khí nén thường là dạng không khí xung quanh chúng ta được một loại máy dùng để nén các phần tử không khí lại. Quá trình nén các phần tử không khí này lại…được gọi là quá trình hình thành áp suất. Mỗi một loại máy khí nén tạo áp thường sẽ chỉ tạo ra được một mức độ áp suất tối đa nào đó. Ví dụ như là máy nén khí 8 bar, máy nén khí 10bar, máy nén khi 20 bar…Thông thường nó sẽ có thêm loại đồng hồ đo áp suất bên cạnh. Vậy để có thể biết được áp suất chính xác giá trị bao nhiêu. Bài viết này cùng mình tìm hiểu về loại cảm biến áp suất khí nén thường được sử dụng trong nhà máy nhé!

Cảm biến áp suất khí nén

Tại sao máy khí nén hoặc một số bình khí nén buộc nên dùng cảm biến áp suất khí nén hơn là đồng hồ?

Máy khí nén và bình khí sử dụng cảm biến áp suất
Máy khí nén và bình khí sử dụng cảm biến áp suất

Hiện nay, đối với các loại dụng cụ trên thông thường người ta sử dụng các loại đồng hồ để đo áp suất khí nén. Tuy nhiên, có hai nguyên nhân khi sử dụng đồng hồ thường cho giá trị không chính xác:

  • Máy khí nén hoạt động rung lắc hay tạo dao chấn mạnh. Nếu sử dụng đồng hồ thì dễ làm hư kim dẫn đến việc đọc thông số bị sai lệch theo thời gian.
  • Giá trị mà đồng hồ áp suất hiển thị thường không được chính xác. Nó chỉ cho ra kết quả gần đúng.

Nhưng nếu như trường hợp các dạng máy khí nén không quá giá trị. Như là dạng máy khí nén 0-5 bar, 0-8 bar…Đó thường là những dạng máy hoặc bình khí có thể tích không quá lớn. Đồng thời công suất của nó cũng không cao đồng nghĩa với nó là giá thành thấp.

Ngược lại với một số loại máy khí nén, bình khí nén, bồn khí nén…có giải đó áp suất lớn. Hay dùng cung cấp khí cho các hệ thống nào đó thì buộc chúng ta nên dùng thêm các loại cảm biến áp suất. Bởi vì khi dùng cảm biến áp suất độ chính xác của nó lến đến 0.1%. Vì thế mà nó cho chúng ta biết được giá trị áp suất chính xác tương đối.

Các loại cảm biến áp suất khí nén
Các loại cảm biến áp suất khí nén

Tóm lại, cảm biến áp suất là dạng cảm biến áp suất điện tử. Được dùng để đo áp suất theo từng loại áp suất của máy hoặc bình khí nén. Có các loại cảm biến áp suất Danfoss, cảm biến áp suất huba, cảm biến áp suất SMC, cảm biến áp suất Georgin…hay được dùng để phục vụ cho ứng dụng này.

Thông số cần biết cảm biến áp suất là gì?

Đối với loại cảm biến áp suất này chúng ta nên biết một số thông tin như:

  • Tín hiệu ngõ ra là gì? Nguồn nuôi cảm biến bao nhiêu?
  • Đầu ren kết nối là bao nhiêu?
  • Giải đo áp suất của thiết bị khí nén từ bao nhiêu đến bao nhiêu?
Thông số cảm biến áp suất khí nén Georgin
Thông số cảm biến áp suất khí nén Georgin

Việc nắm bắt thông số trên, các bạn đọc thông số kỹ thuật của cảm biến ở phần tài liệu kèm theo cảm biến. Là bạn sẽ biết được cảm biến bạn dùng là loại nào? Tương tự với thông số cảm biến áp suất của hãng Georgin dưới đây:

  • Nguồn nuôi: 12 hoặc 24V (dạng loop power)
  • Tín hiệu ngõ ra: 4-20mA
  • Giải đo áp suất: 0-1 bar, 0-4 bar, 0-6 bar, 0-10 bar, 0-20bar, 0-40 bar…0-50 bar…
  • Ren kết nối: 13mm (1/4”GM)

Ngoài ra, dưới đây là một số thông số kỹ thuật quan trọng của cảm biến DST400 của Pixsys mà Hưng Phát muốn giới thiệu đến các bạn đọc

Công tắc áp suất điện tử DST400

Dải đo áp suất: 0-1 bar đến 0-100 bar (0-14.5 psi đến 1450 psi)

Độ chính xác: ±0.5% F.S. (Full Scale)

Độ trễ: <5ms

Điện áp cung cấp: 10-30 VDC

Dòng điện tiêu thụ: <10 mA

Tín hiệu đầu ra: 4-20 mA, Relay NPN, PNP

Nhiệt độ hoạt động: -20°C đến 85°C (-4°F đến 185°F)

Độ ẩm: 0% đến 95% RH (không ngưng tụ)

Vật liệu và cấp bảo vệ: Vỏ: ABS, Cấp bảo vệ: IP65

Kích thước và trọng lượng: Kích thước đa dạng tùy theo dải đo áp suất,

ví dụ: DST400-0.5 (0-0.5 bar) có kích thước 50 x 30 x 25 mm và trọng lượng 100 g

Ứng dụng: Cảm biến áp suất, Hệ thống điều khiển tự động, Máy móc công nghiệp, Thiết bị y tế

Có thể bạn chưa biết DST400 còn có một số ưu điểm nổi bật khác

  • Màn hình hiển thị LED dễ đọc
  • Chức năng tự động cài đặt điểm chuyển mạch
  • Chức năng bảo vệ quá áp
  • Chức năng chống nhiễu
  • Dễ dàng lắp đặt và sử dụng

Ứng dụng cảm biến áp suất khí nén

Cảm biến áp suất khí nén nó chỉ có một ứng dụng duy nhất đó là sử dụng đo áp suất khí nén. Miễn là thiết bị đó sử dụng khí nén để tạo ra áp suất lớn để phục vụ cho mục đích nào đó. Như là làm bơm áp suất, đường ống tạo áp dẫn khí đến các khu vực thông khí…

Chính vì vậy, loại cảm biến áp suất  này sẽ được lặp đặt trực tiếp tại máy. Hay một số khu vực ngoài trời như là bình, đường ống dẫn khí nén…Không chỉ dùng để đo lường áp suất mà còn dùng kiểm tra sự ổn định áp suất ở chỗ đó nó ổn định hay không.

Nhắc đến, sự kiểm tra thì cảm biến áp suất còn thêm ứng dụng khá là thú vị. Đó chính là bảo vệ động cơ hay thiết bị nào đó khi sảy ra hiện tượng quá áp. Thực chất, thì bản thân nó không thể làm được điều ấy. Nhưng khi chúng ta sử dụng thêm bộ hiển thị có điều khiển PID controller hay PLC. Thì chúng trở thành dạng công tắc áp suất bảo vệ đường ống dẫn hay motor tại trạm của bạn.

Cảm biến áp suất khí nén về PLC

Nếu sử dụng cảm biến áp suất khí nén về PLC để đọc tín hiệu được không? Điều này hoàn toàn được nhé. Các dòng PLC hiện nay như là của Siemens, Mitsubishi, Wago, Drago…chúng điều có thể đọc được các tín hiệu 4-20mA hoặc 0-10V.

Chính vì thế, nhà máy hay trạm nào có bình khí nén mà đã có sử dụng PLC. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng được thêm cảm biến áp suất để đo lường. Hạy tích hợp thêm để sử dụng điều khiển tự động trong PLC. Do đó, dưới đây mình sẽ hướng dẫn bạn cách nối dây cảm biến về PLC.

Các bạn nên lưu ý rằng PLC này phải có ngõ vào AI nhé! Nếu không có tức là bộ PLC này không thể đọc được tín hiệu. Thêm một điều nữa là, mỗi cổng AI của PLC sẽ có thêm cổng COM. Bạn nên để ý cổng COM này của PLC là 0V hay là 24V nhé. Giả sử như nó 0V thì sẽ đấu như hình dưới đây.

Cách nối dây cảm biến áp suất khí nén về PLC
Cách nối dây cảm biến áp suất khí nén về PLC

Việc đấu nối này tương đối dễ dàng. Bạn nên cẩn thận đấu dây nguồn với dây tín hiệu. Nếu chẳng may chập dây nguồn vào dây tín hiệu của cảm biến áp suất sẽ dễ dàng làm cảm biến bị hư.

Cảm biến áp suất khí nến về bộ hiển thị

Bộ hiển thị áp suất, là bộ hiển thị tín hiệu từ các loại cảm biến áp suất. Đây thường là các bộ hiển thị 3, 4, 6…số led được hiển thị trên màn hình. Các bộ này không chỉ dùng để hiển thị, mà đôi khi còn dùng để điều khiển Relay, SSR tự động. Sao cho bơm được tắt hoặc bật khi áp suất đến mức nào đó.

Hiển nhiên là các bộ hiển thị này sẽ có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với PLC. Do đó, mấy bộ này sẽ được lắp đặt ngay tại tủ điện làm đồng hồ đo áp suất. Để có thể nối dây các bộ hiển thị này tương đối là dễ hơn PLC. Các bạn tham khảo cách nối dây dưới hình đây nhé!

Cách nối dây cảm biến áp suất khí nén về bộ hiển thị Pixsys
Cách nối dây cảm biến áp suất khí nén về bộ hiển thị Pixsys

Tóm lại, để có thể hiển thị được cảm biến áp suất các bạn nên sử dụng bộ hiển thị thì sẽ tốt hơn. Bởi vì giá thành của nó sẽ rẻ hơn rất nhiều.

Xem thêm bài viết: { + TOP 5} Bộ hiển thị tín hiệu đang hot 2023



Bài viết liên quan

Cảm biến áp suất nước 4-20mA là gì?

Xin chào! Các bạn có biết tại sao trong các hệ thống công nghiệp cảm biến áp suất nước 4-20mA luôn được ví như người hùng thầm lặng không? Hay cùng Hưng Phát tìm ra giải đáp này nhé. I. Tại sao cảm biến áp suất nước 4-20mA rất được ưa chuộng trong ngành công […]

Áp suất âm là gì? Áp suất chân không là gì?

Áp suất âm là áp suất thấp hơn áp suất khí quyển. Nói cách khác, nó là áp suất dưới 1 atm (atmosphere). I. Áp Suất Âm: Nghe “Hơi Hụt” Nhưng Lại “Hot” Cực Kỳ! Chào các bạn! Hôm nay, mình muốn giới thiệu với các bạn một khái niệm nghe có vẻ “hơi hụt” […]

Các loại cảm biến đo áp suất màng dung dịch – hóa chất

Cảm biến đo áp suất màng thường được sử dụng cho việc đo áp suất của một số chất lỏng đặc biệt. Các bạn có thể hình dung như là dầu, nhớt, chất lỏng đặc sệt, keo dính…Các loại dạng chất lỏng như này, chúng ta thường không thể dùng loại cảm biến áp suất […]