Cảm biến đo mực nước liên tục thả chìm

Cảm biến đo mức nước thả chìm | Nước sạch – nước giếng – nước sông, ao, hồ

Cảm biến siêu âm thường được dùng để khoảng cách hoặc mực nước không tiếp xúc. Cảm biến áp suất thường dùng để đo áp suất nước dựa vào áp lực nước tác dụng. Cảm biến que dò điện dùng thì được dùng để đo mức nước liên tục trong phạm vi từ 0-2m. Còn loại cảm biến đo mức nước thả chìm được sử dụng để đo mức nước ao, sông hồ…Đã có nhiều bài viết nói về các loại cảm biến siêu âm, áp suất…Trong bài viết này, cùng mình khám phá thêm loại cảm biến đo mức nước thả chìm có ứng dụng như thế nào nhé!

Cảm biến đo mức nước thả chìm là gì?

Cảm biến đo mức nước được chia thành nhiều thể loại khác nhau. Như mình đã nói ở trên, có loại cảm biến siêu âm, cảm biến áp suất, cảm biến điện dung…và thêm loại cảm biến đo mức thủy tĩnh. Điểm khác biệt lớn của loại cảm biến đo mức nước thả chìm này nó sẽ dựa vào áp lực nước.

Thế nên, việc đo mức nước cho khu vực sống, giếng, hồ…sẽ rất là đơn giản. Nó sẽ không bị ảnh hưởng bởi mặt nước khi giao động mạnh (Siêu âm sẽ bị nhiễu tín hiệu khi vậy). Còn sẽ không bị báo ảo hoặc bị hư hỏng khi sử dụng loại điện dung đo mức.

Do đó, phù hợp nhất cho việc đo mức nước cho các khu vực nước có diện tích rộng như vậy. Chúng ta sẽ dễ dàng sử dụng nguyên lý áp suất để đo mức. Thông thường, cứ 1 bar = 10mH20 và cứ như thế 2 bar = 20 mH2O.

Cảm biến đo mức nước thả chìm là gì?
Cảm biến đo mức nước thả chìm là gì?

Cũng tương tự điều trên, cảm biến đo mức nước thả chìm là loại cảm biến được thả chìm xuống dưới nước. Miễn là phần cảm biến sẽ nằm ở vị trí đấy của khu vực sông hồ…thì lúc này cảm biến sẽ đo lường được mức nước ở khu vực đó có độ cao là bao nhiêu.

Ví dụ như, ở khu vực sông hồ thủy điện đó. Mức nước trung bình tại khu vực đó sẽ có độ sâu khoảng 10 mét nước. Thì lúc này cảm biến sẽ đo lường được chiều cao mức nước hiện tại khoảng chừng đó.

Các loại cảm biến đo mức nước thả chìm

Đối với loại cảm biến đo mức nước thì chúng sẽ được chia thành 3 loại. Thông thường, xét về cấu tạo cũng như một số thông số kỹ thuật thì nó tương đương với nhau. Chỉ khác nhau lớn đó chính là phần ứng dụng.

Các loại cảm biến đo mức thủy tĩnh
Các loại cảm biến đo mức thủy tĩnh

Chính ứng dụng dùng để đo mức nước này, mà nó sẽ được phân chia thành 3 loại chính. Cùng mình tìm hiểu thêm về 3 loại đó là như thế nào nhé!

Cảm biến đo mức nước sạch

Môi trường nước sạch như là hồ, bể chứa nước…được dữ trữ dùng để sinh hoạt hay dùng để phục vụ cho các mục đích khác. Thông thường, các bể chứa này người ta có thể sử dụng cảm biến siêu âm dùng để đo lường.

Cảm biến đo mức nước sạch thả chìm
Cảm biến đo mức nước sạch thả chìm

Tuy nhiên, một cách khác là bạn có thể sử dụng loại cảm biến đo mức nước sạch thủy tĩnh HLM-25C. Loại cảm biến thủy tĩnh hay được thiết kế phù hợp để đo mức nước sạch. Trường hợp, nếu nước sạch khu vực này đang được xử lý tạp chất bằng chất Chlorine. Việc sử dụng loại cảm biến này sẽ không phù hợp.

Đối với loại cảm biến thủy tĩnh này, có thể nói là chúng dùng để đo được những khu vực có độ sâu nước hơn tận 20m. Bên cạnh đó, tín hiệu truyền về từ cảm biến sẽ không bị gây nhiễu nhiều bởi vì dây cable của nó tương đối dài.

Dưới đây là một số thông số kỹ thuật của loại cảm biến HLM này:

  • Nguồn nuôi: 12…36VDC
  • Tín hiệu ngõ ra: 4-20mA/0-10V
  • Độ chính xác: 0,5%
  • Nhiệt độ hoạt động: -20…70 độ C
  • Phạm vi đo: 1…100m
  • Vật liệu: thép không rỉ 303
  • Màng cảm biến: thép không rỉ 316L

Cảm biến đo mức nước sông, giếng, hồ

Khác nhiều với dạng nước sạch. Ở một số khu vực nước sông, giếng, hồ…đây là các khu vực có nước ở tự nhiên. Do đó, việc nước bị nhiễm phèn thì không thể không tránh. Việc phèn trong nước này rất dễ làm cho cảm biến bị ăn mòn dần theo thời gian.

Cảm biến đo mức thả chìm sông, hồ, giếng
Cảm biến đo mức thả chìm sông, hồ, giếng

Tuy nhiên, đối với loại cảm biến đo mức nước HLM-25N. Chúng được cấu tạo thép không gỉ 316L và đặc biệt là màng được làm bằng gốm. Với chất liệu gốm này, khả năng bị ăn mòn bởi phèn là điều khó sảy ra.

Nhưng, một nhược điểm lớn của con này chính là vật liệu cấu tạo nên. Vì là màng nên nó rất là mỏng manh dễ vỡ. Khi lắp đặt, các bạn hãy nhẹ nhàng lắp đặt nó. Không nên chọc thủng các màng này của cảm biến nhé. Bởi không, cảm biến sẽ bị hư và tín hiệu sẽ bị lỗi.

Cũng tương tự như anh em của nó, nó dùng để đo độ sâu sông giếng hồ 20m, 30m…60m. Và thậm chí có thể sâu hơn nữa.

Dưới đây là một số hông số kỹ thuật về loại cảm biến này.

  • Nguồn nuôi: 12…34VDC
  • Phạm vi đo: 1-100m
  • Tín hiệu ngõ ra: 4-20mA/0-10V
  • Độ chính xác: 0,4%
  • Nhiệt độ hoạt động: -20…70 độ C
  • Vật liệu cảm biến: thép không rỉ 316L
  • Vật liệu màng: gốm Al2O3 96%

Cảm biến đo mức nước có nhiều sỏi, cát

Trường hợp khu vực sông hồ, giếng…những nơi mà có lượng sỏi, cát tồn tại nhiều dưới đấy. Lượng sỏi cát này nếu có sự tác động thêm của dòng chảy của nước. Nó sẽ là nguyên nhân chính làm cho cảm biến thủy tĩnh va đập dưới đáy. Như thế rất dễ dàng làm tổn hại phần màng bên trong của cảm biến.

Đặc điểm chung của hai loại cảm biến thủy tĩnh HLM-25C và HLM-25N. Đó chính là không có lớp bảo vệ màng. Xét về cấu tạo của chúng, nó sẽ có một lớp màng lộ thiên để dễ dàng tiếp xúc với nước. Chính vì điều mà khu vực có nhiều ngoại vật như sỏi, đá, cát…phải dùng loại HLM-25S.

Cảm biến đo mức nước thả chìm có sỏi cát
Cảm biến đo mức nước thả chìm có sỏi cát

Điểm khác biệt lớn của loại cảm biến thủy tĩnh này, đó chính là nó có thêm lớp bảo vệ màng. Lớp bảo vệ này được làm từ thép không rỉ được đúc thành khối cứng. Do đó, nó là một điểm ưu rất lớn khi dùng để đo mức nước liên tục cho các khu vực như vậy.

Bên cạnh đó, loại thủy tĩnh này có độ chính xác khi đo mức nước ngoài trời lên đến 0,2%. Các loại cảm biến đo mức nước chìm hiện nay có độ chính xác không được lớn như vậy. Vì thế, đối với loại này sẽ có độ chính xác lớn nhất trong nhiều các loại đo mức nước chìm.

Dưới đây là một số thông số kỹ thuật về loại cảm biến đo mức nước có nhiều sỏi, cát…ở dưới đáy:

  • Nguồn nuôi: 10…30VDC
  • Phạm vi đo: 1-100m
  • Tín hiệu ngõ ra: 4-20mA/0-10V
  • Độ chính xác: 0,2%
  • Độ trễ: 0,05%
  • Nhiệt độ môi trường làm việc: -25…75 độ C
  • Vật liệu cảm biến: thép không rỉ 316l
  • Vật liệu màng: Hastelloy C-276

Tổng kết

Để có thể đo mức nước cho các khu vực nước sạch, sống hồ, giếng…nơi mà có độ sâu lên đến 10m, 20m, 30m…100m. Việc sử dụng phương pháp bằng thủy tĩnh sẽ tiết kiệm nhiều chi phí hơn cho bạn. Nếu như sử dụng các loại cảm biến siêu âm hay điện dung. Thì giá thành của các loại này sẽ có giá trị cao hơn so với thủy tĩnh.

Khi cần dùng loại cảm biến đo mức thủy tĩnh này, các bạn cần quan tâm một số vấn đề dưới đây:

  • Loai nước bạn đang dùng để đo mức nước là gì? Như là nước giếng, nước hồ, nước thải, sinh hoạt…?
  • Nước đó có chất ăn mòn hay không? Chất tẩy rửa, phèn chua…?
  • Độ sâu và đường dây tín hiệu dài khoảng bao nhiêu?

Thật vậy, bên trên là một số câu hỏi để bạn xác định được bạn nên dùng thủy tĩnh có đặc điểm như nào để sử dụng. Nếu như bạn phân vân không biết nên chọn loại nào, hãy liên hệ thông tin bên dưới. Để mình tư vấn giải pháp thiết bị đo lường cho bạn thêm nhé.



Bài viết liên quan

Cảm Biến Đo Mức Sóng Siêu Âm – Giải Pháp Đo Lường Hiệu Quả

Cảm biến đo mức sóng siêu âm là thiết bị hoạt động dựa trên nguyên lý phát và nhận sóng âm để xác định khoảng cách đến bề mặt của chất lỏng hoặc chất rắn trong bể chứa. Thiết bị này phát ra sóng siêu âm; sau đó sóng phản xạ lại từ bề mặt […]

Cảm biến siêu âm công nghiệp là gì? Nên chọn cảm biến siêu âm nào?

Trong bối cảnh công nghiệp hiện nay, cảm biến siêu âm công nghiệp là thiết bị tiên tiến sử dụng sóng siêu âm để phát hiện và đo lường khoảng cách, mức độ hoặc sự hiện diện của vật thể trong các ứng dụng công nghiệp. Với nguyên lý đo không tiếp xúc, cảm biến […]

Thước Đo Mực Nước Sông: Phương Pháp Đo Lường Hiệu Quả

Liệu các bạn đã biết? Thước đo mực nước sông là công cụ truyền thống dùng để đo mực nước tại các vị trí cố định trên sông hoặc hồ, thường gắn trên cầu hoặc bờ sông. Nó có dạng bảng với các vạch số, giúp dễ dàng xác định mực nước hiện tại. Ngoài […]