Cảm biến điện dung, cảm biến siêu âm, cảm biến bằng radar, cảm biến nhiêt độ…Đây là những loại thiết bị đo lường phổ biến mà các nhà máy, xí nghiệp hay thậm chí là nông nghiệp thường dùng những dạng thiết bị trên. Với mỗi lại cảm biến sẽ có một cách đo lường khác nhau, đặc biệt trong số là về cảm biến nhiệt độ. Là dạng thiết bị đo lường nhiệt độ môi trường thông qua sự biến thiên của giá trị biến trở có trong nó. Để hiểu rõ hơn thì các bạn hãy đọc thử bài viết này về cảm biến PT100 này nhé!
Tóm Tắt Nội Dung
Cảm biến PT100
Trên thị trường Việt Nam, nếu để dùng để đo nhiệt độ môi trường bằng nguyên lý về sự thay đổi giá trị điện trở. Thì loại cảm biến nhiệt độ RTD PT100 đang là dạng thiết bị được ưu dùng nhất ở Việt Nam. Không phải vì nó có giá thành rẻ, mà đơn giản là độ chính xác khi đo của nó tốt hơn so với các loại cùng chức năng.
Nguồn gốc xuất xứ
Cảm biến nhiệt độ PT100 của nước nào?
Vấn đề quan tâm về nguồn gốc xuất xứ của nhiều thiết bị đều chiếm phần nhỏ thông tin quan trọng. Bởi vì sự uy tín của nơi sản xuất cũng với tên công ty sản xuất sẽ tỉ lệ thuận với chất lượng và độ tin cậy của người tiêu dùng đối với từng sản phẩm.
“Điều này cũng sẽ tương tự như việc bạn thường hay đi mua giày ở các hãng lớn như Gucci, Nike, Adidas, Vans…Mặc dù bạn biết rằng khi mua ở những chỗ này giá thành của nó rất là mắt, nhưng cũng chỉ vì thương hiệu của công ty nên bạn vẫn sẽ quyết định sở hữu những đồ xa xỉ này”
TERMOTECH’S COMPANY là công ty được thành lập vào năm 1990 tại Italy – Europe, là một công ty chuyên thiết kế và sản xuất các loại cảm biến nhiệt độ như là Thermocouple, Resistance thermometers Detection (RTD). Mọi sản phẩm của TERMOTECH được sử dụng cho các lĩnh vực như ngành thực phẩm, hóa chất, nhựa công nghiệp, dược phẩm…
Cảm biến nhiệt độ PT100 là gì?
PT100 được định dạng qua vật liệu cấu tạo và cách hoạt động. PT, được viết tắt từ tiếng anh “Platium” nhưng lại có nguồn gốc từ tiếng Tây Ban Nha “Platina del Pinto”. Đây là một loại chất rắn có tên gọi là bạch kim.
Là dạng kim loại bị nung chảy khi ở nhiệt độ 1768,4˚C. Xét về đặc tính hóa học, thì Platium có tính trơ và ít bị ăn mòn ở nhiệt độ cao. Về màu sắc thì có màu trắng bạc, sáng bóng và dễ uốn éo. Tuy nhiên, nó sẽ dễ bị ăn mòn bởi halogen, cyanide, lưu huỳnh và dung dịch kiềm ăn da.
Con số 100 ở đây, dùng để biểu thị rằng khi ở nhiệt độ 0˚C sẽ cho ra tín hiệu điện trở là 100Ω. Hễ khi nhiệt độ môi trường tăng cao thì giá trị điện trở nãy sẽ tăng theo.
Vậy cảm biến nhiệt độ PT100 là dạng thiết bị đo lường nhiệt độ dựa trên nguyên lý sự cảm nhận nhiệt độ bằng điện trở. Đây là dạng cảm biến có độ chính xác tối ưu nhất so với những loại cảm biến nhiệt độ hiện nay. Loai cảm biến này có nhiều tên gọi như là đầu dò nhiệt độ PT100, cảm biến nhiệt độ PT100 dạng củ hành, cảm biến PT100.
Các loại cảm biến nhiệt độ
Cảm biến nhiệt độ PT100 sẽ được biết đến với 2 dạng phổ biến như sau: đó là cảm biến nhiệt độ PT100 dạng củ hành và cảm biến nhiệt độ PT100 dạng dây.
Cảm biến PT100 dạng củ hành
Tại sao lại đặt cái tên kỳ lạ đến như vậy?
Đơn giản chỉ vì cảm biến nhiệt độ PT100 này có phần đầu (bộ phẩn xử lý và nối dây) nó giống củ hành. Ngoài ra bạn cũng sẽ được đề cập với tên gọi như đầu dò nhiệt độ PT100 hay cảm biến PT100 dạng que.
Ở dạng cảm biến nhiệt độ củ hành này sẽ được phân loại mã như sau:
- PT100
- PT500
- PT1000
- Ni100
Cảm biến PT100 dạng dây
Điểm khác biệt rõ rết giữa hai loại này đó là có dây và không có dây. Đối với loại này, thì sợi dây dẫn của nó được bao bọc của vật liệu bằng thép không rỉ AISI 304. Chiều dài của sợi dây dẫn lên đến 2m.
Nhưng đặc điểm chung của hai loại có dây và không có dây đều là dạng cảm biến Pt100 3 dây.
Đặc điểm cảm biến PT100
Để hiểu rõ thêm về cảm biến PT100 này có cấu tạo và và thông số như thế nào thì các bạn tham khảo qua phần mục này nhé!
Cấu tạo cảm biến
Về cấu tạo của cảm biến nhiệt độ RTD thì gồm có 6 bộ phận:
- Bộ phận cảm nhận PT100 – đây là phần quan trọng nhất của cảm biến nhiệt điện trở
- Dây kết nối – đây là phần dây tín hiệu dùng để truyền từ bộ phận cảm nhận đến phần đấu nối nằm trong đầu kết nối
- Lớp cách điện bằng gốm sứ – dùng để chống lại hiện tượng đoản mạch và cách ly dây kết nối khỏi lớp vỏ bảo vệ
- Bộ nhôm min được lớp đầy khoảng trống bên trong cây que dò. Như vậy sẽ bảo vệ bộ phận cảm nhận và những phần bên trong khỏi va đập.
- Lớp vỏ bảo vệ dùng để bảo vệ mọi bộ phận bên trong thanh que dò
- Đầu kết nối – dùng để bảo vệ phần kết nối dây tín hiệu bên trong que dò.
Cách nối dây PT100
Quá trình nối dây cho cảm biến PT100 3 dây khá là đơn giản. Quá trình nối này ai ai cũng đều làm được, nhưng nên để người làm quen tay làm cho nhanh nhé!
Khi bạn mở phần đầu bảo vệ kết nối ra thì sẽ có 3 vị trí dùng để nối dây cho cảm biến PT100 3 dây. Bạn để ý kỹ là có 2 chân cùng màu đỏ và 1 chân có màu trắng. Vậy cách đấu cảm biến khá đơn giản hơn rồi. Bạn chỉ cần dùng 2 sợi dây cùng màu vô vị trí chân vít cùng màu, còn lại thì dùng sợi dây khác màu để nối.
Thông số kỹ thuật
Về thông số kỹ thuật sẽ tùy thuộc vô từng loại. Thế nên loại thông số dưới đây thì chỉ có thể một cách chung chung cho bạn dễ hiểu.
- Cảm biến PT100 – 3 dây
- Thang đo nhiệt độ: khoảng từ -80…+600˚C
- Sự sai số: 0,3 ˚C
- Đường kính đầu dò: 4, 6, 8, 10mm
- Chiều dài que dò: từ 6 đến 500mm
- Ren kết nối: chủ yêu là ½”G
- Bảo hành: 6 tháng
Ứng dụng cảm biến nhiệt độ
Chủ yếu dùng để cảm nhận nhiệt độ môi trường thông qua sự thay đổi giá trị điện trở. Sau đó dạng tín hiệu này sẽ được truyền đến các thiết bị nhận tín hiệu như là bộ hiển thị tín hiệu nhiệt độ, bộ điều khiển Relay, PLC…
Ngoài ra, chúng ta còn có thể đọc tín hiệu bằng đường truyền RS485. Để làm được điều ấy thì phải cần thêm bột chuyển đổi RTD sang RS485. Bởi vì, ngày nay nhiều thiết bị điện tử đang được chuyển sang dạng tín hiệu RS485. Do đây là kiểu đường truyền có tốc độ truyền tải lên đến 10Mb/s và chiều dài lên đến 1200m
Ưu và nhược điểm cảm biến
Dưới đây là một vài lời “feedback” mà chinh cá nhân tôi đã từng trải nghiệm, các bạn thử tham khảo qua nhé!
Ưu điểm
- Đây là cảm biến có độ chính xác tốt nhất khi so với những các cảm biến cùng loại (0,3˚C)
- Cấu tạo bằng vật liệu Platium nên khả năng chịu nhiệt tốt.
- Thanh que dò được làm từ thép không rỉ, nên nó khá là bền cho dù ở nhiệt độ cao.
Nhược điểm
- Nếu so với các cảm biến cùng loại thì giá thành của loại này sẽ mắc hơn.
- Sẽ có rất ít thiết bi có thể đọc được tín hiệu RTD. Nên đôi khi phải mua thêm vài bộ chuyển đổi.
- Không dùng đo ở những khu vực có sự ăn mòn như axit, nước muối…
Mua cảm biến PT100 ở đâu
Giá cảm biến nhiệt độ PT100 là bao nhiêu? Làm sao có thể mua cảm biến nhiệt độ PT100 ở TP. Hồ Chí Minh?
Để có thể mua loại cảm biến nhiệt độ PT100 thì các bạn hãy liên hệ một vài thông tin bên dưới nhé!
Tổng kết
Cảm biến PT100 là dạng cảm biến đô nhiệt độ, có bộ phận cảm biến được làm bằng bạch kim.
Giá trị điện trở sẽ bằng 100Ω tại nhiệt độ 0˚C.
Được thiết kế bởi công ty Termotech – Italy. Đây là công ty chuyên cung cấp các loại thiết bị đo lường.
Cảm biến sẽ có 6 phần là chủ yếu:
- Một là, bộ phận cảm nhận bằng Platium.
- Hai là, dây dẫn kết nối.
- Ba là, lớp sứ cách điện.
- Bốn là, lớp bột nhôm mịn.
- Năm là, lớp vỏ bảo vệ.
- Cuối cùng là, đầu kết nối – đầu bảo vệ
Cách đấu cảm biến tiến hành đơn giản. Chỉ cần nối chung màu dây ở vị trí cùng màu đỏ. Còn dây còn lại là khác màu.
Cảm biến nhiệt độ có nhiều sự hạn chế về môi trường đo.
Ngoài ra, có một số bài viết mà bạn có thể tham khảo qua:
Tìm hiểu thêm về một số kiểu dáng cảm biến nhiệt độ RTD
Nguyên lý làm việc và một số thiết bị dùng để đọc tín hiệu RTD PT100
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của tôi. Chúc các bạn một ngày tốt lành!
SALES ENGINEER: Nguyễn Thành Đạt
SĐT: 0342962936
Bài viết liên quan
Cảm biến nhiệt độ DST100
Các bạn đã biết lợi ích của các loại cảm biến nhiệt độ chưa? Với xã hội hiện đại ngày nay nói chung, và trong thế giới công nghiệp nói riêng Cảm biến nhiệt độ luôn là một thiết bị có tầm quan trọng trong việc đo lường và kiểm soát nhiệt độ trong nhiều […]
Nguyên lí cảm biến nhiệt độ RTD
Chào cả nhà! Chắc hẳn cả nhà đã biết được Cảm biến nhiệt độ là một thiết bị quan trọng trong nhiều lĩnh vực, từ sản xuất công nghiệp, y tế, đến các ứng dụng gia đình. Chúng đóng vai trò then chốt trong việc đo lường và giám sát nhiệt độ, giúp đảm bảo […]
Cảm biến nhiệt độ phòng là gì?
Nói về cảm biến nhiệt độ thì chắc có lẽ nhiều bạn sẽ không còn xa lạ với cụm từ này, Nhưng Cảm biến nhiệt độ phòng thì các bạn sẽ nghe khác lạ hẳn đúng không? Nói một cách nôn na dễ hiểu Cảm biến nhiệt độ cũng có thể gọi là cảm biến […]