Cảm biến radar LPRS80 của thương hiệu Desta là thiết bị được sử dụng trong đa dạng lĩnh vực đời sống và sản xuất. LPRS80 sở hữu những tính năng nổi bật cùng khả năng làm việc hiệu quả trong đa dạng môi trường. Trong bài viết dưới đây, Hưng Phát sẽ cung cấp đến bạn những thông tin chi tiết về cảm biến vi sóng không tiếp xúc LPRS80.
Tóm Tắt Nội Dung
Những điều bạn cần biết về cảm biến radar
Cảm biến radar hay còn được biết đến là cảm biến vi sóng. Đây là những thiếu bị dùng để chuyển đổi tín hiệu vi sóng là các chùm tia thành tín hiệu điện. Người ta sử dụng công nghệ cảm biến không dây để phát hiện những chuyển động bằng cách tìm ra vị trí, hình dạng, đặc điểm chuyển động và quỹ đạo chuyển động của đối tượng cụ thể.
Cmar biến vi sóng không bị ảnh hưởng bởi yếu tố về ánh sáng, bóng tối, kha rnawng phát hiện những vật cản như kính, có thể xuyên tường. So với những loại cảm biến khác như siêu âm thì cảm biến này có phạm vi hoạt động xa hơn, an toàn cho người và động vật.
Thông tin chi tiết về cảm biến radar không tiếp xúc LPRS80 của Desta
Cảm biến radar không tiếp xúc LPRS80 là sản phẩm của thương hiệu Desta. Dưới đây là những thông tin chi tiết về sản phẩm được Hưng Phát tổng hợp.
Hoạt động
Cảm biến radar LPRS80 tần số 80 GHz là thiết bị tuyệt vời để đo mức không tiếp xúc của các vật chất tồn tại ở thể lỏng và rắn. Các xung vi sóng trong thiết bị được phát ra từ ăn ten của radar và di chuyển với tốc độ ánh sáng. Một phần năng lượng được phát ra sẽ bị phản xạ bởi bề mặt của vật chất cần đo. Những năng lượng bị phản xạ này được một ăn ten tên tiếp nhận và phân tích để đưa ra kết quả để con người có thể hiểu.
Như vậy, LPRS80 có khả năng đo được mức vật chất chứa trong thùng, silo mà không cần chạm vào bất kỳ thành phần nào của các chất. Đây là một trong những phương pháp an toàn được áp dụng phổ biến hiện nay.
Những đặc trưng của cảm biến radar không tiếp xúc LPRS80
Cảm biến LPRS80 có những đặc trưng nổi bật như:
- Thiết kế nhỏ gọn.
- LPRS80 không tiếp xúc trực tiếp đến bề mặt của vật liệu và vẫn đo được chính xác các thông số về mức hay chuyển động của chất liệu.
- Không cần lọc không khí trước khi thực hiện đo.
- Chi phí tối ưu cho người sử dụng.
- Sản phẩm được tích hợp tính năng phát tín hiệu từ xa.
- Độ phân giải cao.
- Tần số của sóng liên tục được thay đổi.
- Độ chính xác của phép đo lớn. Thiết bị mô tả các thông số như khoảng cách và vị trí góc một cách chính xác. Độ chính xác của quá trình đo phụ thuộc vào khung thời gian thực hiện. Thời gian đo càng lâu, radar càng nhận được nhiều chỉ số. Dữ liệu nhận được phục vụ cho hoạt động phân tích lớn thì độ chính xác càng đáng tin.
Dữ liệu hoạt động và dữ liệu điện của cảm biến vi sóng LPRS80
Thông tin về dữ liệu hoạt động của cảm biến radar LPRS80:
Tiêu chí | Thông số chi tiết |
Tần số | 76 – 81 GHz |
Giới hạn nhiệt độ hoạt động | -40 độ C – 80 độ C |
Cài đặt | Gen nối G 1 1/2″ |
Sai số tối đa | +/- 2mm |
Góc phát chùm tia | 8 độ |
Thời gian phản hồi | < 2 giây |
Áp suất cho phép | -1 đến 3 bar |
Tiêu chuẩn bảo vệ | IP76/ IP68 |
Dữ liệu điện của thiết bị:
Tiêu chí | Thông số chi tiết |
Tín hiệu đầu ra | 2-wire 4 – 20 mA HART MODBUS |
Năng lượng điện cung cấp | 18 – 36 V DC <0.5W |
Kết nối của nguồn điện | gen G1” |
Những ứng dụng thực tế của LPRS80
LPRS80 được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực cuộc sống và sản xuất như:
- Đo mức trầm tích, xi măng, thức ăn chăn nuôi…
- Dùng cho những bồn hóa chất lỏng và rắn đơn giản, không có tính oxi hóa cao.
- Dùng trong quy trình công nghiệp.
- Dùng để đo mực nước sông, kênh mở.
- Đo độ sâu giếng hoặc chiều cao mực nước giếng.
Các thông số khác của thiết bị
Một số thông số chi tiết khác của LPRS80:
- Khoảng đo: 1 – 10m hoặc 0 – 30m.
- Chất liệu ăng ten: PP.
- Kết nối có thể tùy chọn: bluetooth, MODBUS, HART, RS485 Modbus.
Ưu điểm của cảm biến radar không tiếp xúc
Những ưu điểm hàng đầu của thiết bị cảm biến vi sóng radar không tiếp xúc:
- Thiết bị cho phép người dùng đo trực tiếp từ trên xuống trong trường hợp đo khoảng cách đến bề mặt của vật chất.
- Độ chính xác của thiết bị không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng, áp suất, nhiệt độ, bụi, bọt và độ nhớt.
- Dữ liệu toàn diện: cảm biến có khả năng phát hiện cả vật thể chuyển động và vật thể đứng yên. Sau khi xử lý tín hiệu, dữ liệu nhận được thông qua phản xạ cung cấp những thông tin khác nhau về đường nét, mức vật thể và môi trường xung quanh.
- Phát hiện đa chiều: cảm biến có khả năng thu thập dữ liệu rộng rãi về môi trường.
- Hoạt động kiểm tra, thay thế, bảo dưỡng thiết bị được thực hiện đơn giản, dễ dàng.
- Thiết bị sử dụng được trong môi trường bụi bẩn, các hóa chất ăn mòn và cả hydrocacbon.
- Thiết bị sử dụng được nhiều đơn vị đo khác nhau như m, mm, cm, mA, inch…
- Cảm biến dễ dàng lắp đặt trong không gian hẹp.
- Sản paharm có độ bền cao, thời gian sử dụng lâu dài.
Một số hạn chế của cảm biến radar không tiếp xúc
Bên cạnh những ưu điểm ở trên, thiết bị cũng tồn tại một số hạn chế như:
- Thiết bị cần có khoảng không gian phía trước để cảm biển không bị cản trở bởi đường ống hoặc thành thùng chứa.
- Những vật cản có trong bồn như đường ống dẫn, cánh khuấy có thể gây nên tín hiệu phản hồi sai.
Một số lưu ý để lựa chọn được thiết bị phù hợp
Không phải tất cả các cảm biến radar không tiếp xúc đều giống nhau. Những sản phẩm này thường khác nhau về chức năng và đặt tính Điều này là do cấu hình sản phẩm có sự khác nhau. Chính vì vậy, để chọn được sản phẩm phù hợp, bạn nên tìm hiểu hai thông số là dải băng tần và loại sóng.
Mỗi cảm biến cho phép người dùng truyền và nhận sóng trong một dải băng tần cụ thể. Các tính chất vật lý khác nhau sẽ tạo ra cảm biến có dải băng tần khác nhau. Các sản phẩm radar dùng trong lĩnh vực thương mại có tần số từ 10 – 120 GHz. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, bạn có thể lựa chọn tần số khác nhau như:
- Tần số 10 GHz cho phép đo xuyên tường.
- Cảm biến ở dải băng tần 60 – 80 GHz như LPRS80 hỗ trợ độ phân giải cao hơn.
Tín hiệu của radar cũng bị ảnh hưởng thông qua loại sóng radar được sử dụng. Trên thị trường hiện nay có các loại phổ biến là CW, FSK và FMCW:
- CW – continuous wave mang ý nghĩ là sóng liên tục. Cảm biến sử dụng loiaj sóng này có khả năng truyền và nhận tín hiệu đồng thời và liên tục. Loại này còn được gọi là radar sóng liên tục không thể điều chỉnh.
- FSK – frequency-shift keying mang ý nghĩa là sóng thay đổi tần số. Đây là một loại radar FMCW đặc biệt có khả năng chuyển đổi xen kẽ giữa hai tần số.
- FMCW – frequency-modulated continuous wave mang ý nghĩa sóng liên tục được điều chỉnh theo tần số. Loại sóng radar này không sử dụng tần số truyền cố định. Thay vào đó, thiết bị sử dụng sóng biến tần theo các chỉ số khác nhau.
Hưng Phát đã cung cấp đến bạn những thông tin chi tiết về cảm biến ra đa và thiết bị cảm biến LPRS80 của Desta. Mong rằng qua bài viết, bạn sẽ hiểu hơn về thiết bị đo mức vật chất này. Nếu bạn có câu hỏi về sản phẩm, vui lòng liên hệ đến Hưng Phát để được hỗ trợ tốt nhất.
Bài viết liên quan
Loadcell là gì? Tìm hiểu về nguyên lý và ứng dụng của Loadcell
Loadcell là gì? Loadcell cung cấp kết quả đo trọng lượng và lực với độ chính xác cao; giúp các doanh nghiệp đảm bảo được quá trình sản xuất đạt chuẩn; giảm thiểu sai sót và lãng phí. Trong các hệ thống cân điện tử; Loadcell đóng vai trò cốt lõi giúp đo chính xác […]
Laser Là Gì? Tìm Hiểu Nguyên Lý Hoạt Động và Ứng Dụng Của Laser
Chắc hẳn các bạn đọc giả sẽ không còn gì xa lạ đối với tia ( ánh sáng) Laser là gì đúng không? Laser là một công nghệ quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến nhiều lĩnh vực trong cuộc sống hiện đại. Hãy cùng mình tìm hiểu thêm về ứng dụng cụ thể […]
Cách Đấu Công Tắc Điện 1 Chiều Cho Bóng Đèn: Hướng Dẫn Chi Tiết
Cách đấu công tắc điện 1 chiều vào bóng đèn là một chủ đề được nhiều người quan tâm; đặc biệt trong những tình huống không thể nhờ thợ điện kịp thời. Vậy làm thế nào để tự đấu công tắc một cách an toàn? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới […]