Cáp quang ADSS

Cáp quang ADSS là gì? Ứng dụng của cáp quang ADSS trong đời sống

Cáp quang ADSS được thiết kế từ những sợi đơn mode, được đặt trong ống lỏng. Bên trong còn có nhồi dầu chống ẩm, có màng ngăn ẩm. Không chỉ vậy lớp sợi còn có khả năng chịu được lực phi kim loại. Cáp quang này có hai lớp vỏ. Đồng thời được hình thành từ 2 cho đến 144 sợi với độ dài vượt nằm trong khoảng 100m đến 500m. Vậy cáp quang ADSS là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta giải đáp câu hỏi ý. Cùng với đó là những thông tin vô cùng hữu ích về cấu tạo và ứng dụng của cáp quang này trong đời sống. Chúng ta cùng tham khảo nhé!

Cáp quang treo ADSS là gì?

Cáp quang ADSS
Cáp quang ADSS

ADSS (All Dielectric Self-Supporting) là tên gọi khác của cáp quang treo phi kim loại hay cáp quang khoảng vượt, được sử dụng để đi trên các tuyến đường dây điện lực hoặc kết nối cáp quang ở những khoảng cách xa với dung lượng từ 4 đến 36 sợi quang, khoảng vượt từ 100m đến 900m. Cáp quang Singlemode ADSS không sử dụng thành phần kim loại và được thiết kế nhằm đáp ứng một cách tốt nhất các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn TCN 68-160-1996 và tiêu chuẩn TCVN 6745-3: 2000.

Hiểu một cách đơn giản nhất: Cáp quang ADSS là loại cáp quang Single mode sử dụng để treo, cấu trúc cáp hoàn toàn không có thành phần kim loại nhưng vẫn đảm bảo được độ dẻo dai và không bị võng khi kéo căng từ điểm này đến điểm kia, có các loại khoảng vượt 100, 150, 200….đến 900m. Cáp có thể được sử dụng kéo vượt đồi núi (từ đỉnh đồi này sang đỉnh đồi khác, hoặc vượt sông, vượt hồ…

1. Cấu tạo cáp quang treo ADSS

Mặt cắt sợi cáp quang
Mặt cắt sợi cáp quang

Sợi cáp quang singlemode theo tiêu chuẩn G.652.D hoặc G 655. Sợi quang được bọc bảo vệ thành hai lớp bằng vật liệu chịu được tia cực tím.

Phần tử chịu lực phi kim loại trung tâm (FRP).

Ống đệm chứa và bảo vệ sợi quang được làm theo công nghệ ống đệm lỏng.

Ống đệm lỏng được điền đầy bằng hợp chất đặc biệt (Thixotrophic Jelly) sẽ không làm cản trở sự di chuyển tự do của sợi quang.

Sợi độn có kích thước tương tự như các ống lỏng và có màu dễ phân biệt được với các ống lỏng chứa sợi. Ống đệm và sợi độn được bện theo phương pháp SZ chung quanh phần tử chịu lực trung tâm.

Thành phần chống ẩm trung tâm là sợi chống thấm chạy dọc theo cáp. Thành phần chống ẩm bên ngoài là băng chống thấm bao quanh lõi cáp.

Lớp nhựa HDPE bọc lót bảo vệ lõi.

Lớp sợi chịu lực bao quanh lớp vỏ trong.

Sợi róc dùng để tuốt lớp vỏ trong và vỏ ngoài của cáp. Lớp nhựa HDPE màu đen bảo vệ ngoài.

1.2. Cấu trúc cáp quang ADSS – Cáp quang khoảng vượt

Vật liệu Mô tả
Số sợi quang 4 8 12 24 36
  

Ống lỏng

Số sợi quang trong một ống lỏng 4 6 6 6 6
Số ống lỏng 1 2 2 4 6
Vật liệu PBT (Polybutylene terephthalate)
Đường kính ngoài, mm ≥2.1 ≥2.1 ≥2.1 ≥2.1 ≥2.1
Chất độn trong ống lỏng Thixotrophic Jelly
Sợi đệm Vật liệu PE hoặc tương đương
Đường kính ≥2.1 ≥2.1 ≥2.1 ≥2.1
Thành phần gia cường trung tâm Vật liệu FRP (Fiberglass Reinforce with Palstic)
Đường kính ≥2.1 ≥2.1 ≥2.1 ≥2.1 ≥2.1
Vật liệu chống thấm lõi Sợi chống thấm
Lớp bảo vệ lõi Băng chống thấm
Sợi róc vỏ trong Plastic
Lớp bọc lót HDPE
Sợi róc vỏ ngoài Aramid yarn
Lớp gia cường Aramid yarn
Lớp vỏ ngoài Vật liệu HDPE
Độ dày ≥ 1.5 mm

1.3. Quy tắc đánh dấu màu sợi và ống lỏng của cáp ADSS

Sợi quang/Ống lỏng Mã màu
1 Lam (Blue)
2 Cam (Orange)
3 Lục (Gree)
4 Nâu (Brown)
5 Ghi (Gray)
6 Trắng (WT)

1.4. Số sợi và kiểu cấu trúc cáp treo ADSS 24FO

Dung lượng cáp Số ống lỏng Số lượng sợi trong từng ống lỏng
Lam Cam Lục Nâu Ghi Trắng
4 1 4 Sợi đệm Sợi đệm Sợi đệm Sợi đệm Sợi đệm
8 2 6 2 Sợi đệm Sợi đệm Sợi đệm Sợi đệm
12 2 6 6 Sợi đệm Sợi đệm Sợi đệm Sợi đệm
24 4 6 6 6 6 Sợi đệm Sợi đệm
36 6 6 6 6 6 6 6
ADSS cáp treo
ADSS cáp treo

2. Thông số kỹ thuật cáp quang treo ADSS khoảng vượt

TT Đặc tính Tiêu chuẩn
1 Yêu cầu đối với sợi quang
1.1 Loại sợi Đơn mode (SM) G 652
1.2 Đường kính trường mode (MFD) tại bước sóng 1310nm 9,2 m  0,5 m
1.3 Đường kính vỏ 125 m  1 m
1.4 Sai số đồng tâm giữa lõi và vỏ  0,6 m
1.5 Độ không tròn đều của vỏ < 1%
1.6 Bước sóng cắt  1260 nm
1.7 Hệ số suy hao–  Từ 1310nm

–  Tại 1550nm

 0,35 dB/km

 0,25 dB/km

1.8 Độ tán sắc–  Tại bước sóng 1310nm

–  Tại bước sóng 1550nm

  3,5 ps/(nmxkm)

  18 ps/(nmxkm)

1.9 Độ dốc tán sắc Zero   0,092 ps/(nm2.km)
1.10 Bước sóng tán Zero (0min – omax) 1300 nm – 1324 nm
1.11 Suy hao bán kính uốn cong tại 1625nm trong điều kiện thử với bán kính uốn cong: 30mm, số vòng: 100   0,1 dB
1.12 Hệ số tán sắc mode phân cực   0,2 ps/sqrt.km
1.13 Đường kính lớp phủ sơ cấp 245 m  10 m
1.14 Đường kính sợi quang màu 250 m  10 m
2 Yêu cầu kỹ thuật đối với cáp sợi quang
2.1 Các chỉ tiêu về độ bền cơ học
 

 

 

2.1.1

Lực căng tối đa trong vận hành (MOT- Maximum Operation Tension) Tuân theo EIA-455-33A 1998

–  Đường kính ròng rọc : ≥ 30D (D là đường kính cáp)

–  Chiều dài đoạn cáp chịu lực tối thiểu là 90m

–  Thời gian chịu lực: 1h

–  Đo suy hao của cáp trước, trong và sau khi tác động lực

–  Tiêu chuẩn đánh giá:

+ Suy hao cáp trước, trong và sau khi tác động lực là không thay đổi

+ Trong suốt quá trình đo, sợi quang trên đoạn cáp chịu lực căng không được giãn quá 0.2%.

+ Vỏ cáp không bị rạn, sợi quang không bị gãy

 

 

 

2.1.2

Lực căng tối đa cho phép (MAT – Maximum Allowable Tension) Tuân theo EIA-455-33A 1998–  Đường kính ròng rọc : ≥ 30D (D là đường kính cáp)

–  Chiều dài đoạn cáp chịu lực tối thiểu là 90m

–  Nâng dần tải tác động cho phép trong 5 phút

–  Đo suy hao của cáp trước và sau khi tác động lực

–  Tiêu chuẩn đánh giá:

+ Suy hao cáp trước và sau khi tác động lực không thay đổi quá 0.1dB tại bước sóng 1550nm

+ Vỏ cáp không bị rạn, sợi quang không bị gãy

 

 

2.1.3

Khả năng chịu nén Tuân theo IEC 60794-1-2-E3 và IEEE-1222-2003 mục 3.1.1.7.1–  Chiều dài chịu nén: 100mm

–  Thời gian chịu nén: 10 phút

–  Tải tác động: 2,2 kN

–  Tiêu chuẩn đánh giá:

+ Suy hao cáp trước, trong và sau khi tác động lực không thay đổi quá 0.1dB so với trước khi nén tại bước sóng 1550nm

+ Vỏ cáp không bị rạn, sợi quang không bị gãy

2.1.4 Khả năng chịu xoắn Tuân theo IEC 60794-1-2-E7 và IEEE-1222-2003 mục 3.1.1.6–  Chiều dài mẫu thử: 4m

–  Tải cố định cáp: ≥ 50N

–  Chu kỳ xoắn: 0o → 180o → 0o → -180o

– Số chu kỳ xoắn: ≥ 10
– Tiêu chuẩn đánh giá:
+ Suy hao cáp trước, trong và sau khi tác động lực không thay đổi quá 0.1dB so với trước khi nén tại bước sóng 1550nm
+ Vỏ cáp không bị rạn, sợi quang không bị gãy
2.1.5 Khả năng chịu uốn cong Tuân theo IEC-60794-1-2-E6, IEEE-1222-2003 mục 3.1.1.6, TCVN 68-
160 mục 5 bảng B5.1.
– Tải trọng uốn cong : ≥ 20kg
– Chu kỳ uốn : 0o -> 90o -> -90o -> 0o
– Số chu kỳ : 25 chu kỳ
– Bán kính uốn cong : Theo yêu cầu của tiêu chuẩn
– Tiêu chuẩn đánh giá : Suy hao cáp trước, trong và sau khi tác động lực không thay đổi quá 0.1dB so tại bước sóng 1550nm
 

 

 

 

2.1.6

Khả năng chịu va đập – Tuân theo IEC60794-1-E4
– Chiều cao va đập: 1m
– Khối lượng búa rơi: 1Kg
– Bán kính cong của tấm thép trung gian: 12,5mm
– Chiều dài mẫu thử: 5m Số lần va đập: ≥10lần
– Tiêu chuẩn đánh giá:
+Suy hao cáp trước và sau khi tác động lực không thay đổi quá 0.1dB so với trước khi nén tại bước sóng 1550nm
+Vỏ cáp không bị rạn, sợi quang không bị gãy
2.2 Các yêu cầu kỹ thuật đối với tác động của môi trường
 

 

2.2.1

Nhiệt độ làm việc Cáp thử trong buồng nhiệt thay đổi từ -30oC → 60oC trong thời gian 2 ngày (2 chu kỳ nhiệt với điểm bắt đầu và kết thúc là nhiệt độ phòng 23- oC)Với từng chu kỳ nhiệt thời gian giảm từ 23oC→ -30oC là 3 giờ, thời gian giữ ở -30oC là 6 giờ, thời gian tăng từ -30oC→ 60oC là 6 giờ, thời gian giữ ở 60oC là 6 giờ, thời gian giảm từ 60oC→ 23oC là 3 giờ

Chiều dài mẫu  ≥ 500m

Tiêu chuẩn đánh giá: suy hao tăng thêm không quá 0.05dB/Km

 

 

 

2.2.2

Khả năng chống thấm nước của cáp (water blocking) Tuân theo IEC 60794-1-2-F5B :–  Chiều dài mẫu thử 3m đặt theo phương ngang, một đầu cắm vào ống nước cao 1m, đầu còn lại để hở

–  Nước được hòa vào một loại bột màu có khả năng phát sáng dưới ánh sáng UV (không phản ứng với thành phần của cáp)

–  Nhiệt độ kiểm tra: 20±5oC

–  Thời gian kiểm tra: 24h

–  Tiêu chuẩn đánh giá: nước không bị rò rỉ ra ở đầu còn lại của cáp (sử dụng ánh sáng UV kiểm tra)

 

2.2.3

Khả năng chịu được điện áp phóng điện (trong thời gian 5 phút) –  Đặt 2 bản cực áp vào bên trong và bên ngoài lớp vỏ–  Đặt gia trị điện áp theo chỉ tiêu

–  Duy trì điện áp trong 5 phút

–  Tiêu chuẩn đánh giá : vỏ cáp không bị phá hủy

 

2.2.4

Khả năng liên kết của chất điền đầy Tuân theo IEC 60794-1-2-E14 :–  Số lượng mẫu thử : 5 mẫu

–  Chiều dài mẫu thử 300mm ± 5mm

–  Bóc lớp vỏ ngoài với chiều dài 130mm ± 2,5mm, bóc tiếp các thành phần của cáp đến lớp ống lỏng một đoạn dài 80mm ± 2,5mm

–  Treo cáp theo phương thẳng đứng, đầu cáp đã bóc hướng xuống dưới, đầu cáp không được bịt kín–  Nhiệt độ kiểm tra : 60±5oC

–  Thời gian kiểm tra : 24h

–  Tiêu chuẩn đánh giá : Thành phần điền đầy bị dò gỉ ra ngoài không nhiều hơn 0,05g

Cáp quang ADSS
Cáp quang ADSS

3. Đặc tính cáp quang treo khoảng vượt ADSS

Đặc tính Thông số
Khoảng vượt tối đa 100m 150m 200m 300m 400m 500m
Đường kính cáp,mm 12±1 13±1 13±1 13±1 14±1 14±1
Lực kéo lớn nhất khi lắp đặt, KN 6,2 9,0 12,6 16,5 25,0 35,0
Lực kéo lớn nhất khi làm việc, KN 3,1 4,0 6,3 9,0 12,0 17,0
Bán kính cong nhỏ nhất khi lắp đặt ≥ 20 lần đường kính ngoài của cáp
Bán kính cong nhỏ nhất sau khi lắp đặt ≥ 10 lần đường kính ngoài của cáp
Lực va đập (E=3Nm, r= 300mm) 30 lần
Khả năng chịu nén, N/100 mm 2000
Khả năng chịu va đập Với E=10N.m, r=150 mm 10 lần va đập
Khả năng chịu điện áp phóng điện:–  Đối với điện áp 1 chiều, kV

–  Đối với điện áp xoay chiều (50 – 60 Hz), kV

 ≥20

≥10

Độ võng tối đa% 1,5
Khoảng nhiệt độ bảo quản , oC -30 , +70
Khoảng nhiệt độ khi lắp đặt, oC -5 , +50
Khoảng nhiệt độ làm việc, oC -30 , +70
Độ dư sợi quang so với chiều dài cáp, % ≥ 1

4. Quy cách đánh dấu và đóng gói cáp quang ADSS

4.1. Đánh dấu và chiều dài cáp

Các thông tin được đánh dấu theo mỗi mét chiều dài theo tiêu chuẩn IEEE P1222. Bao gồm: Tên của nhà sản

xuất; Ký hiệu cáp; Loại sợi quang và số sợi quang; Tháng, năm sản xuất và số thứ tự mét dài. Các thông tin khác được điền theo yêu cầu khách hàng

4.2. Đóng gói cáp quang ADSS – cáp quang treo phi kim loại

Cáp được quấn vào trong bobbin gỗ. Đường kính của tang trong lớn hơn 40 lần đường kính ngoài của cáp và đảm bảo chống được các hư hỏng khi vận chuyển, bốc dỡ.

Cả hai đầu của cáp đều được bọc kín chống thấm nước. Đầu trong của cáp thò ra ngoài khoảng 1,5m sau đó được cố định vào thành bobbin, đầu ngoài được cố định vào cáp hoặc má trong bobbin.

Bao ngoài bobbin cáp là các nan gỗ được gắn vào bobbin bằng đinh và có đai sắt bảo vệ.

Mặt ngoài bobbin phiếu thông tin ghi rõ: Tên nhà sản xuất; Tiêu chuẩn áp dụng; Ký hiệu cáp, loai và số sợi quang; Chiều dài cuộn cáp; Khối  lượng cáp; Khối lượng tổng ; Mã số lô; Tháng năm sản xuất;  Mũi   tên chỉ đầu ngoài và hướng lăn cuộn và dấu kiểm tra KCS khi xuất xưởng

Ứng dụng của cáp quang ADSS là gì?

Ứng dụng của cáp quang
Ứng dụng của cáp quang

Cáp quang ADSS giúp chuyển tải Internet đi xa có chiều dài lên đến hàng kilomet mà không xảy ra tình trạng bị mất tín hiệu đường truyền hay làm giảm chất lượng của tín hiệu. Từ đó, giúp dễ dàng đưa mạng cáp quang đến với những nơi có địa hình khó khăn, vùng đồi núi. Ngoài ra, cáp quang ADSS còn được đưa vào thi công những tuyến cáp Zing với đường truyền có tốc độ cao.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cáp quang ADSS là gì mà thietbidoluong muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng bài viết mang tới cho bạn nhiều thông tin bổ ích về cáp quang ADSS là gì!



Bài viết liên quan

Top cờ lê đa năng tốt nhất: Lựa chọn hoàn hảo cho dân kỹ thuật

Cờ lê là một dụng cụ cầm tay không thể thiếu trong lĩnh vực cơ khí và kỹ thuật, hỗ trợ anh em kỹ thuật hoàn thành công việc nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. Dưới đây là danh sách những cờ lê đa năng đáng sở hữu nhất, giúp anh em tìm được […]

Các loại cảm biến áp suất: Tìm hiểu chi tiết và ứng dụng phổ biến

Các loại cảm biến áp suất là những thiết bị dùng để đo áp suất của chất lỏng hoặc khí. Nó chuyển đổi áp suất vật lý thành tín hiệu điện; giúp dễ dàng theo dõi và kiểm soát áp suất trong các hệ thống công nghiệp; ô tô; và nhiều ứng dụng khác. CẢM […]

Loadcell là gì? Tìm hiểu nguyên lý và ứng dụng của Loadcell

Loadcell là gì?  Loadcell cung cấp kết quả đo trọng lượng và lực với độ chính xác cao; giúp các doanh nghiệp đảm bảo được quá trình sản xuất đạt chuẩn; giảm thiểu sai sót và lãng phí. Trong các hệ thống cân điện tử; Loadcell đóng vai trò cốt lõi giúp đo chính xác […]