Cảm biến nhiệt độ Pt100

Cấu tạo cảm biến nhiệt độ RTD Pt100

Rất nhiều nhà máy đã và đang sử dụng cảm biến nhiệt độ RTD PT100 nhưng không có nhiều người biết được cấu tạo cảm biến nhiệt độ  RTD Pt100. Cảm biến nhiệt độ Pt100 RTD là gì? tại sao lại dùng Pt100 ? Pt100 là chữ viết tắt của chữ gì? Các lưu ý khi chọn mua cảm biến nhiệt độ pt100 RTD?  tại sao RTD thường được hiểu là Pt100, Class B khác Class A chỗ nào sai số của cảm biến Pt100…

Cùng mình tìm hiệu bài viết bên dưới nhé!

Cấu tạo cảm biến nhiệt độ RTD PT100 là gì?

Cảm biến nhiệt dộ PT100 RTD
Cảm biến nhiệt dộ PT100 RTD

RTD là chữ viết tắt của Resistance Temperature Detectors là một loại cảm biến nhiệt độ dùng để đo điện trở. RTD có thiết kế  một thanh kim loại hay dây kim loại mà điện trở của nó phụ thuộc theo sự thay đổi của nhiệt độ.

Cảm biến nhiệt độ Pt100 RTD được dùng trong hầu hết các nhà máy. Để giám sát việc thay đổi nhiệt độ, vì việc thay đổi nhiệt độ dù là nhỏ nhất trong nhà máy cũng có thể gây ra những hậu quả rất lớn, đặc biệt đối với các nhà máy có nhiệt độ cao, trong các lò hơi chẳng hạn.

Nguyên lý hoạt động cảm biến nhiệt độ RTD?

Cảm biến hoạt động dựa trên sự thay đổi điện trở, giá trị 100 ohm tương ứng với 0oC. Giá trị nhiệt độ thay đổi tỉ lệ thuận với giá trị điện trở của cảm biến nhiệt độ RTD Pt100 Ni100 .Dựa trên nguyên tắc điện trở của kim loại tăng lên khi nhiệt độ tăng lên – hiện tượng đó gọi là nhiệt điện trở suất. Do đó, đo nhiệt độ có thể được suy ra bằng cách đo điện trở của cảm biến RTD.

Nguyên lý hoạt động cảm biến nhiệt độ pt100 RTD
Nguyên lý hoạt động cảm biến nhiệt độ pt100 RTD

Trong công nghiệp vật liệu được sử dụng nhiều nhất để sản xuất cảm biến nhiệt độ là platinum và nickel có kích thướt nhỏ với điện trở xuất và độ ổn định cao . Với độ chính xác cao cùng với khả năng linh động tuyệt vời làm tăng độ tinh cậy hơn so với các loại can nhiệt ( Thermocouple ) .

Pt100 với Pt là chữ viết tắt của platinum còn 100 là giá trị 100 ohm tại 0oC . Tương tự với Ni100 thì Ni là chữ viết tắt của Nickel và 100 là giá trị 100 ohm tại 0oC . Ngoài ra chúng ta còn có Pt500 , PT1000 , Ni500 , Ni1000 …

Dãy đo nhiệt độ của hai vật liệu này nằm trong khoảng đo từ -200 …. 850oC . Tuy nhiên trên thực tế thì giá trị có thể thấp hơn tuỳ từng nhà sản xuất và độ tinh khiết của vật liệu .

Tại sao cảm biến nhiệt độ RTD hay dùng Pt100 ?

Chúng ta thường nghe tên gọi cảm biến nhiệt độ Pt100 thay cho tên cảm biến nhiệt độ RTD vì phần lớn các cảm biến đo nhiệt độ điện trở với vật liệu là platinum. Vật liệu platinum được dùng nhiều hơn vì có dãy đo rộng hơn .

Dãy đo cảm biến nhiệt độ RTD Pt100
Dãy đo cảm biến nhiệt độ RTD Pt100

Nhìn vào sơ đồ trên  chúng ta thấy rõ rằng cảm biến nhiệt độ RTD Pt100 có dãy đo rộng hơn rất nhiều từ -200 … 850oC. Còn cảm biến nhiệt độ Ni100 có dãy đo từ -60 … 180oC . Đối với loại cảm biến nhiệt độ khác thì có dãy đo như sau :

  • Pt500 có dãy đo -200 … 250oC
  • Pt1000 có dãy đo -200 … 250oC
  • Ni500 có dãy đo -60 … 180oC
  • Ni1000 có dãy đo -60 … 150oC
  • Cu 60 có dãy đo -50 … 150oC
  • Cu100 có dãy đo -50 … 150oC

Cấu tạo cảm biến nhiệt độ RTD PT100

Cấu tạo cảm biến nhiệt độ RTD Pt100
Cấu tạo cảm biến nhiệt độ RTD Pt100

Đầu dò cảm biến nhiệt độ RTD Pt100 có 6 phần chính để cấu tạo nên đầu dò nhiệt độ. Ngoài ra còn có các thành phần phụ khác cũng sẽ được mô tả trong bài viết này .

  •  Đầu dò nhiệt: thành phần quan trọng nhất, thường được làm bằng platinium hoặc nickel.
  • Gốm cách điện: được làm bằng gốm giúp cách điện các dây nối từ vỏ bọc bảo vệ.
  • Chất làm đầy: chứa bột alumina được làm khô và đổ đầy vào nhằm bảo vệ cảm biến khi bị rung động.
  • Vỏ bảo vệ: là thành phần tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiệt cần đo, giúp bảo vệ đầu dò cảm biến và dây tín hiệu của cảm biến, trong trường hợp
  • Ren kết nối: G1/2; G1/2; G3/8..
  • Đầu củ hành:  thường làm bằng các vật liệu cách điện như : nhựa , nhôm hay gốm.
  • Dây tín hiệu:  được kết nối với đầu dò cảm biến với ngõ ra dạng 2 dây , 3 dây hoặc 4 dây . Vật liệu của dây tín hiệu được sử dụng tuỳ theo từng loại đầu đò .

Có mấy loại đầu dò Pt100 RTD?

Phân loại theo hình dáng, ta sẽ có 2 loại chính: cảm biến nhiệt độ dạng đầu dò (head mouted) và dạng dây dò nhiệt độ Pt100 

Dây dò nhiệt độ có ren
Dây dò nhiệt độ Pt100
Đầu dò nhiệt độ Pt100 dạng củ hành
Đầu dò nhiệt độ Pt100 dạng củ hành

Cách đấu dây Pt100 3 dây

Cách đấu dây cảm biến nhiệt độ
Cách đấu dây cảm biến nhiệt độ

Theo cách đấu dây, ta có thể chia thành các loại: cảm biến nhiệt độ pt100 2 dây; cảm biến pt100 3 dây hay còn gọi là rRTD pt100-3wire, đầu dò pt100 4 dây, thậm chí lên đến 6 dây hoặc 8 dây. Tuy nhiên vẫn thường thấy và sử dụng nhất vẫn là pt100 3 dây. Ở trên hình là sơ đồ chân Pt100, các bạn xem theo sơ đồ và đấu dây cho đúng nhé!

Thông tin kỹ thuật khi chọn mua cảm biến nhiệt độ RTD?

Nếu bạn muốn mua cảm biến nhiệt độ RTD thì bạn phải nắm được các thông tin bên dưới bao gồm:

  • Dãy đo nhiệt độ lớn nhất cần đo
  • Đường kính que đo của cảm biến
  • Chiều dài của cảm biến nhiệt độ loại K: 50 , 100, 200, 300, 400, đến 1000mm
  • Phần kết nối là dạng gì vì có nhiều loại : ren 1/2″ , ren 3/4 ” , mặt bích …
  • Có dùng bộ chuyển đổi can K sang 4-20mA hay không ?
  • Đo cho môi trường nào? Nếu đo trong các môi trường có độ ăn mòn cao thì phải dùng thêm ống thermowell

Giá cảm biến nhiệt độ Pt100

Nói về giá thì có rất nhiều giá khác nhau, tủy vào hãng sản xuất nước Châu Âu hay Việt Nam mà sẽ có giá khác nhau. Trong đó RTD PT100 của nước Châu Âu G7 có độ chính xác cao, nhạy bền thì chắc chắn giá sẽ cao hơn hàng Châu Á. Để biết về giá chính xác hãy liên hệ cho công ty nek!

Nếu có thắc mắc về cau tao cam bien nhiet do RTD Pt100 hãy liên hệ với chúng tôi để được giải giải đáp thêm.

Hy vọng bài chia sẻ này sẽ giúp được mọi người hiểu rõ hơn về cấu tạo cảm biến nhiệt độ PT100 RTD phổ biến trên thị trường . Các bạn có ý kiến gì về bài viết hãy Comment bên dưới để hoàn thiện tốt hơn trong các bài viết sau. Chúc thành công!



Bài viết liên quan

cảm biến nhiệt độ DST100

Cảm biến nhiệt độ DST100

Các bạn đã biết lợi ích của các loại cảm biến nhiệt độ chưa? Với xã hội hiện đại ngày nay nói chung, và trong thế giới công nghiệp nói riêng Cảm biến nhiệt độ luôn là một thiết bị có tầm quan trọng trong việc đo lường và kiểm soát nhiệt độ trong nhiều […]

Nguyên lí cảm biến nhiệt độ RTD

Chào cả nhà! Chắc hẳn cả nhà đã biết được Cảm biến nhiệt độ là một thiết bị quan trọng trong nhiều lĩnh vực, từ sản xuất công nghiệp, y tế, đến các ứng dụng gia đình. Chúng đóng vai trò then chốt trong việc đo lường và giám sát nhiệt độ, giúp đảm bảo […]

Bảng chọn code PT100 RLR

Cảm biến nhiệt độ phòng là gì?

Nói về cảm biến nhiệt độ thì chắc có lẽ nhiều bạn sẽ không còn xa lạ với cụm từ này, Nhưng Cảm biến nhiệt độ phòng thì các bạn sẽ nghe khác lạ hẳn đúng không? Nói một cách nôn na dễ hiểu Cảm biến nhiệt độ cũng có thể gọi là cảm biến […]