Tóm Tắt Nội Dung
Nếu bạn muốn kiểm soát nhiều tín hiệu Analog 4…20 mA/0…10V mà bạn có thể tiết kiệm được thời gian, chi phí thì bạn sẽ lựa chọn phương pháp nào? Để có thể truyền thông và điều khiển những tín hiệu, thông thường thì chúng ta sẽ dùng PLC hoặc máy tính dùng để lập trình. Xuất hiện thêm một vấn đề nữa, nhiều tín hiệu ngõ vào sẽ tương ứng với thiết bị nó đi kèm. Sau đó bạn phải kết nối từng thiết bị và đọc hoặc lập trình từng con một. Liệu đó có phải là một giải pháp tối ưu nhất trong ngành công nghiệp hiện nay hay không? Bài viết ngày hôm nay tôi xin giới thiệu công dụng của thiết bị chuyển đổi tín hiệu sang ModBus Z-4AI.
Thiết bị chuyển đổi tín hiệu sang ModBus RTU Z-4AI

Bộ chuyển đổi tín hiệu Z-4AI, được biết đến với công dụng dùng để quản lý các tín hiệu tuyến tính vào độc lập với nhau. Sau đó, nó sẽ chuyển đổi tín hiệu 4…20mA/0…10V thành dạng Modbus RTU để giao tiếp truyền thông công nghiệp (IOT, Scada…). Đồng thời đây cũng là thiết bị chuyển đổi tín hiệu Analog sang tín hiệu ModBus (hiểu nôm na được chuyển đổi sang tín hiệu dạng Bit)
Kích thước của bộ chuyển đổi tín hiệu sang ModBus RTU Z-4AI
Kích thước thực tế của bộ chuyển đổi tín hiệu sang ModBus RTU Z-4AI.

Với kích thước nhỏ gọn nhưng đầy sự tiện ích. Như vậy chứng tỏ được rằng, việc chiếm diện tích trong các tủ điện hoặc các trạm sẽ không có quá nhiều diện tích. Đồng thời, thiết bị nhỏ gọn này lại đa năng trong việc có thể kết nối với nhiều ngõ vào và chỉ có một ngõ ra.

Phù hợp với thanh ray DIN 46277 35mm, nên việc lắp đặt thiêt bị này sẽ rất tiện ích với những thiết bị khác.
Phần mềm dùng để thiết lập cấu hình bộ chuyển đổi tín hiệu sang ModBus RTU Z-4AI

Phần mềm lập trình Easy-Setup hoặc Z-NET4
Ngoài cách thiết lập cấu hình bằng kỹ thuật, thì chúng ta có thể sử dụng phần mềm EASY-SETUP hoặc Z-NET4. Điều gì tôi lại gợi ý cho bạn phần mềm này?
Thông số hiển thị thông qua phần mềm Z-4AI
Như bạn đã nhìn thấy bức ảnh trên, việc kết nối như vậy sẽ giúp bạn thứ nhất đọc được tín hiệu ngõ vào đã đúng hay chưa. Thứ hai, nó giúp bạn điều chỉnh SWITCH sao cho phù hợp khi bạn không cần đọc datasheet.
Đơn giản, việc đọc tín hiệu này thì bạn sẽ có đọc trên điện thoại hoặc máy tính. Bạn có thể tham khảo cách đọc tín hiệu bằng phần mềm EASY-SETUP mà tôi đã viết thông qua hai đường link sau.
Hướng dẫn cài đặt bằng Easy-Setup thông qua máy tính
Hướng dẫn cài đặt bằng Easy-Setup thông qua điện thoại
Đèn báo hiệu trên Z-4AI cho ta biết điều gì?
Bảng dưới đây chỉ trạng thái đèn hoạt động như thế nào.
LED | Trạng thái | Biểu thị trạng thái đèn |
PWR xanh | On | Thiết bị được kết nối đúng nguồn vào |
FAIL vàng | Nhấp nháy | Bị lỗi |
RX đỏ | Nhấp nháy | Hoàn tất việc kết nối RS485 |
RX đỏ | On | Bị lỗi khi kết nối với Master (RS485) |
TX đỏ | Nhấp nháy | Kết nối đường truyền hoàn tất |
Cấu tạo của thiết bị chuyển đổi tín hiệu Z-4AI
Cấu tạo ngoài của bộ chuyển đổi tín hiệu Z-4AI
Những bộ gồm có của con chuyển đổi Z-4AI
- Chân terminal
- Một cổng Micro-usb
- Cổng kết nối IDC 10 (dùng để kết nối RS485)
- 4 đèn led báo hiệu
- Chân switch để điều chỉnh thông số cho con chuyển đổi.
Hướng dẫn về kỹ thuật bộ chuyển đổi tín hiệu sang ModBus RTU Z-4AI
Đặc điểm kỹ thuật
Nguồn vào | 10…40VDC/19…28VAC |
Điện năng tiêu thụ tối đa | 3,5W |
Cấp bảo vệ | IP20 |
Kích thước danh nghĩa | 17,5x100x112 (mm) |
Khung vỏ | Nylon 6, 30% sợi thủy tinh, lớp bảo vệ nhiệt 0V |
Cổng đấu nối | Terminals |
Phần mềm lập trình | Z-NET4 EASY-SETUP |
Cổng giao tiếp truyền thông | RS485 2 dây RS232 (jack 3.5mm) |
Loại giao thức | ModBus RTU slave |
Khoảng cách truyền thông tối đa | Lên đến 1200 |
Số cổng vào | 4 Analog Inputs (4…20VDC/0…10V) |
Nhiệt độ môi trường xung quanh | -10 – +65 |
Sai số | 0,1% |
Tiêu chuẩn an toàn | EN61000-6-4 EN61000-6-2 EN61010-1 |
Khối lượng | 140g |
Hướng dẫn đọc hiểu để kết nối đối với thiết bị chuyển đổi tín hiệu

Ký hiệu mỗi chân kết nối Terminal
Đầu tiên, tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc hiểu chân kết nối của bộ chuyển đổi tín hiệu Z-4AI.
Kiểu kết nối với thiết bị Z-Way này để làm gì? Thì tôi sẽ viết một bài khác cho các bạn đọc để hiểu. Thế nên, phần bài viết này chủ yếu chỉ để mô tả tổng quát về thiết bị Z-4AI, giúp bạn có thể nhận biết công dụng của nó để làm gì.
Mô hình đấu dây của từng loại cảm biến.

A – Cách đấu dây của loại cảm biến (ngõ ra điện áp) với nguồn cảm biến từ Module (13VDC- cần cấp nguồn cho cảm biến).
B – Điện áp đầu vào với nguồn cảm biến không đến từ Module (Nghĩa là không cần cấp nguồn cho cảm biến).
C – Dòng điện vào với nguồn cảm biến không được cấp từ Module (Z-4AI).
D – Dòng điện vào với nguồn cảm biến từ Module (13VDC).
CÔNG DỤNG THỰC TẾ CỦA THIẾT BỊ CHUYỂN ĐỔI TÍN HIỆU SANG MODBUS Z-4AI

Hãy tưởng tượng, bạn là một người trưởng phòng ban kỹ thuật. Bạn có trách nhiệm giám sát hệ thống đã chạy đã đúng quy trình hay chưa. Do đó, đôi khi bạn phải nhờ một người thợ khác hoặc tự bản thân mình xuống kiểm tra. Vậy quá trình kiểm tra như thế có thể nói là một cách khá hữu dụng nhưng không hiệu quả về mặt thời gian.
Hệ thống trong công nghiệp sẽ chứa rất nhiều thiết bị, nếu bạn kiểm tra từng thiêt bị một có hoạt động đúng hay chưa thì nó sẽ rất là lâu. Tổng thời gian bạn đi kiểm tra, thì thay vào đó bạn có thể phát triển thêm những mảng mới có ích cho công ty hay bản thân.
ModBus thì được phân chia ra nhiều mảng: ModBus 232/485 – ModBus RTU – ModBus TCP/IP.
Đây là link hướng dẫn giải thích chi tiết về những khái niệm để hiểu ModBus đó là gì?
Quay trở lại vấn đề, như hình ảnh. Để có thể tiết kiệm được thời gian kiểm tra và điều hành hệ thống. Thì chúng ta sẽ dùng cách kết nối ModBus TCP/IP, sao cho chúng ta có thể đọc dữ liệu đo từ máy tính thông qua địa chỉ IP (192.168.1.XX)
Để làm được nhiều quá trình trên, thì có một thiết bị để chuyển tín hiệu sang ModBus đó là Z-4AI. Nghĩa là nhờ con Z-4AI này thì chúng ta có thể truyền tín hiệu từ những thiết bị đo sang mã bit.
Sau đó, Master (ví dụ như computer, phone….) sẽ đọc những tín hiệu được mã hóa ở dạng Bit để đọc tín hiệu và điều khiển. Quá trình thao tác này, thì máy chủ sẽ truy cập đường link cùng chung một đường mạng chung hoặc là chung một Cloud thì mới hoàn chỉnh.
Sự tiện lợi của con Z-4AI này thì không những mã hóa tín hiệu sang dạng Bit, mà nó còn tiết kiệm đầu cổng kết nối tín hiệu Anolog vào. Một con Z-4AI này thì có thể kết nối tối đa, 4 ngõ vào (Z-8AI thì kết nối tối đa 8 cổng).
Tóm lại, chuyển đổi tín hiệu Analog sang ModBus sẽ giúp chúng ta tiết kiệm thời gian điều hành hệ thống. Có thể giá cả của bộ thiết bị không phù hợp với bạn, nhưng để bù lại thời gian kiểm tra thì giá trị thời gian nó lại quan trọng hơn giá trị của sản phẩm.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của tôi. Nếu bạn có thắc gì về sản phẩm trên thì bạn có thể liên lạc mình qua số điện thoại
SALESMAN: Nguyễn Thành Đạt
SĐT: 0342962936
“Nếu bạn có vấn đề thắc gì về những thiết bị bên chúng tôi, các bạn gọi số điện thoại hoặc nhắn tin trên ZALO để được giải đáp miễn phí”
Bài viết liên quan
[TOP 3] Bộ chuyển đổi 4-20mA sang RS485 | Modbus RTU | SENECA
Tóm Tắt Nội Dung1 Bộ chuyển đổi ModBus RTU RS485 2 Bộ chuyển đổi Modbus RS485 Z-4AI 2.1 Thông số kỹ thuật bộ chuyển đổi Modbus Z-4AI2.1.1 Input bộ chuyển đổi Modbus RTU Z4AI 2.1.2 Truyền thông bộ chuyển đổi Z-4AI2.2 Ứng dụng bộ chuyển đổi analog 4-20mA/ 0-10V sang RS4853 Bộ chuyển đổi ModBus RS485 Z-8AI 3.1 Thông […]
Bộ cách ly tín hiệu 4-20ma | Z109REG2-1 Seneca
Tóm Tắt Nội Dung1 Vì sao cần phải cách ly tín hiệu 4-20mA1.1 Tránh nhiễu tín hiệu từ sóng hài1.2 Bảo vệ các thiết bị điện2 Bộ cách ly tín hiệu 4-20mA2.1 Bộ cách ly tín hiệu 4-20mA là gì?2.2 Ứng dụng bộ cách ly tín hiệu 4-20mA2.3 Ưu & nhược điểm bộ cách ly […]
Bộ chuyển đổi tín hiệu 0-10v sang 4-20ma K109S
Tóm Tắt Nội Dung1 Bộ chuyển đổi tín hiệu 0-10V sang 4-20mA là gì?1.1 Tín hiệu 0 – 10 V là dạng tín hiệu gì?1.2 Tín hiệu 4-20mA là dạng tín hiệu gì?1.3 Bộ chuyển đổi tín hiệu 0-10V sang 4-20mA là gì?1.4 Ưu điểm bộ chuyển đổi tín hiệu Analog2 Ứng dụng bộ chuyển […]