Tóm Tắt Nội Dung
Bộ CT dòng Analog 4-20mA được sử dụng nhiều cho việc đo lường dòng điện. Thông thường, các dòng đo lường này có thể là 5A, 10A, 20A, 30A, 40A, 50A…100A, 300A..hoặc thậm chí là lớn hơn nữa. Do đó, để đo lường được dòng điện như vậy thì chúng ta phải dùng các bộ chuyển đổi dòng. Chính vì vậy, ở bài viết dưới đây cùng mình tìm hiểu các bộ biến dòng ra 4-20mA. Phù hợp ứng dụng dùng trong việc giám sát điện năng trong nhà máy.
Bộ chuyển 5A/10A CT dòng Analog 4-20mA
Biến dòng sơ cấp 100/5A, 150/5A, 300/5A… là loại biến dòng dùng để chuyển đổi dòng điện xuống thành 5A. Loại biến dòng này sẽ sử dụng nguyên lý cảm ứng từ để đo lường cường độ dòng điện trong dây dẫn. Và đối với dây điện này chỉ cần luồn qua lỗ tròn của biến dòng để đo.

Nhưng vì dòng tín hiệu ngõ ra là 5A, thế nên việc truyền tín hiệu về PLC để đọc tín hiệu là không thể. Các dòng PLC hay một số thiết bị khác, chỉ đọc được các dạng tín hiệu Analog. Thế nên buộc phải dùng thêm một số bộ chuyển đổi dòng 5A sang 4-20mA.
Nói về các dạng bộ chuyển đổi dòng 5A ay 10A từ biến dòng sơ cấp này. Phải kể đến bộ chuyển đổi dòng Z201 của SENECA. Đây là bộ hay được dùng để chuyển đổi tín hiệu dòng sơ cấp 5A hay 10A sang tín hiệu 4-20mA. Hay là 0-10V.
Tuy nhiên, bạn phải chú ý rằng nó hoạt không giống các loại biến dòng khác. Thế nên, nếu như không may biến dòng sơ cấp loại bạn dùng có dạng tín hiệu ra là 4A. Thì bộ Z201 này sẽ không thể đọc và chuyển được mặc dù là nó nằm trong giải 5A.
Xem thêm bài viết: Bộ chuyển đổi dòng điện áp 0-500Vac sang 4-20mA
Thông số kỹ thuật

- Power supply: 24V hoặc 220V
- Power consumption: 2,5W
- Isolation: 4000 Vac
- Accuracy: 0,3%
- Response time: 100 – 200 ms
- Status indicator: Power supply
- Setting: Dipswitches
- Operating temperature: -10…+65 degrees
- Input: 5A/10A (AC)
- Output: 0-10V, 4-20mA
Cách nối dây cho bộ chuyển dòng 5A/10A

Nối dây cho bộ chuyển dòng Z201 này sẽ bao gồm chân nguồn, chân tín hiệu Input và Output. Về chân nguồn, sẽ có cặp nhân (2) – (3) dùng để đấu nguồn 24V hoặc là 220V.
- Ngõ vào Input: dòng 5A (7) – (9), dòng 10A (7) – (8).
- Ngõ ra Output: 0 – 10V (1) – (6), 4-20mA (4) – (5)
CT dòng Analog 4-20mA
Biến dòng Analog hay CT dòng (Current Transformer) được sử dụng để đo lường dòng điện chạy trong dây dẫn. Dòng điện này có thể là 5A, 10A, 15A, 20A, 25A…100A…sẽ được chuyển đổi trực tiếp ra dòng 4-20mA. Điều này sẽ khác hoàn toàn với dạng bộ chuyển đổi trên.

Hiện nay có nhiều bộ biến dòng sang 4-20mA. Điển hình như bộ T201 của SENECA, biến dòng sẽ đo lường trực tiếp nếu có dòng từ 0-5A hay khoảng từ 0-4,5A chạy qua dây dẫn. Ra tín hiệu Analog 4-20mA hoặc 0-10V về PLC hay màn hình hiển thị tín hiệu.
Xem thêm bài viết: Tìm hiểu ứng dụng và cách chọn loại biến dòng Analog T201 chuẩn chỉ.
Thông số kỹ thuật

- Power supply: 5…28Vdc
- Measure type: AC
- Range: 5A, 10A, 15A, 20A, 25A, 30A, 35A, 40A…
- Bandwith: 20-1000 Hz
- Isolation: 3000V
- Overcurrent: 800A
- Output: 4-20mA (Loop power)
- Hole diameter: 12.3mm
- Protection: Polarity reversal and Overvoltage
- Accuracy: 0,1% or 0,2%
- Response time: 100ms (fast) / 2500ms (slow)
- Setting: Dip-switches
Cách nối dây biến dòng Analog 4-20mA

Vì loại biến dòng T201 này sử dụng nguồn loop power 4-20mA. Nên nó chỉ cần một chân cấp nguồn nuôi 24V và chân còn lại sẽ dùng để nhận tín hiệu 4-20mA. Thông thường, các bộ PLC nó sẽ có cổng COM 24V hoặc 0V. Có thể đấu trực tiếp vào PLC hoặc là chúng ta phải đấu vòng.
Làm thế nào chọn được loại biến dòng phù hợp?
Để chọn được loại biến dòng phù hợp. Các bạn phải xác định được một số điều quan trọng dưới đây.
Xác định rõ dòng ra Ampe
Để có thể biết được dòng Ampe ra từ dây dẫn là bao nhiêu. Chúng ta sẽ xác định dòng thông qua đồng hồ đo lường vạn năng. Chỉnh nó sang thang đo Ampe trên đồng hồ, tiếp đến dùng dây đỏ trên đồng hò đo dây nóng của dây điện. Dây còn lại sẽ dùng để cắm vào dây mass. Để ý trên màn hình đồng hồ sẽ cho bạn biết là dòng điện áp là bao nhiêu.
Dòng điện 3 pha thì nên chọn biến dòng như thế nào?
Đối với dòng điện 3 pha, trước hết nó có 3 đường dây nóng nối về tủ điện. Chúng ta có thể sử dụng 3 loại biến dòng và dùng để đo dòng điện qua mỗi dây dẫn. Tuy nhiên, với dòng 3 pha bạn còn phải phụ thuộc vô công thức tính là:

Thông thường, các bạn có thể sử dụng cosθ tại tủ điện để tính. Hoặc quy nó về giá trị bằng 1 để thuận tiện tính toán. Thông thường, dòng 3 pha sẽ có điện áp định mức ở Việt Nam là 380V. Từ thông số này, và thêm công suất điện năng được sử dụng. Ta có thể tính được dòng điện đang dùng là bao nhiêu.
Ví dụ, về việc sử dụng dòng 3 pha 380V có công suất khoảng 10kW. Với cos phi ở đây chúng ta sẽ dùng là 1 cho dễ tính, thườn còn số này dùng để đánh giá điện năng tiêu thụ. Tiểu chuẩn là trên 0,9 là sẽ không bị phạt. Còn nếu như dưới 0,9 thì sẽ bị phạt vài triệu đồng.

Vậy chúng ta sẽ phải chọn các loại biến dòng 16A hay 20A sang 4-20mA. Và hiển nhiên, tương ướng với 3 dây thì sẽ phải dùng 3 bộ biến dòng để đo lường.
Bài viết liên quan
Bộ điều khiển và hiển thị nhiệt độ PT100 ra Relay – 4-20mA | Kiến thức tự động hóa
Tóm Tắt Nội Dung1 PID controller là gì?1.1 Các bộ điều khiển và hiển thị nhiệt độ PT1002 Các bộ hiển thị nhiệt độ phổ thông2.1 Bộ hiển thị nhiệt độ PT1002.2 Bộ hiển thị nhiệt độ can nhiệt K, T, R, J, S2.3 Bộ hiển thị nhiệt độ cặp điện nhiệt NTC3 Các bộ […]
Bộ chuyển đổi Loadcell | Phải chăng Z-SG là bộ chuyển đổi phù hợp cho bạn?
Tóm Tắt Nội Dung1 Bộ chuyển đổi Loadcell là gì?1.1 Các bộ chuyển đổi Loadcell hiện nay2 Bộ chuyển đổi Loadcell Z-SG có gì đặc biệt?2.1 Dùng chuyển đổi 4-8 Loadcells ra 4-20mA/0-10V2.2 Dùng chuyển đổi Loadcell ra RS4853 Một số lưu ý khi dùng bộ chuyển đổi Loadcell3.1 Số lượng loadcell dùng để kết […]
[TOP 3] Bộ chuyển đổi 4-20mA sang RS485 | Modbus RTU | SENECA
Tóm Tắt Nội Dung1 Bộ chuyển đổi ModBus RTU RS485 2 Bộ chuyển đổi Modbus RS485 Z-4AI 2.1 Thông số kỹ thuật bộ chuyển đổi Modbus Z-4AI2.1.1 Input bộ chuyển đổi Modbus RTU Z4AI 2.1.2 Truyền thông bộ chuyển đổi Z-4AI2.2 Ứng dụng bộ chuyển đổi analog 4-20mA/ 0-10V sang RS4853 Bộ chuyển đổi ModBus RS485 Z-8AI 3.1 Thông […]