Tóm Tắt Nội Dung
- 1 Đơn vị áp suất
- 2 Hướng dẫn cách đổi đơn vị áp suất
- 2.1 Cách đổi đơn vị Pa sang các đơn vị khác
- 2.2 Quy đổi đơn vị áp suất PSI sang đơn vị áp suất khác.
- 2.3 Cách quy đổi đơn vị khí quyển (atm) sang áp suất
- 2.4 Đổi đơn vị kg/cm2 sang đơn vị áp suất
- 2.5 Quy đổi đơn vị áp suất megapascal (MPa)
- 2.6 Cách đổi đơn vị milimet nước (mmH20)
- 2.7 Đổi đơn vị áp suất milimet thủy ngân (mmHg)
- 2.8 Một số tiêu chuẩn trong đơn vị áp suất
Áp suất là một đại lượng Vật Lý và nó được định nghĩa như sau: “Khi có một lực tác dụng lên một đơn vị diện tích theo phương và chiều vuông góc với vật thể, thì lúc đấy được gọi là Áp suất. Cùng một cách tính cơ bản, ấy thế mà ngày nay đơn vị của áp suất là đại lượng có nhiều đơn vị nhất. Nguyên do mà ngày nay có nhiều đơn vị áp suất là bởi vì mỗi quốc gia trên thế giới có một tiểu chuẩn riêng về đơn vị. Điều này dẫn tới làm cho đơn vị áp suất có nhiều kiểu khác biệt. Vậy cách đổi đơn vị áp suất như thế nào? Với bài viết ngày hôm nay, các bạn sẽ được giải đáp hết những dạng câu hỏi trên về cách đổi đơn vị áp suất.
Đơn vị áp suất
Trước khi tìm hiểu cách quy đổi đơn vị áp suất chất lỏng, chất khí. Việc chúng ta nên làm đầu tiên là tìm hiểu bản chất của đơn vị áp suất là gì? Như vậy, khi bạn đã hiểu được cơ bản về đơn vị. Thì quá trình chuyển đổi đơn vị qua lại lẫn nhau sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết.
Thế nào là đơn vị áp suất?
“Áp suất là một đại lượng vật lý đặc trưng cho sự tác dụng của một lực có phương và chiều vuông góc lên một đơn vị diện tích”.

Có phải rằng, sự hình thành của đơn vị áp suất được bắt nguồn từ một lực (F) và đơn vị diện tích (S hoặc A). Dựa theo hệ SI – hệ thống đơn vị đo lường tiêu chuẩn quốc tế thì F có đơn vị là N, S đơn vị là m2.
Công thức tính áp suất cơ bản là:
P = F/S
Dựa vô đấy, chúng ta có thể suy luận ra được rằng đơn vị đơn giản nhất của áp suất sẽ là N/m2. Từ điều này, chúng ta đã có thể kết luận ra được cách hiểu về đơn vị áp suất rồi phải không nhỉ?
Thật vậy, để hiểu về đơn vị áp suất nó sẽ phụ thuộc vô cách hiểu của mỗi người. Như cá nhân mình, sẽ hiểu nó đơn giản thế này: “Đơn vị áp suất là dạng đơn vị đo dùng để thể hiện cho sự tồn tại của giá trị áp suất tại thời điểm ấy”
Ví dụ khi bạn bất chợt đọc một bài báo khoa học hay một bài phóng sự đang nói đến như là 17 N/m2. Thì bạn sẽ hiểu được rằng là sẽ có một lực khoảng 17 Newtons tác dụng lên 1m2.
Tại sao lại có sự đa dạng về đơn vị áp suất?
Có phải mình đã nói rằng nguyên do dẫn đến các đơn vị áp suất khác nhau là bởi vì do mỗi nước có một tiêu chuẩn riêng. Điển hình cho sự khác biệt đơn vị áp suất nằm ở những khu vực sau:
Nước Mỹ (United States)
Những đơn vị cơ bản của khu vực nước Mỹ chủ yếu là những đơn vị pound (lb), inch (in) và foot (ft). Do đó, dẫn đến tiêu chuẩn đơn vị áp suất tại nơi đây cũng phải theo từ những đơn vị cơ bản này.
Đơn vị áp suất chủ yếu tại khu vực này là PSI (Pounds per square inch).
Khu vực châu Âu (Europe)
Khu vực Châu Âu với sự dẩn đầu của Anh – Đức – Pháp là cái nôi của ngành công nghiệp cơ khí cũng như ngành công nghiệp đo lường. Ngày nay các nước Anh – Đức – Pháp vẫn có một tiêu chuẩn riêng & cao hơn các nước nằm trong khối Châu Âu. Chính vì thế họ cũng dùng đơn vị áp suất theo họ là tiêu chuẩn đó là bar, mbar …
Khu vực châu Á (Asia)
Khu vực Châu Á thì chỉ có duy nhất nước Nhật được đứng trong các nước G7 với tiêu chuẩn vượt trội sánh ngang các nước Mỹ , Đức . Chính vì thế nước Nhật chính là niềm tự hào của của Châu Á nên họ cũng các đơn vị áp suất riêng của họ như: Pa, Mpa, Kpa …
Ý nghĩa của một số loại đơn vị áp suất
Đơn vị Pa (Pascal) là gì?
Pascal là đơn vị của áp suất và áp lực trong hệ thống đo lường quốc tế (the International System of Units – SI). Đây là đơn vị được đặt tên từ nhà vật lý học nổi tiếng người pháp, tên là Blaise Pascal (1623-1662). Nó được xác định bằng một ngoại lực tác động lên một diện tích (công thức tính áp suất P = F/S).

Nhìn chung, trong đơn vị Pa còn có nhiều biến thể và nó khá là thông dụng với dân kỹ thuật đó là MPa (Mega Pascal), HPa (Hecto Pascal) và KPa (Kilo Pascal).
Sự tương quan giữa các đơn vị trên như sau:
- 1 MPa = 100 HPa = 1000KPa = 1000 000 Pa
- 1 HPa = 100 Pa
- 1KPa = 1000 Pa
Tóm lại, loại đơn vị này thường được sử dụng trong môi trường nước sạch, khí gas, không khí…
Đơn vị khí quyển (atm)
Đơn vị khí quyển (viết tắt là atm), đây là đơn vị dùng để đo lường áp suất và nó có giá trị tương đương với áp suất mực nước biển. Ứng với 1 atm sẽ bằng 101,325 KPa hoặc 14,7 PSI.
Tiêu chuẩn đơn vị khí quyển được xác định bằng áp suất tác dụng bởi 760 milimet thủy ngân tại 0 độ C và có giá trị trọng lực g = 9,806 m/s2.
Đơn vị Torr

Torr là một đơn vị đo lường áp suất nó không nằm trong hệ thống đo lường quốc tế. Nguyên do có sự xuất hiện của đơn vị Torr ngày nay là dùng để tưởng nhớ nhà vật lý và toán học người Ý – Evangelista Torricelli. Đây là người đã đưa ra nguyên lý hoạt động của phong vũ biểu (1644).
1 Torr sẽ có giá trị bằng 1/760 atm.
Đơn vị Bar
Đối với đơn vị bar, thì đây lại là đơn vị được định bằng giá trị 100 KPa. Tuy nhiên, giá trị của nó lại hơi thấp hơn so với áp suất khí quyển tại mực nước biển (101,325 KPa).

Trong đơn vị bar, sẽ có vài đại lượng quy đổi với nó: Mbar (mega bar), kbar (kilobar), decibar (dbar), centibar (cbar), milibar (mbar). Dẫu thế, tương tự như đơn vị Torr thì đơn vị Bar cũng không nằm trong hệ thống SI.
Đối với ngành công nghiệp do dầu khí, sản xuất nước sạch… thì loại đơn vị mbar và bar là hai đơn vị áp suất phổ biến và hay được dùng nhất cho đồng hồ đo áp suất.
Đơn vị áp kế (mmHg, mmH20, fsw và msw)

Đây là những đơn vị hay được sử dụng dùng để đo lường thể tích của chất lỏng. Từ thời xưa, người ta thường dùng ống chữ U dùng để đo lường áp suất bằng chất lỏng. Nếu chiều cao mực nước hai đầu bằng nhau, điều ấy có nghĩa là áp suất của nó bằng nhau. Tuy nhiên nếu chiều cao mực nước khác nhau thì sẽ có sự khác nhau về áp suất.
Dẫu vậy, đấy chỉ là phương pháp đo từ thời xưa và nó vẫn dùng cho ngày hôm nay nhưng ở phòng thí nghiệm. Thực tế, đối với ngành công nghiệp thì người ta đã có loại đồng hồ áp suất có đơn vị là mmHg.
Hướng dẫn cách đổi đơn vị áp suất
Làm thế nào có thể quy đổi đơn vị áp suất qua lại? Hãy quan sát bảng quy đổi đơn vị dưới đây.

Đây là bảng quy đổi chung dùng để chuyển đổi các giá trị đại lượng qua lại lẫn nhau. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn gặp rắc rối khi sử dụng bảng này. Đơn giản bởi vì họ có thể lần đầu tiên đọc bảng này hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm.
Cách đổi đơn vị Pa sang các đơn vị khác
- 1 Pa = 1 N/m2 = 1 kgm/s2
- 1 Pa = 0,01 mbar
- 1 Pa = 0,00001 bar = 10-4 bar
- 1 Pa = 0,001 kPa = 10-3 kPa
- 1 Pa = 0,000001 MPa = 10-5 Mpa
- 1 Pa = 0,01 hPa
- 1 Pa = 0,00001 Kg/cm2
Quy đổi đơn vị áp suất PSI sang đơn vị áp suất khác.
- 1 PSI = 68,95 mbar
- 1 PSI = 0,0689 bar
- 1 PSI = 0,0681 atm
- 1 PSI = 6895 Pa = 6895 N/m2
- 1 PSI = 6,895 kPa
- 1 PSI = 0,006895 MPa
- 1 PSI = 703,8 mmH20
Cách quy đổi đơn vị khí quyển (atm) sang áp suất
- 1 atm = 1013,25 mbar
- 1 atm = 1,01325 bar
- 1 atm = 101325 Pa = 101325 N/m2
- 1 atm = 101,325 kPa
- 1 atm = 0,1013 Mpa
- 1 atm = 10343 mmH20
Đổi đơn vị kg/cm2 sang đơn vị áp suất
- 1 kg/cm2 = 14,22 PSI
- 1 kg/cm2 = 980,7 mbar
- 1 kg/cm2 = 0,9807 bar
- 1 kg/cm2 = 0,968 atm
- 1 kg/cm2 = 98067 Pa = 98057 N/m2
- 1 kg/cm2 = 98,067 kPa
- 1 kg/cm2 = 0,0981 Mpa
- 1 kg/cm2 = 10010 mmH20
Quy đổi đơn vị áp suất megapascal (MPa)
- 1 MPa = 145,05 PSI
- 1 MPa = 10000 mbar
- 1 MPa = 10 bar
- 1 MPa = 9,87 atm
- 1 MPa = 1000000 Pa
- 1 MPa = 1000kPa
- 1 MPa= 101971,6 mmH20
Cách đổi đơn vị milimet nước (mmH20)
- 1 mmH20 = 0,001421 PSI
- 1 mmH20 = 0,098 mbar
- 1 mmH20 = 0,000098 bar
- 1 mmH20 = 9,8 Pa
- 1 mmH20 = 0,0735 mmHg
Đổi đơn vị áp suất milimet thủy ngân (mmHg)
- 1 mmHg = 0,01934 PSI
- 1 mmHg = 1,333 mbar
- 1 mmHg = 0,001333 bar
- 1 mmHg = 0,001316 atm
- 1 mmHg = 133,3 Pa
- 1 mmHg = 0,1333 kPa
- 1 mmHg = 13,61 mmH20
Một số tiêu chuẩn trong đơn vị áp suất
Ngoài tiêu chuẩn trong đơn vị hệ thống đơn vị quốc tế SI thì còn một số tiêu chuẩn khác về quy định trong đơn vị áp suất.
- ISO31-3
- ISO 80000-4:2006
- BS350
- PTB-Mitteilungen 100 3/90
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của tôi. Chúc các bạn một ngày tốt lành!
SALES ENGINEER: Nguyễn Thành Đạt
SĐT: 0342962936
Bài viết liên quan
Đồng hồ đo áp suất hơi | Hơi nước nóng | Kèm ống Siphong
Tóm Tắt Nội Dung1 Đồng hồ đo áp suất là gì?1.1 Tại sao cần dùng đồng hồ đo áp suất hơi?1.2 Có nên dùng ống Xi phong cho đồng hồ?2 Đồng hồ đo áp suất hơi M50002.1 Thông số đồng hồ đo M50002.2 Ưu và nhược điểm đồng hồ M50002.3 Mua đồng hồ đo áp […]
Đồng hồ đo áp suất Inox mặt 100mm
Tóm Tắt Nội Dung1 Đồng hồ áp suất inox mặt 100mm có dầu1.1 Ứng dụng đồng hồ áp suất Inox mặt 100mm chống rung kim1.2 Tại sao nên dùng đồng hồ áp suất inox mặt 100mm?1.3 Cấu tạo đồng hồ áp suất 100mm1.4 Cách lắp đặt đồng hồ áp suất inox mặt 100mm1.5 Loại dầu […]
Đồng hồ đo áp suất ba kim