Tóm Tắt Nội Dung
Dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều được ứng dụng nhiều và rất quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Vậy 2 loại dòng điện này có đặc điểm gì nổi bật? Làm thế nào để phân biệt được 2 loại dòng điện một chiều và hai chiều? Các câu hỏi trên sẽ được Hưng Phát giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Dòng điện một chiều và xoay chiều là gì?
Để hiểu rõ về dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều, trước tiên hãy cùng Hưng Phát tìm hiểu về khái niệm của chúng.
Dòng điện một chiều
Ký hiệu của dòng điện một chiều là DC – Direct Current. Dòng điện này được hiểu đơn giản là dòng điện chạy trong mạch theo một hướng cố định. Nó có thể tăng giảm về cường độ nhưng chiều thì không đổi. Dòng điện một chiều (DC) được ứng dụng nhiều trong đời sống, công nghiệp. Bao gồm sạc pin điện thoại, một số loại pin, các thiết bị điện tử, đèn LED, thiết bị năng lượng mặt trời. Ngoài ra, nó cũng có nhiều ứng dụng khác trong cả lĩnh vực y tế, công nghiệp, giao thông vận tải…

Trên thiết bị điện sử dụng nguồn điện một chiều thường có ký hiệu âm (-) và dương (+). Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nghe tới khái niệm điện áp một chiều với ký hiệu như 5VDC, 10VDC, 12VDC, 24VDC…Dòng điện một chiều có những đặc tính nổi bật sau đây:
- Dòng điện một chiều được tạo ra từ các nguồn như: năng lượng mặt trời, ắc quy, pin…
- Chiều của dòng điện một chiều DC sẽ được quy ước đi từ cực dương (+) sang âm (-).
- Dòng điện DC không có pha và cường độ có thể thay đổi, tăng giảm nhưng chiều dòng điện thì không đổi.
Dòng điện xoay chiều
Vậy khái niệm dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều khác nhau như thế nào? Dòng điện xoay chiều được ký hiệu là AC – Alternating Current hoặc dấu ngã (~) . Chúng chạy theo một chiều trong mạch và sau đó đảo chiều, chạy theo chiều ngược lại. Khi nhắc tới dòng điện AC thì người ta thường nói tới chu kỳ, tần số và pha. Dòng điện này có chiều và độ lớn của AC biến đổi theo thời gian và diễn ra theo chu kỳ nhất định.

Nguồn cung cấp dòng điện AC là máy phát điện. Dòng điện AC được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất:
- AC được sử dụng chủ yếu trong hệ thống điện lực dân dụng và công nghiệp. Bao gồm các trạm biến áp, đường dây truyền tải, nhà máy điện…
- Bên cạnh đó, AC được sử dụng nhiều trong các hoạt động công nghiệp. Bao gồm động cơ, máy móc, thiết bị công nghiệp hay hệ thống điều hòa không khí, nhiệt.
- Các trang thiết bị gia dụng hiện nay đang sử dụng dòng điện xoay chiều AC đó là tủ lạnh, bếp điện, máy lạnh, tivi, máy giặt, bóng đèn huỳnh quang…
- Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, dòng điện AC cũng được sử dụng để kết nối thiết bị điện tử, máy tính, mạng viễn thông…
- Trong lĩnh vực tế, AC được sử dụng để đảm bảo hoạt động các máy xạ trị, máy chữa bệnh và một số thiết bị y tế khác…Nó cũng cấp điện năng hỗ trợ cho công tác chuẩn đoán bệnh, điều trị cũng như chăm sóc sức khỏe.
Điểm khác biệt lớn nhất của 2 loại dòng điện
Sau khi tìm hiểu về khái niệm dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều cùng những đặc trưng của chúng. Chắc hẳn bạn đã nhận thấy điểm khác biệt giữa hai dòng điện này. Tuy nhiên, Hưng Phát sẽ tổng hợp lại để giúp bạn có cái nhìn bao quát nhất:
STT | Nội dung | Dòng điện DC | Dòng điện AC |
1 | Ký hiệu | Âm (-), dương (+) | Dấu ~ |
2 | Nguồn cấp | Nguồn điện, nguồn pin | Máy phát điện xoay chiều hay các nguồn điện |
3 | Chiều dòng điện | Một chiều, không thay đổi | Xoay chiều (đảo chiều) |
4 | Đặc trưng về pha | Không có pha | Có pha, chu kỳ và tần số |

Khả năng gây nguy hiểm của dòng điện lên cơ thể con người
Khi sử dụng dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều, chúng ta cần đặc biệt lưu ý về mức độ nguy hiểm của chúng. Dù là dòng điện nào đi chăng nữa thì đều có khả năng gây nguy hiểm tới tính mạng con người. Do vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu mức độ nguy hiểm của 2 loại dòng điện này và sử dụng đảm bảo an toàn.
Dòng điện (miliAmpe – mA) | Mức độ nguy hiểm của dòng điện với cơ thể con người | |
Dòng điện một chiều | Dòng điện xoay chiều (50-60Hz) | |
0,6 – 1,5 | Không có cảm giác, không nguy hiểm | Bắt đầu cảm thấy tê ngón tay |
2 – 3 | Không có cảm giác, không nguy hiểm | Ngón tay bị tê mạnh |
6 – 7 | Cảm thấy nóng và thấy đau như kim châm trích | Bắt thịt co lại và rung |
8 – 10 | Cảm giác nóng tăng mạnh và đau hơn | Cơ thể khó dời khỏi vật mang điện và bàn tay, khớp cảm thấy đau. |
20 – 25 | Nóng tăng lên và xuất hiện hiện tượng co quắp | Cơ thể khó dời khỏi vật mang điện, cơn đau tăng thêm và khó thở |
50 – 80 | Cực nóng, khó thở, các bắp thịt co quắp lại | Tim đập mạnh, hô hấp tê liệt |
90 – 100 | Hô hấp tê liệt | Hô hấp tê liệt, nếu kéo dài 3 giây sẽ dẫn tới tim tê liệt và ngừng đập. |

Như vậy, dù bạn sử dụng thiết bị có dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều thì luôn phải cẩn thận và đảm bảo nguyên tắc an toàn. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu và lắp đặt cầu dao tự động trong gia đình, nơi làm việc. Nó sẽ giúp ngắt điện kịp thời trong trường hợp nguy hiểm và đảm bảo an toàn.
Cách chuyển đổi dòng điện một chiều, dòng điện xoay chiều trong công nghiệp
Trong công nghiệp thì việc sử dụng dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều đã không còn xa lạ. Để thấy rõ được hai quá trình chỉnh lưu, nghịch lưu trong công nghiệp thì người ta sẽ sử dụng thiết bị UPS. UPS là viết tắt của Uninterruptible Power Supply hay còn được gọi là bộ lưu điện.
Trong mỗi thiết bị UPS sẽ có 2 loại module cực quan trọng đó là Inverter và Rectifier. Bộ Inverter được gọi là bộ nghịch lưu và giúp chuyển đổi dòng điện một chiều (DC) sang dòng điện xoay chiều (AC). Còn bộ Rectifier được sử dụng để chỉnh lưu và biến đổi dòng điện xoay chiều (AC) sang dòng điện một chiều (DC).

Ngoài thiết bị UPS thì trong công nghiệp còn sử dụng cả bộ chuyển đổi tín hiệu điện áp AC sang 0-10V DC hoặc 4-20mA DC. Và hầu như không có thiết bị nào khác hỗ trợ chuyển đổi ngược lại từ dòng điện DC sang AC. Việc sử dụng các thiết bị này không chỉ để giám sát dòng điện mà còn để cảnh báo việc mất pha, hạ áp hay cao áp. Điều này giúp việc sử dụng điện được an toàn và hạn chế tối đa mọi rủi ro ảnh hưởng tới người và tài sản.
Trên đây là những chia sẻ các thông tin tổng quan của Hưng Phát về dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều. Hy vọng các thông tin được cung cấp trên sẽ thực sự hữu ích với các bạn đọc. Đồng thời giúp các bạn hiểu rõ hơn về 2 loại dòng điện này và sử dụng chúng đảm bảo an toàn nhất.
Nếu bạn có thêm bất cứ thắc mắc nào về các nội dung trên hay có nhu cầu mua sắm các thiết bị cảm biến hoặc giải pháp tự động hóa công nghiệp. Hãy liên hệ với Hưng Phát để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng nhất.
Hotline: 0978.79.55.66
Website: www.thietbidoluong.info
Email: hoa.nguyen@huphaco.vn
Bài viết liên quan
Biến trở là gì? Thiết bị điện với ứng dụng rộng rãi
Tóm Tắt Nội Dung1 Biến trở là gì?2 Biến trở được cấu tạo như thế nào?3 Nguyên lý hoạt động của biến trở có thể bạn chưa biết4 Các loại biến trở được sử dụng phổ biến hiện nay5 Những ứng dụng thực tế của biến trở trong đời sống, công nghiệp Biến trở là […]
Chiết áp là gì ?!?! tưởng lạ nhưng lại quen
Tóm Tắt Nội Dung1 Chiết áp là gì?1.1 Sơ lược về điện.1.2 Định nghĩa chiết áp.1.3 Cấu tạo và nguyên lý của chiết áp.1.4 Chiết áp tiếng anh là gì và ký hiệu của chiết áp trong mạch điện.2 Sử dụng chiết áp điện trở như thế nào?2.1 Ứng dụng của chiết áp.2.2 Các loại […]
Sensor là gì và tính ứng dụng của sensor trong thực tế
Tóm Tắt Nội Dung1 Sensor là gì?2 Sensor được cấu tạo như nào?3 Cách thức phân loại sensor có thể bạn chưa biết4 Tính ứng dụng của các loại sensor trong đời sống và công nghiệp4.1 Sensor nhiệt độ4.2 Sensor áp suất4.3 Sensor tốc độ4.4 Sensor tiệm cận4.5 Cảm biến độ ẩm5 Địa chỉ mua […]