Đồng hồ đo áp suất 0-10 bar| Cách chọn nhanh| Chính xác

;đồng hồ áp suất

Đồng hồ áp suất

Đồng hồ đo áp suất 0-10 bar được sử dụng để đo áp suất bơm nước hoặc áp suất khí nén hay áp suất thấp trong các hệ thống điều khiển . Chính vì áp suất nhỏ nên rất cần độ chính xác cao.

Vì thế khi chọn đồng hồ đo áp suất 0-10 bar chúng ta cần lưu ý các thông số sau để chọn được đồng hồ đo áp suất 0-10 bar một cách phù hợp nhất.

Khi chọn đồng hồ đo áp suất 0-10 bar cần lưu ý các điểm sau

Dãy đo áp suất

Đối với đồng hồ đo áp suất 0- 10 bar thì áp suất cao nhất có thể đo được là 10 bar chính vì thế đối với các áp suất nhỏ hơn 10 bar thì chính ta có thể chọn loại đồng hồ đo áp suất 0-10 bar .

Ví dụ : chúng ta cần đo áp suất từ 0- 4 bar , 0-6 bar , 0-10 bar hoặc dưới 1bar thì việc chọn đồng hồ đo áp suất 0-10 bar là một sự lựa chọn chính xác  .

Đối với dãy đo tiệm cận 0-10 bar hoặc cao hơn thì chúng ta phải chọn dãy đo cao hơn 0-10 bar hoặc 0-16 bar .

Chân kết nối

Đồng hồ đo áp suất 0-10 bar sẽ có rất nhiều mặt đồng hồ khác nhau tương ứng sẽ có các loại chân kết nối các nhau. Thông thường mặt đồng hồ 80mm trở xuống sẽ có các chân kết nối phổ biến: G1/4″ G1/4″ NPT, G3/8″ G3/8NPT, G1/8″ G1/8 NPT …

Còn đồng hồ đo áp suất mặt đồng hồ từ 100mm trở lên thì sẽ có các kết nối phổ biến như: G1/2″ G1/2″ NPT, G1″ G1″ NPT, G 1 1/2″ G 1 1/2″ NPT, M20 x 1.5mm, M17 …

Vị trí chân kết nối

Đây là điều cực kỳ quan trọng của việc chọn một đồng hồ đo áp suất vì có hai loại chân kết nối khác nhau: chân đứng (bottom) và chân sau (black)

 

đồng hồ áp suất chân sau

Đồng hồ đo áp suất chân sau (Black)

 

đồng hồ áp suất chân đứng

Đồng hồ đo áp suất chân đứng (bottom)

 

Nếu chúng ta nhầm lẫn giữa hai loại chân kết nối này thì quả thật là một tai hại lớn khi mua không đúng sản phẩm cần lắp đặt.

Mặt đồng hồ – Đường kính mặt đồng hồ

Mặt đồng hồ có khá nhiều loại như: mặt đồng hồ 40mm, mặt đồng hồ 50mm, mặt đồng hồ 63mm, mặt đồng hồ 80mm, mặt đồng hồ 100mm, mặt đồng hồ 160mm, mặt đồng hồ 200mm, mặt đồng hồ 250mm.

Chúng ta phải biết cần loại mặt đồng hồ đo áp suất 0-10 bar nào để chọn cho phù hợp. Hai mặt đồng hồ phổ biến nhất là mặt đồng hồ 63mm và mặt đồng hồ 100mm.

Sai số của đồng hồ

Tôi đã gặp rất nhiều khách hàng thì có rất ít số lượng khách hàng quan tâm đến sai số của đồng hồ đo áp suất cần mua. Chính vì thế mà có sự chênh lệch nhau rất lớn về giá của các loại đồng hồ đo áp suất.

Sai số 1.6% là sai số phổ biến nhất của các loại đồng hồ đo áp suất 0-10 bar. Tuy nhiên sai số chuẩn cho phép thấp nhất thường là 1% và còn tuỳ vào độ chính xác của nhà máy mà chúng ta có thể chọn sai số cao hơn.

Một số đồng hồ đo áp suất cho phép sai số tới 0.1% thì chỉ có một số ít nhà cung cấp có thể đáp ứng được yêu cầu này.

Vạch chia của thang đo

Điều này nghe có vẻ lạ vì đồng hồ đo áp suất thì miễn sao đo được trong giá trị cần đo là đủ. Tuy nhiên trong các môi trường cần đo chính xác cao; thì chúng ta luôn muốn biết đồng hồ đo áp suất 0-10 bar có mỗi vạch chia là bao nhiêu bar.

Tuỳ theo hãng và tiêu chuẩn; thì chúng ta có các vạch chia khác nhau đối với đồng hồ đo áp suất 0-10 bar. Thông thường mỗi vạch là 0.2 bar, đối với tiêu chuẩn cao hơn có thể là 0.05 bar/ vạch hoặc 0.025 bar/vạch.

Môi chất cần đo

Hầu hết mọi người thường không quan tâm đến môi chất cần đo của đồng hồ đo áp suất 0-10 bar. Đối với các môi trường như nước, không khí, khí nén … thì chúng ta có thể chọn loại đồng hồ đo áp suất nào cũng được; miễn sao phù hợp với nhu cầu và túi tiền.

Tuy nhiên khi đo acid hoặc hoá chất nói chung; chúng ta cần phải lựa chọn vật liệu cho phù hợp. Thông thường chúng ta lựa chọn màng 316 hoặc 316L hoặc 316 Ti.

Nhiệt độ môi chất cần đo

Đây là thông số không quan trọng lắm; vì thông thường nhiệt độ môi chất đều có nhiệt độ nhỏ hơn 85oC. Trong trường hợp đo áp suất cho hơi nước nhiệt độ lên cao hơn 100oC; thì chúng ta dùng ống siphon để giảm nhiệt cho đồng hồ đo áp suất 0-10 bar của chúng ta.

Tuy nhiên; một số khu vực không đủ không gian để lắp ống siphon; hoặc không cho phép lắp ống siphon; chúng ta phải chọn loại đồng hồ đo áp suất đặc biệt chịu được nhiệt độ cao; để đáp ứng yêu cầu của nhà máy.

Đồng hồ có dầu giảm rung hay không?

Đây là một trong các tiêu chuẩn đối với việc lắp đồng hồ đo áp suất. Khi lắp trên các đường ống có rung động; hoặc lắp gần khu vực bơm thì bắt buộc phải chọn đồng hồ đo áp suất 0-10 bar có dầu.

Một số nơi không có rung động thì chúng ta không cần điền dầu cho đồng hồ đo áp suất. Nếu có dầu thì cũng là một điều tốt vì đồng hồ sẽ được bảo vệ tốt hơn.

Chúng tôi thường bị hư hỏng các đồng hồ đo áp suất không dầu trong quá trình vận chuyển; vì sự rung động khi vận chuyển.

Tóm lại cách chọn đồng hồ áp suất

Khi lựa chọn dong ho do ap suat 0-10 bar chúng ta nên lưu ý:

– Dãy đo áp suất – quan trọng nhất

– Môi chất

– Chân kết nối là gì

– Kiểu chân kết nối

– Có dầu hay không

– Mặt đồng hồ bao nhiêu

Việc chọn đồng hồ đo áp suất phù hợp giúp an toàn cho người vận hành; cũng như việc sử dụng đồng hồ đo áp suất được lâu bền nhất.

Với chia sẻ của mình; mong rằng sẽ giúp được mọi người; có thể chọn được một đồng hồ đo áp suất 0-10 bar như yêu cầu của nhà máy đưa ra; cũng như biết được cách chọn đồng hồ đo áp suất sao cho đúng.



Bài viết liên quan

Ứng dụng cảm biến áp suất dạng màng FKE

Các loại cảm biến đo áp suất màng dung dịch – hóa chất

Tóm Tắt Nội Dung1 Cảm biến đo áp suất màng là gì?1.1 Ứng dụng cảm biến áp suất màng đo áp suất 1.2 Ứng dụng cảm biến áp suất màng đo mức2 Các loại cảm biến đo áp suất màng2.1 Cảm biến đo áp suất màng PPS – Pixsys2.2 Cảm biến đo áp suất màng WISE […]

Cảm biến áp suất khí nén

Cảm biến áp suất khí nén – máy nén khí – bình khí nén

Tóm Tắt Nội Dung1 Cảm biến áp suất khí nén1.1 Thông số cần biết cảm biến áp suất là gì?2 Ứng dụng cảm biến áp suất khí nén2.1 Cảm biến áp suất khí nén về PLC2.2 Cảm biến áp suất khí nến về bộ hiển thị Khí nén thường là dạng không khí xung quanh […]

Cảm biến áp suất là gì? Nguyên lý hoạt động – Cách đổi đơn vị đo

Tóm Tắt Nội Dung1 Cảm biến áp suất1.1 Khái niệm về áp suất1.1.1 Sự hình thành của áp suất1.1.2 Công thức tính “Áp suất”1.2 Cảm biến áp suất là gì?2 Cách hoạt động của cảm biến áp suất2.1 Cấu tạo của cảm biến áp suất2.2 Hướng dẫn nối dây cho cảm biến2.3 Bảng quy đổi […]