Kiểm định hiệu chuẩn đồng hồ áp suất

Kiểm định hiệu chuẩn đồng hồ áp suất – Quy trình kiểm định đồng hồ áp suất như thế nào?

Quá trình kiểm nghiệm đồng hồ đo lường áp suất cho lưu chất (Chất lỏng, chất khí) được gọi là kiểm định hiệu chuẩn đồng hồ áp suất. Đây là quy trình dùng để kiểm tra độ chính xác, chất lượng và độ an toàn của đồng hồ. Vậy quy trình kiểm định hiểu chuẩn cho đồng hồ áp suất là gì? Các thao tác thực hiện nó như thế nào? Sự kiểm định và hiệu chuẩn này cho đồng hồ có quan trọng không? Bài viết hôm nay sẽ cho các bạn hiểu biết thêm về cách kiểm định hiệu chuẩn đồng hồ áp suất như thế nào.

Kiểm định hiệu chuẩn đồng hồ áp suất

Kiểm định hiệu chuẩn đồng hồ áp suất sẽ diễn ra hai giai đoạn. Đó là kiểm định và hiệu chuẩn cho đồng hồ đo lường.

Kiểm định đồng hồ áp suất là gì?

Kiểm định đồng hồ áp suất là quá trình kiểm tra đồng hồ áp suất có đang hoạt động đúng với chức năng của nó hay không. Đồng thời sẽ kiểm tra cấu tạo bên ngoài, vật liệu, chất dung môi có trong đồng hồ (nếu có) có đảm bảo an toàn hay không?

Kiểm định đồng hồ áp suất
Kiểm định đồng hồ áp suất

Ngoài ra, quy trình kiểm định này sau khi kiểm chứng sẽ được đính kèm theo tem kiểm định. Tem này sẽ được dán trược tiếp trên đồng hồ. Mặc khác, ngoài tem ra thì chúng ta sẽ nhận được một số giấy tờ chứng nhận sự kiểm định của hãng hoặc trung tâm.

Hiệu chuẩn đồng hồ áp suất là gì?

Hiệu chuẩn đồng hồ áp suất là quy trình kiểm tra sự chính xác khi đo lường của đồng hồ có đủ an toàn hay không. Nghĩa là, quá trình này họ sẽ dùng một đồng hồ áp suất tiêu chuẩn bằng điện tử sẽ dùng để đo lường các loại đồng hồ đo áp suất. Dựa vô kết quả đo được giữa đồng hồ tiêu chuẩn và đồng hồ cần kiểm định thì người ta sẽ xem xét sự sai số của nó có cho phép hay không.

Hiệu chuẩn đồng hồ áp suất
Hiệu chuẩn đồng hồ áp suất

Thêm vào đó, sẽ có thể kèm theo bước hiệu chỉnh lại sự chính xác của đồng hồ. Thao tác diễn ra khá là đơn giản, người kiểm định chỉ cần điều chỉnh lại “kim đồng hồ” sao cho độ sai số của nó tối thiểu hoặc trùng với kết quả đo của đồng hồ tiêu chuẩn.

Tem kiểm định đồng hồ áp suất

Tem kiểm định đồng hồ này sẽ được dán lên đồng hồ áp suất. Đây là loại tem được sự chấp thuận theo tiêu chuẩn “ĐO LƯỜNG VIỆT NAM -ĐLVN” đồng ý lưu hành tại Việt Nam.  Việc dán tem này lên đồng hồ dùng để minh chứng rằng đồng hồ đã đạt đủ tiêu chuẩn trong quá trình sử dụng.

Tem kiểm định đồng hồ đo lường
Tem kiểm định đồng hồ đo lường

Hiện nay, có rất nhiều trung tâm chuyên kiểm định đồng hồ đo lường tại Việt Nam. Tuy nhiên, cho dù có nhiều trung tâm đi nữa thì bắt buộc phải dùng tem kiểm định của ĐLVN – Việt Nam.

Quy định kiểm định hiệu chuẩn là gì

Có rất nhiều loại đồng hồ hiện đang lưu hành tại Việt Nam. Như là đồng hồ đo nước, đồng hồ đo khí, áp kế chân không, đồng hồ đo lưu lượng, đồng hồ đo áp suất châ không – chất lỏng – chất khí…

Mỗi một loại sẽ có một quy định riêng dùng để kiểm định, còn đối với đồng hồ đo áp suất (áp kế kiểu lò xo) sẽ dựa vào tiêu chuẩn ĐLVN 8 năm 2011. Đây là một văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam của “Bộ khoa học và công nghệ TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG”.

Quy định kiểm định đồng hồ áp suất
Quy định kiểm định đồng hồ áp suất

Tiêu chuẩn “ĐLVN 8” được xuất hành năm 2011. Đây là công văn dùng cho quy trình kiểm định đồng hồ áp suất mà bắt buộc mọi trung tâm kiểm định phải thực theo trình tự các bước như trong văn bản.

Một tên gọi của quy trình kiểm định đồng hồ là “Pressure gauge with elastic sensing elements – Methods and means of verification”. Sau khi kiểm định đồng hồ, sẽ được nhận một giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn của bộ khoa học và công nghệ.

Quy trình kiểm định hiệu chuẩn đồng hồ áp suất

Quy trình kiểm định đồng hồ diễn ra như thế nào? Đây là một câu hỏi mà rất nhiều người khá là tò mò. Bởi vì họ không được tiếp xúc với quá trình này. Hơn nữa, những người tham gia là những có kinh nghiệm và đầy đủ kiến thức để thực hiện. Và họ cũng ít khi chia sẻ những quá trình diễn ra như thế nào trên mạng.

Quy trình kiểm định đồng hồ áp suất
Quy trình kiểm định đồng hồ áp suất

Thế nên, một số người mỗi khi tìm hiểu quy trình này thì họ sẽ không được biết được nó sẽ diễn ra như thế nào? Quá trình thực hiện ra sao? Thế nên, bài viết này dựa trên kinh nghiệm thực tế mà mình được quan sát đồng thời được trao đổi với người kiểm định một số câu hỏi.

Những đồng hồ dùng để kiểm định

Các loại đồng hồ áp suất dùng để kiểm định
Các loại đồng hồ áp suất dùng để kiểm định

Đối với tiêu chuẩn ĐLVN 8-2021 này chỉ dùng cho một số loại đồng hồ đo lường như sau:

  • Đồng hồ đo áp suất chất lỏng, chất khí (dạng có dầu và dạng không có dầu)
  • Đồng hồ đo áp suất chân không (Ấp kế chân không, chân không kế, áp – chân không kế)

Ngoài ra, giải đo của đồng hồ áp suất phải nằm trong phạm vi từ -1 bar cho đến 2500 bar. Đồng thời độ chính xác của đồng hồ phải từ 1% đến 6%. Thức tế, thì mọi đồng hồ đo áp suất lưu hành lại Việt Nam đã nằm trong những phạm vi này rồi. Tuy nhiên, đấy là một điều ghi chú để mọi người biết thêm về mặt tính kỹ thuật.

Yêu cầu trong quá trình kiểm định

Để một quy trình kiểm định đồng hồ áp suất diễn ra bài bản. Người kiểm định đã nói với mình rằng nó phải đảm bảo đầy đủ 4 yêu cầu như sau:

  • Kiểm tra bên ngoài: đây là quá trình xem xét mọi chi tiết cấu tạo nên đồng hồ
  • Kiểm tra kỹ thuật: đây là quá trình kiểm tra đơn vị, vạch chia của đồng hồ có hợp lý hay chưa.
  • Kiểm tra đo lường: đây là quá trình so sánh kết quả giữa đồng hồ đo áp suất tiêu chuẩn với đồng hồ cần kiểm định.
  • Kiểm tra độ chia vạch: đây là quá trình kiểm tra độ chia vạch có hợp và đúng hay chưa.

Khi một động hồ trải qua đầy đủ những yêu cầu trên, đồng thời đáp ứng những tiêu chuẩn của yêu cầu. Đồng hồ áp suất đấy sẽ được chấp thuận và dán tem kiểm định. Còn không, bắt buộc phải đi hiệu chỉnh lại đồng hồ đo hoặc phải loại bỏ đồng hồ.

Thiết bị kiểm định đồng hồ đo lường

Thiết bị dùng để kiểm định đồng hồ áp suất
Thiết bị dùng để kiểm định đồng hồ áp suất

Tiếp theo là những dụng cụ được phép dùng để kiểm định cho thiết bị đo lường áp suất. Các bạn lưu ý rằng, đây là những loại đồng hồ tiêu chuẩn có độ chính xác rất nhỏ hoặc sẽ bằng ¼ độ chính xác của đồng hồ cần kiểm định. Một số loại đồng hồ thông dụng nhất thường hay dùng để kiểm định: đồng hồ áp suất có dầu, đồng hồ áp suất điện tử áp kế lò xo.

Ngoài ra, còn có một vài phụ kiện kèm theo như là ống dẫn lưu chất, thiết bị tạo áp suất, thước đo, nhiệt kế…

Điều kiện kiểm định trong phòng thí nghiệm

Anh kiểm định có nói với mình thế này nếu như quy trình kiểm định tại nhà máy, tức là mình phải đi đến đó kiểm tra lại nhiều đồng hồ đo lường thường sẽ không cần cầu kỳ. Bởi vì quá trình kiểm nghiệm đúng tiêu chuẩn khá là phức tạp, và việc kiểm tra diễn ra nó khá giống trong phòng thí nghiệm.

Ảnh cũng nói thêm, nếu dùng phòng thí nghiệm để kiểm định thì đảm bảo cho hai yếu tố dưới đây:

  • Môi trường áp suất: Khi dùng để kiểm định đồng hồ đo áp suất thông thường đối với lưu chất như là khí nito, khí nén, nước cất. Thì lưu ý đến giới hạn khi đo. Như là nếu là khí nito chỉ được đo cho đến 0,25 MPa, còn dầu biến thế thì từ 0,25 cho đến 60 MPa.
  • Môi trường kiểm định phải đảm bảo an toàn: nhiệt độ tại phòng thí nghiệm khoảng 20 (± 5˚C). Đồng thời độ ẩm không khí không được quá 80%. Thoáng khí, ít bụi, không có sự rung chấn va chạm.

Quá trình chuẩn bị trước khi kiểm định

Trước khi bắt đầu kiểm định đồng hồ, cần có một số thao tác nhằm đảo bảo quá trình đo đạc đúng tiêu chuẩn. Một số thao tác quan trọng của khi kiểm định như sau:

  • Làm sạch đầu ren, lỗ ren. Sau đó sẽ quấn băng keo silicon ống nước tại bầu ren. Như vậy sẽ đảm bảo việc tránh rò rỉ lưu chất trong quá trình đo.
  • Nếu dùng thiết bị hiệu chuẩn chính hãng thì nên nhớ phải lắp đồng hồ theo phương thẳng đứng.  

Quy trình kiểm định đồng hồ

Sau khi phần chuẩn bị đã kỹ càng, bây giờ chúng ta sẽ tiến hành quá trình đi kiểm định một đồng hồ áp suất. Quá trình này sẽ phải thực hiện 3 yêu cầu dưới đây.

Kiểm tra bên ngoài

Đây là quá trình xem xét bên ngoài của đồng hồ và có khi xem xét lẫn cả những chi tiết bên trong của đồng hồ. Chủ yếu sẽ quan sát xem đồng hồ có đầy đủ các chi tiết, phụ tùng (nếu có). Đồng thời xem đồng hồ có bị ăn mòn, rạn nứt, han gỉ, kim không bị cong hoặc bị gãy, mặt ren, ren đầu nối và các chi tiết khác không bị hỏng hóc.

Kiểm tra ben ngoài đồng hồ áp suất
Kiểm tra ben ngoài đồng hồ áp suất

Tiếp đến là phần kính dày của đồng hồ. Người kiểm định sẽ đánh giá kính của đồng hồ phải đảm bảo không có vết nứt, bọt, bẩn hoặc là mốc…làm cản trở quá trình đọc chỉ số.

Và cuối cùng của giai đoạn kiểm tra ngoài đó là đánh giá một số thông tin cơ bản sau:

  • Đơn vị đo.
  • Độ chính xác, cấp chính xác.
  • Cách lắp đặt (Ngang hay là đứng).
  • Dãy đo của đồng hồ.
  • Đồng hồ dùng để đo những loại lưu chất nào.
  • Hãng sản xuất.

Kiểm tra kỹ thuật

Đây là phần kiểm tra về đơn vị, số hiển thị và vạch chia trên mặt của một đồng hồ đo lường áp suất bất kỳ.

Kiểm tra kỹ thuật đồng hồ áp suất
Kiểm tra kỹ thuật đồng hồ áp suất

Đối với đơn vị, đơn vị đo lường tiêu chuẩn chính thức là Pa (Pascal). Ngoài ra mọi đơn vị trên đồng hồ áp suất phải được pháp luật quy định hoặc nó nằm trong hệ thông đơn vị SI. Hệ thống đơn vị SI là hệ thống đơn vị tiêu chuẩn quốc tế được nhiều quốc gia trên thế thới công nhận các đơn vị trong hệ thống này.

Với số hiển thị trên mặt đồng hồ, những con số này sẽ có một tiêu chuẩn chung. Số hiển thị trên mặt đồng hồ sẽ nằm ở một trong hai dãy này:

  • 10n – 1,6.10n – 2,5.10n – 4.10n – 6.10n (n là một số nguyên dương, nguyên âm hoặc bằng 0)
  • 10n – 2.10n – 5.10n – 7.10n (n là một số nguyên dương, nguyên âm hoặc bằng 0)       

Về vạch chia, cũng tương tự với số hiển thị. Chỉ số của vạch chia cũng phải đảm bảo nằm trong dãy số sau đây:

  • 10n – 2.10n – 5.10n(n là một số nguyên dương, nguyên âm hoặc bằng 0)

Kiểm tra độ chia vạch

Ngoài ra, có một vài điều lưu ý về vạch chia. Giá trị độ chia (như là 0,2 Pa/vạch) không được vượt quá sai số cơ bản của đồng hồ. Thêm vào đó, khoảng cách giữa các vạch chia không nhỏ hơn 1mm. Đồng thời, đến vạch thứ 5 hay thứ 10 thì vạch chia phải đậm và dài hơn các vạch khác. Những vạch này phải được đánh số hiển thị trên mặt hiển thị của đồng hồ.

Kiểm tra độ chia vạch của đồng hồ
Kiểm tra độ chia vạch của đồng hồ

Điều cuối cùng ở phần kiểm tra kỹ thuật. Khi đồng hồ không làm việc, thì kim đồng hồ phải chỉ đúng vạch số “0” trên số hiển thị. Nếu có sảy ra trường hợp sai số, thì không được vượt quá sai số cơ bản cho phép. Trong quá trình làm việc, vận tốc kim di chuyển phải đều đặn từ từ, không quá nhanh.  Mũi kim của đồng hồ được thiết kế không được rộng hơn bề rộng vạch chia trên đồng hồ.

Kiểm tra đo lường

Người kiểm định sẽ tiến hành đo lường sự tiêu chuẩn của đồng hồ cần kiểm định thông qua một đông hồ tiêu chuẩn điện tử. Yêu cầu của quá trình kiểm tra đo lường này sẽ trải qua hai yếu tổ nhỏ sau đây:

  • Độ sai số cho phép
  • Thời gian chịu tải (áp suất) của đồng hồ tại những điểm áp suất khác nhau.

Đầu tiên về độ sai số cho phép. Người kiểm định nói với mình rằng, đối với độ sai số cho phép ta sẽ dựa vô hai hằng số sau: ±0,8.K±K. ±0,8.K, đây là độ sai số thường giành cho các loại đồng hồ lần đầu tiên kiểm định. ±K, còn đối với thường hay dùng cho đồng hồ đo lường áp suất hay được kiểm định theo định kỳ.

Ảnh chia sẻ thêm, để có thể biết được chỉ số K đấy sẽ dựa vô hai công thức đơn giản dưới đây:

Ví dụ như thế này, đồng hồ áp suất có giải đo từ 0 đến 16 bar và độ chính xác là 1%. Từ đó, ta sẽ biết được hằng số K:

Như vậy, độ sai số cho phép sẽ là ± (0,8*0,16) hoặc là ±0,16.

Tiếp theo là thời gian chịu tải (áp suất) của đồng hồ. Theo như mình quan sát thì quá trình này thực hiện cũng khá là đơn giản. Họ sẽ đo lường tại 5 điểm áp suất có giá trị khác nhau trong khoảng thời gian tầm 30s. Và theo trình từ áp suất tăng dần cho đến giảm dần. Bước này sẽ dùng để đánh giá sự ổn định trong quá trình đo lường áp suất của chất lỏng hoặc chất khí.

Biểu đồ thời gian chịu tải áp suất
Biểu đồ thời gian chịu tải áp suất

Đánh giá kiểm định đồng hồ áp suất

Sau khi trải qua mọi quá trình khâu chuẩn bị cho đến khâu kiểm định. Đồng thời dựa vào kết quả quá trình làm kiểm đinh cho đồng hồ. Thì đến bước này sẽ đánh giá trên giấy kiểm định cho đồng hồ. Người kiểm định dựa vô toàn bộ kết quả thu được và ghi nó trên một tờ giấy đánh giá.

Mẫu giấy chứng nhận kiểm định
Mẫu giấy chứng nhận kiểm định

Tờ giấy đánh giá này sẽ là kết quả cuối cùng cho quá đình kiểm định hiệu chuẩn đồng hồ áp suất. Nó sẽ cho mình biết rằng mọi đồng hồ đã đạt đầy đủ tiêu chuẩn và đảm bảo độ an toàn, sự chính xác hoặc độ bền của đồng hồ…

Vì sao cần kiểm định đồng hồ đo lường áp suất

Dưới đây là một số lý do vì sao trong quá trình sử dụng đồng hồ cần kiểm định và hiệu chuẩn.

Kiểm tra độ chính xác đồng hồ áp suất

Kiểm tra độ chính xác đồng hồ
Kiểm tra độ chính xác đồng hồ

Lý do đầu tiên là để xem xét lại độ chính xác của đồng hồ. Nó có chính xác đúng như hãng sản xuất hay không. Độ chính xác này chỉ quan trong đối với những môi trường dùng hóa chất, khí nén, dung dịch… Bởi vì đây là những khu vực dễ dàng gây nổ, rò rỉ…làm ảnh hưởng tới những thiết bị khác và ảnh hưởng đến nhà máy hoặc xưởng.

Đảm bảo chất lượng đồng hồ

Ngày nay có nhiều loại đồng hồ không được sản xuất đúng chuẩn mực. Nghĩa là, đồng hồ đo ấy nhìn bề ngoài nó giống trông như mới. Nhưng thực chất, đôi khi các chi tiết cấu tạo nên đồng hồ bị hàn gỉ hoặc không đảm bảo.

Không chỉ về chất liệu cấu tạo nên kim đồng hồ mà còn sự chịu áp, đơn vị của đồng hồ. Nó có đảm bảo hay chưa.

Tăng độ tin cậy khi sử dụng đồng hồ

Việc đồng hồ áp suất có dấu tem chứng nhận kiểm định, sẽ tăng độ tin cậy khi sử dụng. Bởi vì đây là những đồng hồ đạt tiêu chuẩn, đầy đủ an toàn trước khi đưa vô sử dụng.

Phát hiện đồng hồ đo lường áp suất không đúng tiêu chuẩn

Các trường hợp đồng hồ bị lỗi trong quá trình vận hành
Các trường hợp đồng hồ bị lỗi trong quá trình vận hành

Việc kiểm định đồng hồ này chủ yếu để phát hiện ra những loại đồng hồ không đảm bảo. Như thế tránh được những rủi ro tai nạn lao động khi vận hành. 

Mội số trường hợp sảy ra như: rò rỉ áp suất, trường hợp quá áp gây ra nổ tại khu vực đấy.

Có nên kiểm định hiệu chuẩn đồng hồ áp suất không?

Việc kiểm định lại đồng hồ đo lường tại Việt Nam chủ yếu tùy thuộc vào người đang sử dụng. Trước khi đồng hồ được lưu hành, các hãng đã kiểm định độ an toàn của đồng hồ trước. Sau đó mới đem ra thị trường để tiêu thụ. Điển hình như các hãng Georgin, Stiko, Wika cùng với một số hãng châu Âu khác.

Thế nên, khi các bạn muốn kiểm định lại thì điều ấy vẫn có thể được. Giá thành kiểm định cũng phải chăng, không quá mắc so với giá của một con đồng hồ đo.

Một số hãng kiểm định hiệu chuẩn đồng hồ áp suất

Hiện nay, tại Việt Nam có khá nhiều trung tâm dùng để kiểm định đồng hồ đo lường áp suất. Dưới đây là một số trung kiểm định ở Việt Nam.

Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3

Trung tâm kiểm định Quatest 3
Trung tâm kiểm định Quatest 3

Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 với tên gọi khác là Quatest 3. Đây là tổ chức khoa học và công nghệ công lập trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (STAMEQ) – Bộ Khoa học và Công nghệ (MOST) uy tín ở Việt Nam.

Trung tâm kiểm định công nghiệp II

Trung tâm kiểm định Công Nghiệp 2
Trung tâm kiểm định Công Nghiệp 2

Trung tâm kiểm định công nghiệp II (SITESII). Đây là tổ chức trực thuộc Cục Kỹ Thuật An toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương).  Là một trong những trung tâm kiểm định và hiệu chuẩn các loại thiết bị đo lường uy tín ở Việt Nam.

Ngoài ra, còn có một số bài viết tham khảo liên quan đến đồng hồ áp suất:

Áp suất là gì? Cách đổi đơn vị trong áp suất?

Đồng hồ áp suất là gì? Cấu tạo và cách hoạt động của đồng hồ áp suất

 

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của tôi. Chúc các bạn một ngày tốt lành!


SALES ENGINEER: Nguyễn Thành Đạt
SĐT: 0342962936



Bài viết liên quan

Nguyên lý hoạt động biến dòng CT

Cách Đấu Biến Dòng 3 Pha: Những Điều Cần Biết

Bạn đã bao giờ thắc mắc về những chiếc ổ kim loại quấn quanh dây điện lớn trong tủ điện? Đó chính là biến dòng 3 pha, hay còn gọi là biến dòng điện 3 pha hoặc biến áp dòng 3 pha. Nó đóng vai trò quan trọng như người thu nhỏ dòng điện, giúp […]

Cảm biến dòng điện một chiều 4-20 mA

Cảm Biến Dòng DC: Giải Pháp Đo Lường Dòng Điện

Cảm biến dòng DC đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các hệ thống công nghiệp của chúng ta, đặc biệt là những nơi sử dụng nhiều thiết bị điện với công suất lớn. Nhờ có “mắt thần” này, các hệ thống có thể vận hành trơn tru, an toàn và hiệu quả, góp […]

Rogowski coil với bộ chuyển đổi S201RC-LP

Hướng dẫn chuyển đổi Biến dòng Rogowski Coil RC150 sang 4-20mA

Bạn đang tìm kiếm giải pháp đo lường dòng điện linh hoạt, chính xác và an toàn cho hệ thống điện của mình? Biến dòng Rogowski Coil RC150 chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn! Tóm Tắt Nội DungROGOWSKI COIL LÀ GÌChuyển đổi rogiwski sang 4-20mABỘ CHUYỂN ĐỔI S201RC-LPNguyên tắc hoạt độngỨng dụng […]