Ngành Kỹ thuật công nghiệp ra làm gì?

 

Ngành kỹ thuật công nghiệp ra làm gì? Chắc hẳn nếu như các bạn đang theo học ngành này đã không ít lần nhận được những câu hỏi như vậy; Đương nhiên không chỉ có các bạn mà cả các em học sinh cấp 3 cũng đang ráo riết tìm cho mình câu trả lời mong đợi nhất; Để biết những thông tin chi tiết nhất về ngành kỹ thuật công nghiệp thì hãy đồng hành cùng Hưng Phát trong câu chuyện chia sẻ về ngành dưới đây nhé.

1. Hiểu một cách đúng nhất về ngành kỹ thuật công nghiệp

Hiểu một cách đúng nhất về ngành kỹ thuật công nghiệp

Bạn đừng nghĩ khi lựa chọn con đường thứ hai đi ngược lại với lời khuyên của mọi người là chọn “dại” nhé; trước khi đưa ra quyết định của mình Hưng Phát đã có tìm hiểu và nghiên cứu khá kỹ về ngành và muốn chứng minh cho mọi người thấy; ngành kỹ thuật con gái cũng có thể làm tốt; Chính vì thế mà trước khi bạn đưa ra bất kỳ một quyết định nào thì cần phải có sự tìm hiểu; nghiên cứu về nó và hiểu bản chất của ngành để xem bạn có thật sự phù hợp hay không nhé.

Ngành kỹ thuật công nghiệp còn có tên tiếng Anh là Industrial Engineering; Ngành này sẽ chuyên sử dụng những công cụ kỹ thuật; công nghệ để giúp cho quá trình sản xuất diễn ra nhanh chóng hơn; giảm thiểu được sức lao động chân tay của con người; Để từ đó những hoạt động sản xuất đạt được hiệu quả tốt hơn; Đương nhiên với ngành này thì sẽ chuyên về đào tạo sâu cho sinh viên về hoạt động sản xuất; dịch vụ, dự án;…để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho nhiều doanh nghiệp; công ty trong tương lai.

Như vậy bạn cũng đã phần nào hiểu được về ngành rồi đúng không nào?

Ngành kỹ thuật công nghiệp là một ngành khô khan; chuyên tiếp xúc với máy móc chính vì thế mà sẽ khiến cho nhiều bạn đôi khi sẽ thấy nhàm chán; Tuy nhiên nếu như biết tận dụng và đam mê với nghề; thì nó hoàn toàn trái ngược với cái mà bạn đang nghĩ trong đầu đó; Là một bộ phận nhân lực không thể thiếu trong tương lai, ngành kỹ thuật công nghiệp đang từng bước khẳng định chính mình; nâng tầm và vai trò của mình lên khá nhiều trong các doanh nghiệp hiện nay.

2. Quy trình đào tạo của ngành kỹ thuật công nghiệp

Quy trình đào tạo ngành kỹ thuật công nghiệp đối với mỗi trường sẽ có sự khác nhau; thế nhưng về cơ bản thì vẫn là đào tạo từ kiến thức cơ bản rồi mới đến chuyên sâu hơn; Sinh viên trong ngành này sẽ được đào tạo và trang bị những kiến thức đại cương; nền tảng cốt lõi để giúp cho quá trình nghiên cứu; tư duy phát triển sản phẩm mới diễn ra tốt hơn; Hình thành được các ý tưởng để thiết kế và vận hành quy trình sản xuất một cách thuận lợi nhất.

Quy trình đào tạo của ngành kỹ thuật công nghiệp

Không những được trang bị kiến thức chuyên sâu về ngành học; bạn còn được trang bị kiến thức về quản lý kinh tế; Mới nghe thì đương nhiên sẽ cảm thấy nó chả phù hợp gì với ngành cả; thế nhưng đó lại là “bảo bối” có ích cho bạn sau khi ra trường đó; Với kiến thức này sẽ giúp cho các bạn thích nghi tốt hơn với mọi môi trường làm việc trong tương lai;nRất có lợi đúng không nào? chính vì thế mà các bạn sinh viên đang theo học hay là đang có nhu cầu thi vào ngành nếu học đến phần này thì đừng lơ là; ngủ gật trong lớp nhé.

Với những kiến thức lý thuyết luôn luôn là chưa đủ với các bạn; đặc biệt là khi mà xã hội đang có nhu cầu phát triển; cần nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và thực hành thành thạo; Đối với hầu hết các trường đại học của nước ta đều đang có xu hướng tăng tiết thực hành lên để giúp cho sinh viên không bị bỡ ngỡ khi vào môi trường làm việc; Với ngành kỹ thuật công nghiệp; việc đi thực hành là điều đương nhiên rồi; Thế nhưng các bạn sinh viên hãy nhớ, với những lần đi thực hành; thực tập tại các doanh nghiệp thì bạn cần phải nghiêm túc và tích lũy kinh nghiệm nhiều hơn cho mình.

3. Khối nào thi vào ngành kỹ thuật công nghiệp

Lựa chọn khối thi vào ngành kỹ thuật công nghiệp cũng là một điều vô cùng quan trọng. Đối với các ngành kỹ thuật nói chung thì đều thiên về các môn tự nhiên. Chính vì thế mà bạn nào là “kẻ thù” của các môn Toán, Hóa thì chắc chắn sẽ rất thiệt nhé.

Khối nào thi vào ngành kỹ thuật công nghiệp

Các tổ hợp môn thi vào ngành kỹ thuật công nghiệp bao gồm:

– Tổ hợp A00: Toán, Lý, Hóa

– Tổ hợp A01: Toán, Lý, Tiếng Anh

– Tổ hợp D01: Văn, Toán, Tiếng Anh

– Tổ hợp D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh

Không quá đa dạng các tổ hợp môn; các tổ hợp còn thiên về các môn tự nhiên; chính vì thế mà nếu như bạn nào học các môn về xã hội sẽ khá là khó khăn đó.

Tuy nhiên nếu như có đam mê và muốn theo đuổi thì bạn hoàn toàn có thể làm được; Việc lựa chọn khối thi phải cân đối với sức học và sở trường của mình để làm sao phát huy được hết những khả năng nhé.

Vậy là xong phần lựa chọn khối thi; còn chọn trường học thì sao? Trường đại học; cao đẳng nào sẽ đào tạo; tuyển sinh ngành kỹ thuật công nghiệp?

4. Trường nào đào tạo và điểm chuẩn của trường đó ra sao?

Trường nào đào tạo và điểm chuẩn của trường đó ra sao?

Với ngành kỹ thuật công nghiệp thì hiện nay có khá ít trường thực hiện tuyển sinh và đào tạo ngành này. Tuy nhiên có một trường đào tạo chính là trường Đại học sư phạm kỹ thuật Hồ Chí Minh, với tổ hợp môn xét tuyển bao gồm: A00, A01, D01, D90

– Điểm chuẩn của trường này với ngành kỹ thuật công nghiệp năm 2017: 22,75 điểm

– Điểm chuẩn ngành kỹ thuật công nghiệp năm 2018: 19,1 điểm

– Điểm chuẩn ngành kỹ thuật công nghiệp năm 2019: 19,8 điểm

Như vậy, với điểm chuẩn 3 năm của ngành kỹ thuật công nghiệp Trường đại học sư phạm kỹ thuật Hồ Chí Minh thì có sự thay đổi. Tuy nhiên sự thay đổi này cũng không quá nhiều, chính vì thế mà các bạn cũng không cần quá lo lắng đâu nhé.

5. Ngành kỹ thuật công nghiệp ra trường làm ở vị trí nào?

Có thể đối với khá nhiều bạn đây sẽ là phần nội dung mà bạn mong chờ nhất, cũng chính là đi trả lời cho câu hỏi ở tựa đề của chúng ta. Với ngành kỹ thuật công nghiệp, môi trường làm việc của bạn vô cùng năng động và đa dạng khác nhau. Bạn sẽ được làm việc ở trong các doanh nghiệp tư nhân, nước ngoài, làm việc với công ty vận tải, nhà máy, công ty hoạt động về xây dựng, trường học,….với các vị trí cụ thể như sau:

5.1. Kỹ sư năng suất

Kỹ sư năng suất

Kỹ sư năng suất là một trong những vị trí công việc không thể thiếu được đối với một nhà máy sản xuất, dây truyền sản xuất của doanh nghiệp. Với nhu cầu cung cấp sản phẩm ra thị trường kịp thời thì cần phải đảm bảo được năng suất của doanh nghiệp. Có thể nói chính vì thế mà kỹ sư năng suất đang đóng một vai trò vô cùng quan trọng, họ sẽ đảm bảo năng suất ổn định cho doanh nghiệp một cách tốt nhất.

Với tầm quan trọng trong doanh nghiệp như vậy bạn sẽ được trả với mức lương là 7 – 10 triệu đồng/1 tháng.

5.2. Chuyên viên kế hoạch

Chuyên viên kế hoạch

Chuyên viên kế hoạch cũng là một trong những công việc mà ngành kỹ thuật công nghiệp có thể làm. Ở vị trí này bạn sẽ phải đảm bảo công việc về lên và lập các kế hoạch sản xuất sao cho phù hợp nhất. Công việc cụ thể mà bạn cần phải làm bao gồm như sau:

– Thực hiện theo dõi đơn hàng, lên đơn hàng theo đúng kế hoạch từ trước

– Thực hiện theo sát tiến độ công việc để đảm bảo đơn hàng đúng thời hạn

– Nếu như trong quá trình sản xuất theo đơn hàng gặp phải vấn đề gì thì bạn sẽ phải là người tìm ra các giải pháp khắc phục để cho tiến độ đơn hàng được đảm bảo tuyệt đối.

– Thực hiện kiểm tra và xử lý các công việc phát sinh trong hệ thống

– Thực hiện tính toán, ước tính nguyên vật liệu để sản xuất

5.3. Chuyên viên chất lượng

Chuyên viên chất lượng

Chuyên viên quản lý chất lượng cũng là một trong những công việc đang được nhiều bạn học ngành quản lý chất lượng tìm kiếm nhất. Ở vị trí công việc này bạn có thể làm trong các xưởng sản xuất của doanh nghiệp, thực hiện công việc quản lý chất lượng cho doanh nghiệp. Với vị trí này thì bạn sẽ phải làm những công việc như sau:

– Thực hiện lên các kế hoạch kiểm tra

– Quản lý và kiểm tra chất lượng từ khâu nguyên vật liệu cho đến khâu hoàn thành sản phẩm

– Thường xuyên, liên tục kiểm tra các khâu sản xuất

– Nếu như trong quá trình giám sát quản lý chất lượng có vấn đề về chất lượng thì bạn cần phải làm báo cáo gửi lên cấp trên.

– Làm các báo cáo khắc phục và phòng ngừa, đảm bảo chất lượng được ổn định nhất.

– Ngoài những công việc trên thì bạn còn phải làm khá nhiều các công việc khác nữa

Đối với kỹ thuật viên kiểm tra chất lượng (iqc) thì bạn cần phải có trách nhiệm trong công việc bởi vì sản phẩm được phân bố trên thị trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dùng.

5.4. Các công việc khác

Các công việc khác

Ngoài những công việc trên thì bạn còn có thể tham gia được vào khá nhiều các công việc khác nữa như:

– Chuyên viên dự án

– Chuyên viên về vật tư, thực hiện công việc tính toán và ước lượng nguyên vật liệu cho doanh nghiệp

– Chuyên viên kho

– Chuyên viên Logistics

– Kỹ sư dịch vụ (service engineer)

Với nhiều công việc hoạt động đa dạng như vậy thì bạn hoàn toàn có thể thực hiện và tham gia vào thị trường việc làm một cách sôi động nhất.

6. Mức lương và cơ hội nghề nghiệp của ngành kỹ thuật công nghiệp

Mức lương và cơ hội nghề nghiệp của ngành kỹ thuật công nghiệp

Mức lương và cơ hội nghề nghiệp chính là những yếu tố khiến cho bạn phải cân nhắc khá nhiều đối với ngành học. Chắc hẳn bạn cũng sẽ giống như tôi của những năm đưa ra quyết định đó, đều mang trong mình một mong ước về cơ hội và thu nhập cao sau khi ra trường. Sẽ có rất nhiều bạn vỡ mộng với lựa chọn của mình, thế nhưng có thể nói với ngành kỹ thuật công nghiệp sẽ không làm bạn thất vọng đâu nhé.

Với một thu nhập trung bình hàng tháng từ 8 – 20 triệu đồng, mức lương này còn có thể cao hơn rất nhiều nếu như bạn có khả năng làm việc tốt, có kinh nghiệm làm việc. Tùy thuộc vào từng vị trí làm việc và kinh nghiệm mà bạn sẽ có những mức lương khác nhau. Nhưng nhìn chung thì các công việc thuộc ngành kỹ thuật công nghiệp luôn được xếp vào top ngành đem lại thu nhập cao cho người lao động. Không những thế, cơ hội nâng mức lương của bạn còn có thể lên đến 20 – 25%.

Mức lương cao, cơ hội rộng mở hơn nhiều so với các ngành nghề khác. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động sản xuất, phát triển. Với khối lượng công việc đa dạng lĩnh vực khác nhau. Chính vì thế mà sinh viên ngành kỹ thuật công nghiệp sẽ có cơ hội việc làm tốt hơn. Với sự khan hiếm về nhân lực thì hiện nay ngành này luôn có thể mạnh để tìm việc làm trong các doanh nghiệp.

Những ngành kỹ thuật mà trường đại học công nghệ kỹ thuật cần thơ giảng dạy để ra có việc làm:

Ngành kỹ thuật phần mềm

Ngành kỹ thuật hệ thống công nghiệp

Ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

7. Những yếu tố để theo đuổi ngành kỹ thuật công nghiệp

Để theo đuổi được ngành kỹ thuật công nghiệp bạn sẽ phải hội tụ nhiều yếu tố khác nhau, nó giúp cho bạn tiếp thu kiến thức tốt hơn, giúp cho bạn theo đuổi được đam mê của mình. Các yếu tố đó chính là:

Những yếu tố để theo đuổi ngành kỹ thuật công nghiệp

– Nắm chắc kiến thức về ngành: Đối với những công việc của ngành kỹ thuật công nghiệp; luôn luôn yêu cầu và đòi hỏi về kiến thức chuyên sâu thì mới có thể tham gia được vào công việc này; Chính vì thế mà việc nắm chắc kiến thức là vô cùng quan trọng; nó sẽ giúp công việc của bạn hiệu quả hơn.

– Cẩn thận: Với các công việc có liên quan trực tiếp đến chất lượng, kế hoạch, quản lý,…nó ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của doanh nghiệp, chính vì thế mà bạn cần phải thật sự cẩn thận với công việc, đảm bảo được công việc diễn ra theo đúng quy trình của nó, nếu không thì chỉ vì một sai sót nhỏ cũng có thể làm cho hậu quả lớn.

– Làm việc độc lập: Đối với nhiều doanh nghiệp sẽ yêu cầu bạn làm việc độc lập; cá nhân một mình để đảm bảo công việc của bạn diễn ra bình thường.

– Xử lý tình huống nhanh: Đối với những trường hợp phát hiện ra các vấn đề lỗi; thì bạn cần phải phát hiện và xử lý tình huống đó một cách nhanh chóng; khéo léo.

– Có khả năng giao tiếp; làm việc nhóm tốt: Khả năng giao tiếp sẽ luôn là cầu nối giúp cho bạn làm việc hiệu quả hơn; Đối với bất kỳ một công việc nào; một ngành nào bạn cũng cần đến khả năng này.

– Chịu khó; ham học hỏi và là người cầu tiến trong công việc

Tuy nhiên bạn cũng đừng đặt nặng quá vào những yếu tố này; nếu như không có, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu từ con số 0; bắt đầu xây dựng lại cho mình; chỉ cần bạn cố gắng và kiên trì thì việc theo đuổi; học tốt và thành công với ngành này là điều có thể.

8. [Góc trải lòng] có hay không nên học ngành kỹ thuật công nghiệp?

[Góc trải lòng] có hay không nên học ngành kỹ thuật công nghiệp?
Có rất nhiều người hỏi có nên học ngành kỹ thuật công nghiệp hay không? Thật ra việc nên học hay không nên học xuất phát từ chính bạn; Nếu như bạn yêu thích nó, có đam mê với nó thì nó luôn luôn đúng; Có rất nhiều người khuyên con gái không nên học ngành thuộc khối kỹ thuật; vì nó khô khan, cứng nhắc và làm việc với máy móc; Tuy nhiên không phải như vậy, ngành nào nam nữ cũng đều có có thể học cả; chỉ trừ những ngành có tính chất đặc biệt chỉ tuyển sinh nam hoặc tuyển sinh nữ.

Về cơ hội hay nghề nghiệp sẽ đều do chính bạn tạo ra; điều kiện về kinh tế về xã hội hay về nhu cầu; thì nó chỉ là điều kiện giúp bạn tìm việc tốt hơn thôi; còn cơ hội vẫn do chính bạn nắm bắt và tạo nên. Chính vì thế mà trước khi chọn ngành kỹ thuật công nghiệp; thì bạn hãy tự hỏi chính mình trước xem trong tương lai bạn muốn trở thành người như thế nào? Bạn muốn làm công việc gì? Sau đó mới đi trả lời câu hỏi nên hay không nên. Về công cuộc học hành đối với chính bạn; những lời khuyên của phụ huynh, của thầy cô;…cũng rất bổ ích; thế nhưng chỉ có bạn mới hiểu mình muốn gì và cần gì thôi.

Hưng Phát thật mong mỏi một điều chính là những chia sẻ về ngành kỹ thuật công nghiệp trên đây; sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình định hướng nghề nghiệp tương lai.

 



Bài viết liên quan

An toàn điện trong mùa mưa bão

Đảm Bảo An Toàn Điện Trong Những Ngày Mưa Bão

Đã bao giờ các bạn cảm thấy lo lắng khi mỗi mùa mưa bão kéo về chưa? Mùa mưa bão luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ thiệt hại nghiêm trọng do các sự cố liên quan đến điện. Các hiện tượng như sét đánh; đường dây điện đứt; hay hệ thống điện quá tải có […]

Bộ hiển thị 4-20mA 0-10V

Bộ hiển thị 4-20mA 0-10V là gì? Những điều bạn cần biết

Bạn đã hiểu rõ tầm quan trọng của các bộ hiển thị chưa? Bộ hiển thị tín hiệu 4-20mA và 0-10V đóng vai trò then chốt trong ngành công nghiệp hiện nay; nhờ khả năng giám sát và điều khiển chính xác các quy trình sản xuất. Chúng không chỉ giúp hệ thống vận hành […]

Giao thức truyền thông Modbus

Modbus: Giao Thức Truyền Thông Hiệu Quả và Phổ Biến

Modbus là một giao thức truyền thông đơn giản; dễ sử dụng và được thiết kế đặc biệt cho các ứng dụng trong môi trường công nghiệp. Với cấu trúc tin nhắn rõ ràng và dễ hiểu; Modbus đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho nhiều kỹ sư và nhà phát triển. Hãy cùng […]