Rơ le áp suất

RƠ LE ÁP SUẤT | PRESSURE SWITCH LÀ GÌ

Chúng ta sẽ dễ dàng đo lường được áp suất nhờ vào một số thiết bị đo lường. Chẳng hạn như cảm biến áp suất hoặc đồng hồ áp suất. Ngoài những phương pháp này ra, chúng ta còn được biết đến rơ le áp suất. Đây là loại thiết bị dùng để điều khiển các loại động cơ bơm nước, khí nén…tự động dựa vào áp suất. Vậy Rơ le áp suất là gì? Ứng dụng rơ le áp suất trong công nghiệp như thế nào? Cùng mình tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Rơ le áp suất

Rơ le áp suất là một dạng thiết bị sử dụng dựa vào “áp suất” cũng là nguyên lý cơ bản để hoạt động. Đại lượng áp suất này sẽ tác dụng lên các chi tiết của Rơ le áp suất và làm nó hoạt động ON – OFF.

Khác với một Relay trung gian hay một Connector cho động cơ công suất lớn. Đó là nằm ở sự “tự động”. Thông thường, các loại Relay trung gian hay Connector kia sẽ được các bộ điều khiển kích hoạt nó.

Rơ le áp suất là gì?
Rơ le áp suất là gì?

Dẫn đến nó sẽ thay đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác. Cụ thể là NO hoặc NC. Điều này có nghĩa rằng, khi có tín hiệu thì các tiếp điểm này mới có thể hoạt động.

Đối với công tắc áp suất, thì tín hiệu dùng để kích hoạt công tắc áp suất đó là từ áp suất của chất khỏng hay chất khí. Tuy nhiên, nó sẽ kích hoạt tự động cho các động cơ dựa vào 2 tiếp điểm.

Hiểu đơn giản cho hai tiếp điểm đó là Min – Max. Khi áp suất ở vị trí Min thì nó sẽ kích hoạt cho động cơ hoạt động cho tới đến khi vị trí Max. Lúc này động cơ sẽ dừng và dẫn đến quá trình cứ lặp đi lặp lại như vậy.

Rơ le áp suất dùng để làm gì?

Ngoài việc sử dụng Rơ le làm “công tắc” để điều khiển các loại bơm tự động ra. Các loại Rơ le này thường còn dùng để “bảo vệ” các thiết bị động cơ. Thông thường sẽ có hai dạng Rơ le dùng để bảo vệ các loại động cơ như sau:

Đó là công tắc áp suất cao và công tắc áp suất thấp. Đối với công tắc áp suất cao thường dùng đối với các máy thủy lực, bơm thủy lực hay thậm chí các máy khí nén công suất lớn.

Rơ le áp suất dùng để làm gì?
Rơ le áp suất dùng để làm gì?

Việc dùng nó ở môi trường áp suất cao thế này là dùng để bảo vệ các loại máy hay bơm này. Khi áp suất được sản sinh ra từ những động cơ hay máy thủy lực này mà quá cao. Sẽ có thể dẫn đến tình trạng máy nhanh hỏng hoặc làm nổ các bình chứa kín.

Vì thế khi sử dụng các loại công tắc áp suất lớn này dùng để tránh trường hợp trên. Lúc áp suất của chất lỏng hay chất khí quá lớn, nó sẽ tự động tắt các động cơ bơm này. Như vậy sẽ bảo vệ các thiết bị và động cơ liên quan.

Còn đối với việc dùng công tắc áp suất thấp. Về cơ chế hoạt động nó tương đương với công tắc áp suất cao. Khi mà dòng lưu chất để các động cơ hoạt động không đủ. Sẽ làm cho áp suất trong đường ống dẫn hay trong bình chứa kín càng ngày càng giảm.

Điều này sẽ làm cho Rơ le áp suất thấp hoạt động. Như thế, nó bảo kệ các động cơ vì khi không có lưu chất để bơm hoạt động. Nó sẽ dễ dàng làm hư hỏng chính nó khi hoạt động.

Cấu tạo rơ le áp suất

Có rất nhiều loại rơ le áp suất tính tới thời điểm hiện tại. Do đó, sẽ có rất nhiều loại có cơ cấu khác nhau. Dưới đây, là câu tạo cơ bản của một loại Rơ le có nguồn gốc từ Georgin – Pháp.

Cấu tạo công tắc áp suất
Cấu tạo công tắc áp suất

Rơ le áp suất sẽ có 8 chi tiết chính:

  • VG: Điểm cài đặt giá trị áp suất
  • RG: Lò xo
  • IG: Vạch hiển thị
  • RE: Điều chỉnh Deadband bằng lò xo
  • ME: Điều chỉnh Deadband bằng nút vặn
  • ES: Bộ phận cảm nhận áp suất
  • C: Switch
  • LP: Cánh tay đòn

Nguyên lý làm việc của rơ le áp suất

Dựa vào phần cấu tạo công tắc áp suất bên trên. Như vậy sẽ dễ mô tả được nguyên lý hoạt động của một Rơ le nó như thế nào. Chúng ta sẽ có hai vị trí dùng để cài đặt áp suất. Đó là vị trí VG và vị trí RE (ME).

Đối với vị trí VG dùng để cài đặt mức áp suất ON. Còn đối với nút điều chỉnh RE (ME) dùng để cài đặt mức OFF (Deadband). Vậy nguyên tắc hoặt động của nó sẽ như sau.

Khi điểm áp suất được cài đặt trên Rơ le và thêm điểm Deadband. Mỗi khi bơm hoạt động, áp suất sẽ tác động vô bộ phận ES (bộ phận cảm nhận áp suất). Ví như điểm cài đặt áp suất là 5 bar và Deadband là 10 bar.

Lúc áp suất càng ngày càng tăng cho đến 10 bar. Thì công tắc áp suất sẽ đóng ngắt bơm lại. Cho tới khi nếu như áp suất giảm xuống đến 5 bar thì Rơ le sẽ kích hoạt bơm chạy. Làm cho áp suất tăng lên và cứ như thế nó hoạt động lặp đi lặp lại.

Cách đấu rơ le áp suất

Về đấu dây cho Rơ le khá là đơn giản. Thông thường, loại này sẽ có sơ đầu đấu giống phần NO-NC như nhiều loại Relay trung gian khác.

Cách đấu dây công tắc áp suất
Cách đấu dây công tắc áp suất

Phân loại rơ le áp suất

Hiện nay, có rất nhiều loại Rơ le áp suất. Dưới đây là một số công tắc phổ biến và đồng thời cũng hay được sử dụng trong nhà máy.

Rơ le áp suất máy bơm nước

Máy bơm nước với công suất vừa và lớn hay được sử dụng trong các hệ thống bơm nước tự động của các nhà máy nước thải, PCCC và một số khu vực nông trại cần dùng đến.

Công tắc áp suất máy bơm nước
Công tắc áp suất máy bơm nước

Việc dùng công tắc áp suất máy bơm nước này nhằm dùng kiểm soát được lưu lượng chảy trong đường ống. Thông thường, áp suất từ các máy bơm này sản sinh ra khoảng từ 50 đến 90 bar.

Tức là áp suất từ máy bơm nước này rất là lớn. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn khi mà các máy bơm nước chạy bơm quá áp. Có thể làm dẫn đến làm hư hỏng đến đường ống dẫn nước, bình chứa…

Vì thế, việc dùng Rơ le đồng thời sẽ dễ dàng kiểm soát được áp suất khi mà áp suất quá cao. Lúc đấy Rơ le sẽ điều khiển bơm như đóng ngắt mạch điện, cho bơm dừng. Làm thế áp suất sẽ giảm dần đến mức an toàn.

Rơ le áp suất máy nén khí – dầu

Tương tự như loại công tắc áp suất máy bơm nước. Chỉ khác là lưu chất ở đây là dạng chất khí và các loại dầu DO hay dầu nhiên liệu… Đối với dầu thủy lực, thường phải dùng áp suất với công suất lớn.

Công tắc áp suất máy khí nén -dầu
Công tắc áp suất máy khí nén -dầu

Chính vì thế, nó sẽ dùng áp suất cao chẳng hạn như là 100bar, 200 bar, 300bar…Việc dùng, công tắc áp suất ứng dụng vô trường hợp này chỉ để phòng tránh việc máy sử dụng quá áp.

Công tắc áp suất thấp

Các loại công tắc áp suât thấp này hay được dùng để kiểm soát các dòng lưu chất chất khí. Điển hình như khí, khí gas của các loại dầu đốt. Việc dùng công tắc áp suất dùng để giám sát áp suất hoặc lực hút thấp.

Công tắc áp suất thấp
Công tắc áp suất thấp

Ngoài những chức năng trên, thì công tắc áp suất thấp còn dùng để phát hiện không khí hoặc bộ lọc khí bị tắc nghẽn. Đối với loại này có một số đặc điểm kỹ thuật như sau:

  • Nguồn điện 240V/5A
  • Nhiệt độ lưu chất: -10 đến 60 ˚C
  • Ren kết nối: ¼” G
  • Chế độ: NO/NC
  • Độ chính xác: 4%
  • Có tiêu chuẩn chống cháy nổ ATEX
  • Giải đo áp suất: -500 đến 1100 (mbar)

Công tắc áp suất nước điện tử

Dạng Rơ le điện tử này cho phép bạn có thể điều chỉnh thông số thông qua nút bấm. Đồng thời, nó sẽ hiển thị trực tiếp lên trên màn hình Digits và cho bạn biết áp suất hiện tại là bao nhiêu.

Công tắc áp suất nước điện tử
Công tắc áp suất nước điện tử

Được thiết kế dùng để đo áp suất từ – 1 đến 400 (bar). Điều này có nghĩ nó sẽ phù hợp cho việc dùng trong môi trường áp suất chân không tuyệt đối và áp suất dư.

Một số đặc điểm của rơ le:

  • Nguồn 12-40 VDC
  • Tín hiệu ngõ ra: 4-20mA hoặc PNP
  • Độ phân giải: 16 bit
  • Hiển thị: 5 Digits với LCD
  • Độ chính xác: 0,2%
  • Vật liệu: thép không rỉ 316L
  • Ren kết nối: ½”G
  • Giải áp suất: -1 đến 400 (bar)

Bài viết tham khảo: Công tắc áp suất điện tử – Ứng dụng giải pháp phù hợp trong nhà máy

Báo giá công tắc áp suất nước

Để mua các loại công tác áp suất cho từ từng loại lưu chất. Bao gồm kể cả các loại công tắc chống cháy nổ. Có thể liên hệ thông tin bên dưới đễ được hỗ trỡ và tư vấn giải pháp kỹ thuật.

Tuy nhiên, lúc đi mua hàng có một vài điều mà bạn nên cần chú ý:

  • Lưu chất dùng cho công tắc áp suất là dạng lưu chất gì?
  • Có có ăn mòn không?
  • Nhiệt độ tầm khoảng bao nhiêu đối với lưu chất.
  • Áp suất tối đa của lưu chất là bao nhiêu?
  • Cần tiêu chuẩn chống cháy nổ đối với các dạng khí hoặc chất lỏng dễ cháy không?

Bài viết tham khảo: Công tắc dòng chảy | Flow switch là gì?

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của mình. Chúc các bạn một ngày tốt lành.

Consulting Solutions Engineer

Nguyễn Thành Đạt



Bài viết liên quan

Áp Suất Khí Quyển Bằng Bao Nhiêu? Tìm Hiểu Giá Trị Áp Suất Chuẩn

Áp suất khí quyển, hay còn gọi là áp suất không khí, là lực mà khí quyển tác động lên bề mặt Trái Đất hoặc bất kỳ vật thể nào trong bầu khí quyển, tính trên một đơn vị diện tích. Đây là kết quả của lực hấp dẫn của Trái Đất tác động lên […]

Cảm biến áp suất nước 4-20mA là gì?

Xin chào! Các bạn có biết tại sao trong các hệ thống công nghiệp cảm biến áp suất nước 4-20mA luôn được ví như người hùng thầm lặng không? Hay cùng Hưng Phát tìm ra giải đáp này nhé. Tóm Tắt Nội DungI. Tại sao cảm biến áp suất nước 4-20mA rất được ưa chuộng […]

Cảm biến đo áp suất điện tử là gì? nguyên lý hoạt động?

Cảm biến đo áp suất , hay còn được gọi là cảm biến áp suất điện tử, cảm biến áp lực, sensor áp suất,… – là một thiết bị cơ điện tử được sử dụng vô cùng rộng rãi và phổ biến trong các ứng dụng công nghiệp với mục đích đo lường và kiểm […]