Tóm Tắt Nội Dung
K109S hay được gọi là bộ chuyển đổi 0-10V sang 4-20mA K109S được thiết kế một mặt là dùng để chống nhiễu cho các đường tín hiệu của những loại thiết bị đo, mặc khác nó còn dùng để chuyển đổi các dạng tín hiệu mA/V sang dạng tín hiêu tiêu chuẩn mA/V trong công nghiệp.
Tình trạng bị nhiễu bởi các sóng hài (động cơ, biến tần…), hoặc truyền tải tín hiệu đi xa nhờ dây dẫn khiến cho những tín hiệu điện của các thiết bị đo lường như cảm biến siêu âm, cảm biến nhiệt độ, cảm biến áp suất…có kết quả không chính xác. Từ vấn đề nan giải này trên, đã có nhiều thiết bị chống nhiểu được sản xuất dùng để giải quyết vấn đề đấy.
Bộ chuyển đổi 0-10V sang 4-20mA
Thông số kỹ thuật bộ chuyển đổi

Thông số kỹ thuật | ||
Nguồn cung cấp | 19,2…30 Vdc | |
Điện năng tiêu thụ | 500mW | |
Cấp chính xác | 0,1% | |
Thời gian phản hồi | 40ms | |
Trạng thái hoạt động | Power supply, error | |
Cài đặt | Dip-Switch | |
Cấp bảo vệ | IP20 | |
Nhiệt độ hoạt động | -20…+65˚C | |
Nguồn phụ | · Voltage: 17…21 Vdc · Current: 0…25mA | |

Input (1 cổng) | ||
Voltage | · Phạm vi: 0…10/10…0/0…5/1…5 (V) · Trở kháng: 110KΩ | |
Current | · Phạm vi: 4…20/20…4/0…20/20…0 mA (active/passive) · Trở kháng: 35Ω | |
Input ngoài dải đo | 2,5% hoặc 5% phụ thuộc vô cài đặt | |
Output (1 cổng) | ||
Voltage | · Phạm vi: 0…10/10…0/0…5/1…5 (V) · Min. trở tải: 2k Ω | |
Current | · Phạm vi: 4…20/20…4/0…20/20…0 mA · Max. tải trở: 500 Ω · Bảo vệ: 25mA | |
Ký hiệu bên ngoài bộ chuyển đổi 
Cấu tạo sơ bộ bên ngoài của bộ chuyển đổiBộ chuyển đổi 0-10v sang 4-20mA sẽ có một cổng Input và 1 cổng Output. Thiết bị chủ yếu dùng nguồn 24Vdc để nuôi thiết bị. Mặc khác, thiết bị còn được thiết kế để kết nối với các thiết bị theo kiểu Active/Passive nhờ vào có một nguồn phụ (1,2)
Bên cạnh đấy, bộ chuyển đổi cách ly tín hiệu này còn có thêm phần Dip-Switch dùng để phân loại hay xác định các loại tín hiệu ngõ vào hay ra của trên bộ chuyển đổi. Mục đích của việc thiết kế có Dip-switch này làm tăng sự đa năng cho thiết bị chuyển đổi có chống nhiễu này.
Kích thước bộ chuyển đổi

Mọi bộ chuyển đổi của công ty SENECA luôn được thiết kế phù hợp để tiết kiệm diện tích lắp đặt.
Hướng dẫn sử dụng bộ chuyển đổi 0-10V sang 4-20mA
Cách nối dây cho bộ chuyển đổi

Nếu bạn đã hiểu được thông số kỹ thuật của bộ chuyển đổi tín hiệu mA/V sang mA/V này thì phần này, mình sẽ hướng dẫn các bạn nối dây cơ bản từ cảm biến siêu âm ULM-53N để làm ví dụ.
Cảm biến ULM-53N sẽ có tín hiệu ngõ ra từ 4-20mA dạng tín hiệu Analog. Như trên hình ảnh mô tả, đường truyền tín hiệu từ cảm biến nếu nối trược tiếp tới bộ hiển thị ATR244 như trên ở khoảng cách dài hoặc sẽ bị nhiều tín hiệu gây nhiễu với đường tín hiệu. Thì lúc đó, thiết bị đọc tín hiệu có thể dẫn tới đọc sai kết quả đo được.
Do đó, bộ chuyển đổi mA/V sang tín hiệu tiêu chuẩn mA/V dùng để làm mục đích chính đấy.
Cảm biến siêu âm ULM-53N này cần một nguồn 24V dùng để duy trì cho nó, thế nên tôi sẽ đấu nối theo kiểu Active-current như trên.
Hướng dẫn Dip-Switch cho bộ chuyển đổi 0-10V sang 4-20mA
Về phần hướng dẫn sử dụng Dip-Switch của bộ chuyển đổi mA/V sang mA/V thì tôi sẽ giải thích ý nghĩa từng vị trí của Dip-switch rồi từ đấy bạn sẽ xem xét đâu sẽ là lựa chọn phù hợp cho bạn. Vấn đề này bạn cũng có thể nhờ bên kỹ thuật của công ty chúng tôi làm, mặc dù thế thì các bạn hãy tham khảo để hiểu rõ nó hơn nhé.

Vị trí SWITCH này dùng để điều chỉnh tín hiệu vào của thiết bị bạn là loại gì. Ví dụ như ảnh cảm biến siêu âm ULM-53N trên của tôi, thì nó thuộc dạng tín hiệu 4-20mA. Như thế thì vị trí SW1-1 sẽ gạt lên, còn SW1-2-3 sẽ gạt xuống.

Vị trí SW1-4 này dùng để điều chỉnh tín hiệu phản hồi theo tần số. Thông thường, nguồn điện tại các nhà máy thường ở các dạng 50Hz hoặc 60Hz. Do đó, nhà thiết kế đã thiết kế thêm phần này để phù hợp với tần số làm việc tại nhà máy.
Nếu gạt vị trí SW1-4 này 50Hz, thì bộ chuyển đổi sẽ được hiểu là thời gian truyền tải là 41ms nếu không dùng Filter (bộ lọc nhiễu), còn nếu dùng chế độ Filter thì thời gian phản hồi là 88ms. Tương tự điều trên, nếu ở tần số 60Hz, thì thời gian truyền tải là 35ms không có filter, còn có filter là 74ms.

Tiếp đến, điều chỉnh tín hiệu ngõ ra mà bạn mong muốn. Ví dụ như là tín hiệu ngõ ra là 4-20mA, thì bạn phải gạt lên SW2-1 và SW2-2-3 gạt xuống.
Và bước cuối cùng, đó là điều chỉnh ngoài phạm vi nhận tín hiệu bằng cách gạt SW2-4.

Những tính năng vượt trội bộ chuyển đổi chống nhiễu
Các bạn đọc nguyên bài tôi giới thiệu về bổ chuyển đổi mA/V sang mA/V tiêu chuẩn, thì các bạn có thể nghĩ rằng nó cũng không có gì khác so với mấy bộ ngoài thị trường hiện nay.
Cũng thậm chí, bạn cũng có thể suy nghĩ rằng có khi giá thành bộ đấy còn có thể rẽ và phù hợp với nhu cầu của bạn
Tôi sẽ tóm tắt vài điều này để bạn có thể hiểu hơn, bạn có có thể nhớ nó một cách khách quan của sản phẩm mà chúng tôi đang kinh doanh.
Đa dạng tín hiệu
Là thiết bị có thể giúp bạn nhận nhiều dạng tín hiệu ngõ vào và chuyển đổi nó thành nhiều tín hiệu ngõ ra như bạn mong muốn.
Tiết kiệm
Đầu tiên là về kích thước nhỏ gọn, tiện lợi
Thứ hai đó là bộ chuyển đổi được thiết kế phù hợp cho việc kết nối Active/Passive.
Tiết kiệm điện năng vì điện năng tiêu thụ của nó không đáng kể.
Khả năng chống nhiễu và điều chỉnh giới hạn
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của tôi. Nếu bạn có thắc gì về sản phẩm trên thì bạn có thể liên lạc mình qua số điện thoại
SALES ENGINEER: Nguyễn Thành Đạt
SĐT: 0342962936