Bộ chuyển đổi tín hiệu Analog đa năng dùng để quản lý tất cả các tín hiệu mA, V, PT100, Pt1000, Pt500, Ni100, TCs, Ohm. Sau đó, chuyển chúng thành các dạng tín hiệu tiêu chuẩn mA/V và các tín hiệu này được cách ly với nhau. Tức là, bộ chuyển đổi tín hiệu Analog Z109REG2-1 này dùng để giải bài toán cho những dạng môi trường cần thiết bị chuyển đổi tín hiệu và đồng thồi chống nhiễu từ những thiết bị, các động cơ khác.
Tóm Tắt Nội Dung
Bộ chuyển đổi tín hiệu Analog
Thế nào là bộ chuyển đổi tín hiệu analog?
Để một bộ chuyển đổi tín hiệu được gọi là đa năng thì nó được dựa trên tiêu chí có bao nhiêu dạng tín hiệu mà bộ chuyển đổi đó có thể nhận vào.
Dựa vào hình ảnh trên, bộ chuyển đổi tín hiệu Analog này có thể đọc được các tín hiệu từ voltage, current, RTD, cặp trở nhiệt, biến trở, chiết áp thành tín hiệu tiêu chuẩn mA/V.
Thông số kỹ thuật bộ chuyển đổi tín hiệu Analog
Nguồn vào | 10…40 Vdc, 19…28 Vac |
Điện năng tiêu thụ | 2,5 W (max) – 1,6W (24Vdc, 20mA) |
Cách điện | 3750Vac |
Cấp bảo vệ | IP20 |
Led | Power supply – Error – Alarm |
Thời gian phản hồi | 35 ms (11bit) … 140 ms (16 bit) |
Giao tiếp | Micro USB |
Cấp chính xác | 0,1% |
Sự tuyến tính | 0,05%/0,4% |
Cài đặt | Dip-switch – phần mềm (Easy setup) |
Nhiệt độ hoạt động | -20…+60 ˚C |
Chất liệu vỏ | Nylon 6 với 30% sợi thủy tinh |
Vị trí gắn | Gắn trên DIN 35mm rail |
Các dạng tín hiệu ngõ vào
Số cổng | 1 analog, 1 strobe |
Loại | · Voltage (mV,V): từ 75mV tới 20V, độ phân giải 15 bit · Current (mA): từ 4-20mA, độ phân giải 1µA. · RTD: PT100, PT500, PT1000, Ni100 (2-3-4 dây) · Thermocouple: J. K. R. S, E, T, B, N. Độ phân giải 2,5 µA · Potentiometer: 500-1000kΩ · Rheostat: 500-25kΩ |
Dạng tín hiệu ngõ ra tiêu chuẩn
Số cổng | 1 analog, 1 relay output |
Loại | · Voltage (V): 4 scales 0/1…5V, 0/2…10V. Tải trở nhỏ nhất: 2kΩ · Current (mA): 2 scales: 0/4…20mA. Tải trở tối đa: 600Ω · Relay: dùng cho Alarm |
Cấu tạo bộ chuyển đổi tín hiệu Analog
Ngoài, các ngõ Input – Output ra thì bộ chuyển đổi tín hiệu còn hiển thị trạng thái thiết bị hoạt động thông qua Led (nguồn – trạng thái lỗi – Cảnh báo)
Thêm vào đó, nó còn dùng giao thức lập trình cấu hình thông qua máy tính nhờ phần mềm Easy-Setup.
Hai mặt bên của bộ chuyển đổi sẽ hiển thị thêm phần hướng dẫn nối dây lên và các điều chỉnh SWITCH.
Hướng dẫn kỹ thuật bộ chuyển đổi tín hiệu Analog
Việc SENECA thiết kế thêm phần điều chỉnh SWITCH này giúp cho bộ chuyển đổi tín hiệu trở nên “tiện dụng” hơn. Dó đó, tôi sẽ hướng dẫn cơ bản cho các bạn hiểu về cách dùng SWITCH.
Hướng dẫn dùng SWITCH cho bộ chuyển đổi tín hiệu Analog
Phần SWITCH1 dùng để điều chỉnh nhận diện loại tín hiệu ngõ vào của bộ chuyển đổi. Ví dụ như nếu bạn đang dùng loại cảm biến PT100, thì bạn chỉ cần gạt SW3 lên và gạt xuống SW-1-2-4. Vì sao thao tác này quan trọng? Đơn giản thì hành đông này giúp nó hiểu được loại thiết bị nào mình đang kết nối.
Tiếp theo, để cài đặt thang đo nhiệt độ của thiết bị mà bạn đang kết nối thì tôi sẽ lấy ví dụ cho con PT100 (3 dây) có thang đo từ 0-100˚C. Chúng ta sẽ thực hiện cài đặt SWITCH 2 như sau
Đầu tiên, để cài vị trí START ta sẽ điều chỉnh SW1-2-3. Ở mức 0 ˚C này, thì SW-1 gạt lên, SW-2-3 gạt xuống. Sau khi điều chỉnh START, tiếp đến END. SW-5 sẽ được gạt lên, SW-4-6 sẽ được gạt xuống.
Đến bước này, chúng ta sẽ điều chỉnh ngõ tín hiệu ra bằng cách gạt SW-7
Hướng dẫn nối dây bộ chuyển đổi tín hiệu Analog
Việc nối dây đối với bộ chuyển đổi hoàn toàn khá đơn giản, vì cơ bản đã có sơ dồ đấu nối ở mặt bên của bộ chuyển đổi.
Terminals 1 vs 4 dùng để nối làm Relay hoặc Strobe.
Terminals 5 vs 6 dùng để xuất tín hiệu Output.
Thiết lập cấu hình thông qua máy tính
Đây là điểm đặc biệt của bộ chuyển đổi, đó là bạn có thể dùng phần mềm lập trình cấu hình cho. Vì làm cách này sẽ rất nhanh và hiệu quả hơn.
Phần mềm dùng để lập trình thông số cho bộ chuyển đổi đó là phần mềm EASY-SETUP.
Việc cài đặt này bạn chỉ cần dùng đầu chuyển Micro-usb (thông dụng là các dây sạc của Androi dùng để cài đặt)
Ứng dụng bộ chuyển đổi tín hiệu Analog
Dùng làm chuyển đổi các dòng tín hiệu 4-20mA sang 4-20mA
PLC là thiết bị lập trình khá phổ biến đối với mọi người dân kỹ thuật. Nó được sử dụng trong ngành công nghiệp khá là rổng rãi. Nhưng mà, PLC chỉ đọc được tín hiệu Active. Do đó, bộ chuyển đổi tín hiệu này còn dùng để chuyển các dòng Passive sang các dòng Active, giúp cho các thiết bị PLC dễ dàng đọc hiểu tín hiệu.
Khả năng cách ly tín hiệu hoặc chống nhiễu tín hiệu tốt
Vấn đề các thiết bị bị nhiễu bởi những động cơ, biến tần, các máy chạy công suất cao… sẽ phát ra một loại tần số có khả năng gây nhiễu cho những thiết bị đo lường. Làm cho những thiết bị này truyền tín hiệu không được đúng với số đo được.
Vì thế bộ chuyển đổi được thiết kế dùng để làm giảm khả năng bị nhiễu đường truyền tín hiệu. Đồng thời, nó được thiết kế với khả năng cách ly tín hiệu nhiễu bởi các bo mạch hoạt động.
Dùng chuyển đổi tín hiệu 4-20mA sang dạng tín hiệu Voltage
Bộ chuyển đổi tín hiệu này không chỉ dùng mục đích để nhận tín hiệu từ thiết bị đo lường mà còn dùng điều khiển tín hiệu từ PLC xuống van điều khiển nước 0-10V.
Kết luận
- Có khả năng chuyển đổi đa dạng tín hiệu ngõ vào và chuyển thành dạng tín hiệu tiêu chuẩn 4-20mA/0-10V.
- Được thiết kế thêm phần Relay dùng để báo hiệu Alarm khi dùng các thiết bị đo lường.
- Khả năng chống nhiễu tín hiệu và cách ly tín hiệu từ các bo mạch
- Bộ chuyển đổi tiên tiến được thiết kế thêm phần lập trình cấu hình bằng phần mềm Easy-setup. Việc lập trình này giúp cho bộ chuyển đổi thể hiện sự “tiện dụng” của Z109REG2-1.
- Sai số chỉ có 0,1%
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của tôi. Nếu bạn có thắc gì về sản phẩm trên thì bạn có thể liên lạc mình qua số điện thoại
Ms. Vi – Sale Department
[Tell] (+84) 855 200 531
Email: vi.tran@huphaco.vn
Website: https://thietbidoluong.info