Tóm Tắt Nội Dung
Bộ hiển thị số là thiết bị chuyên dùng để đọc các loại tín hiệu điện áp, Analog, dòng điện, cặp điện nhiệt, can nhiệt…Sau đó nó sẽ được hiển thị trên màn hình LED của bộ hiển thị thông qua quá trình cài đặt. Bộ hiển thị tín hiệu điện này không chỉ hiển thị số mà còn có thể dùng Relay để kích hoạt ON/OFF các thiết bị khác (2 Relay. Khả năng của thiết bị này không dừng ở đấy, nó còn có thể kết nối ModBus RTU (RS 485) sang thiết bị khác như là PLC. Bài viết hôm nay tôi xin giới thiệu các bạn thêm một giải pháp nhà máy đó là bộ chuyển đổi tín hiệu S311A-4
Bộ hiển thị số

Bộ chuyển đổi tín hiệu có hiển thị S311A là một thiết bị chuyển đổi những dạng tín hiệu điện áp, dòng điện hay thậm chí các loại biến trở từ 1k đến 100k Ohm. Hoặc như các loại tín hiệu nhiệt độ RTD PT100 đang là loại cảm biến nhiệt độ hầu như đang được ưu dùng trong những dự án lớn.
Dòng thiết bị S311A có thể hiển thị lên đến 4, 6, 8, 11 digits. Vì thế, những bộ này hay được lắp đặt ở những nơi tủ điện, chuyên dùng để đọc tín hiệu và truyền tín hiệu đấy lên hệ thống điều khiển.
Có khả năng cách ly điện áp lên đến 1500 Vac, chống nhiễu bởi những sóng hài gây nhiễu tín hiệu điện làm lệch kết quả. Thêm một đặc điểm nữa, dòng S311A này còn có thể kết nối ModBus RTU (RS485) đây là dạng truyền thông hay được dùng trong các nhà máy vì khả năng truyền tải dữ liệu của nó.
Thông số bộ hiển thị số

Nguồn cấp | · 80-265 Vac (Kiểu H) · 10-40 Vdc/ 19-28 Vaa (Kiểu L). | |
Điện năng tiêu thụ | 3W | |
Cách ly điện áp | 1,500 Vac | |
Cổng truyền thông | ModBus RTU slave | |
Nhiệt độ hoạt động | -10…60˚C | |
Cấp bảo vệ0 | IP65 | |
Chân kết nối | Terminals | |
Thời gian phản hồi | 700 ms | |
Cài đặt | Nút nhất | |
INPUT | ||
Điện áp ngõ vào | 0…10 V, trở kháng 100kΩ | |
Dòng điện ngõ vào | 0…20mA, trở kháng 20Ω | |
Biến áp | Giá trị biến trở từ 1k Ω tới 100k Ω, để dùng thì luôn nhớ măc song song với điện trở 330 Ω | |
Tín hiệu Analog ngõ ra | · Dòng từ:0…20mA, tải trở lớn nhất: 500 Ω · Dòng điện áp: 0…10V, tải trở nhỏ nhất: 1k Ω
| |
Cặp điện nhiệt RTD PT100 | · 2, 3, 4 dây. · Khoảng nhiệt độ: -150…650˚C · Khoảng điện trở: 20…350 Ω | |
Can nhiệt | · Loại: J, K, R, S, T, B, N, E · Resolution: 10µs | |
Tín hiệu Digital ngõ ra | · Loại Open Collector · Imax: 50mA · Vmax: 30V | |
OUTPUT | ||
Relay ngõ ra | 8A/250Vac | |
Tín hiệu Analog ngõ ra | Dòng điện: 0…20mA, tải trở tối đa: 500 Ω Điện áp: 0…10V, tải trở nhỏ nhất: 1k Ohm Độ phân giải: 2µA/1mV | |
Digital Output | · Loại: Open Collector · Vmin 10V · Vmax: 30V |
Hướng dẫn lắp đặt
Quá trình lắp đặt dây điện khá là đơn giản đối với nhiều người dân kỹ thuật chúng ta rồi. Tuy nhiên, tôi cũng sẽ hướng dẫn sơ qua về cách nối dây cho thiết bị chuyển đổi tín hiệu này.
Nối dây tín hiệu INPUT

Cách nối dây dẫn đến bộ chuyển đổi tín hiệu nó đã có sẵn trên hộp mà nhà sản xuất đã in sẵn. Được rồi, vì phần này khá là cơ bản nên tôi sẽ nói sơ qua một vài cách nối dây để cho các bạn dễ hiểu hơn nhé!
Ví dụ điển hình đối với biến trở trong công nghiệp. Nó sẽ có 3 chân, một chân dương Vcc, chân âm GND và chân tín hiệu. Dựa vào bảng POTENTIOMETER INPUT, chúng ta sẽ tiến hình nối như sau. Chân Vcc của biến trở sẽ nối vô chân 10, chân tín hiệu sẽ nối vô chân số 9 và chân GND sẽ nối vô chân số 7 của thiết bị chuyển đổi tí hiệu có hiển thị.
Bạn phải nhớ rằng, chỗ chân 7 bạn sẽ nối thêm một đoạn dây dẫn ngắn sang chân số 8. Lúc này, theo như sự hướng dẫn thì các bạn bắt buộc phải nối song song với điện trở R=330 Ohm. Xong quá trình nối dây hoàn tất.
Tiếp đến, một bước quan trọng nhất đó là cài đặt cho bộ chuyển đổi tín hiệu S311A-4 đọc tín hiệu biến trở. Bằng cách điều chỉnh các nút đề cài đặt. Quá trình này, để tốn thời gian thì các bạn có thể liên hệ bên công ty mình hỗ trợ để cài đặt cho nhé! Hoặc giả, bạn có thể đọc tài liệu hướng dẫn để biết thêm về cách cài đặt
Nối dây tín hiệu OUTPUT

Hiển nhiên, chân 1 với chân 2 là chân cấp nguồn cho thiết bị chuyển đổi rồi. Về phần ngõ tín hiệu ra có một vài từ về tín hiệu Active và Passive. Các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây về hai loại tín hiệu để hiểu thêm nhé.
Tín hiệu Active là gì? Tín hiệu Passive là gì?
Về phần này, thì khá là khó mô tả cụ thể cho các bạn hiểu. Khi bạn gặp vấn đề trên thì cứ liên hệ số thoại của mình bên dưới để hướng dẫn nhé. Vì ví dụ thực tế dễ hơn là mình nói luyên thuyên trên đây.
Ứng dụng của thiết bị
Đúng như với thông số kỹ thuật cuả bộ hiển thị số S311A, thì dưới đây là một số ví dụ minh họa. Như vậy giúp các bạn hình dung công dụng của nó hơn.
Đọc tín hiệu Analog

Đúng với chức năng của nó, bộ hiển thị số S311A-4 có thể đọc tín hiệu Analog 4-20mA và hiển thị trên màn hình Digis. Ngoài có việc, đọc tín hiệu 4-20mA và hiển thị kết quả này lên, thì bộ chuyển đổi tín hiệu còn có thể hiển thị chiều cao hay độ sâu cho bạn.
Ví dụ như là bể chứa nước nhà máy bạn cao 10m (cảm biến áp suất này phải được lắp đặt ở phía dưới bể nhé). Vậy thì tương ứng với giá trị dòng điện sẽ là như sau:
- 4mA = 0m
- 20mA = 10m
Kết quả thu được sẽ dựa vào quy tắc nội suy. Bạn có thể tra online cho nhanh nhé!
Đọc tín hiệu nhiệt độ PT100

Cảm biến nhiệt độ RTD PT100 hiện đang là loại cảm biến nhiệt độ được rất nhiều hãng tin dùng vì độ chính xác cao và khả năng sai số thấp khi đo. Bạn hãy nên nhớ, tín hiệu của PT100 là dạng tín hiệu điện trở. Nghĩa là giữa sự biến thiên của điện trở và nhiệt độ môi trương nó sẽ có sự tương quan.
RTD được viết tắt từ Resistence Temperature Dectetion. Là sự cảm nhận nhiệt độ điện trở. Nguyên lý hoạt động khá là đơn giản: khi nhiệt độ xunh quanh tăng thì giá trị điện trở tăng và ngược lại.
Ngoài ra, như phần thông tin kỹ thuật đã đề cập trên thì khả năng truyền dữ liệu bằng ModBus RTU. Đặc biệt của kiểu kết nối này có thể giúp bạn truyền tải tín hiệu với khoảng cách tối đa là 1200m (RS484) và tốc độ truyền tín hiệu 10Mbit/s. Đây là kiểu kết nối đường trường không bị nhiễu bởi những tín hiệu xung quanh khi truyền xa.
Đọc tín hiệu can nhiệt độ

Cảm biến can nhiệt, đây cũng là cảm biến nhiệt độ tương tự với cảm biến RTD. Nhưng nguyên lý hoạt động khác hoàn toàn với RTD. Với tên gọi là cặp nhiệt điện, nghĩa là trong phần cảm biến sẽ tồn tại 2 thanh kim loại khác nhau về tính chất và chúng được nối chung với nhau tại một điểm đầu mút.
Nhưng đây là loại cảm biến nhiệt độ có thể đo được ở những nơi có nhiệt đô khá là cao như hình ảnh minh họa trên.
Đọc tín hiệu biến trở

Linh kiện biến trở hầu như con này khá là quen thuộc với mọi người dân kỹ thuật rồi. Bạn hiểu đơn giản, đây là thiết bị có khả năng thay đổi giá trị điện trở. Bộ chuyển đổi tín hiệu S311A còn có thể đọc tín hiệu này và hiển thị nó bằng giá trị % khi bạn lập trình cho nó. Và cách lắp đặt thì như tôi đã hướng dẫn các ở phần trên.
TỔNG KẾT
Tóm lại, nguyên phần bài viết chủ yếu về Bộ hiển thị số S311A tôi đã đưa ra thêm cho các bạn về giải pháp công nghiệp mà bạn có thể tham khảo qua.
Điểm qua những phần thông tin chính trong bài:
- Đây là thiết bị chuyên dùng để đọc các dạng tín hiệu dòng điện, điện áp, cặp điện nhiệt, nhiệt kế điện trở….
- Dùng để hiển thị kết quả nhận được sau khi có tín hiệu đầu vào.
- Có khả năng điều khiển các thiết bị khác thông qua 2 Relays.
- Có cổng truyền thông RS485 – đây là dạng truyền thông có thể truyền tải tín hiệu 10Mbit/s và chiều dài đường truyền lên đến 1200m.
- Được thiết kế với khả năng cách điện, cách ly điện áp và chống nhiễu.
- Cài đặt các dữ liệu thông qua nút bấm.
Một số bài viết mà bạn có thể tham khảo thêm:
Cảm biến phát hiện rò rỉ dầu
Cảm biến nhiệt độ PT100 là gì?
Đồng hồ đo áp suất là gì?
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của tôi. Nếu bạn có thắc gì về sản phẩm trên thì bạn có thể liên lạc mình qua số điện thoại
SALES ENGINEER: Nguyễn Thành Đạt
SĐT: 0342962936