Tóm Tắt Nội Dung
Cảm biến báo mức chất lỏng điện dung DLS-35N là loại cảm biến dạng que báo mức nước theo nguyên lý điện dung. Ngày nay, có rất nhiều giải pháp dùng để báo mức đầy, báo mức cạn của bất kỳ dung môi nào. Hiển nhiên, việc tìm kiếm nó trên mạng sẽ càng dễ dàng và thuận tiện có thêm giải pháp mới cho mục đích này. Thế nên, bài viết cho bài hôm nay mình sẽ cho các bạn biết thêm một trong nhiều giải pháp hữu hiệu đến từ Dinel – Ý.
Cảm biến báo mức chất lỏng dạng điện dung DLS-35N
Báo mức chất lỏng dạng điện dung dùng để mô trả trạng thái báo đầy báo cạn của bất kỳ dung môi nào đó. Mục đích sử dụng loại cảm biến báo mức này, chủ yếu dùng để phát hiện mức nước đang trạng thái đầy. Hoặc là đang trạng thái cạn nước.

Việc báo mức như này, đa số hay thường được sử dụng trong các hệ thông điều khiển tự động. Đặc biệt là sử dụng hệ thống PID điều khiển các loại bơm hoặc van xả…
Ngoài ra, loại cảm biến báo mức điện dung này sẽ được dùng để thông báo mức đầy mức cạn trực tiếp đến người sử dụng. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn của loại cảm biến điện dung này là nằm ở chỗ chị được môi trường đo khắc nghiệt hơn các loại thông thường.
Cấu tạo cảm biến điện dung

Đối với loại cảm biến điện dung này có sẽ những đặc điểm cấu tạo như sau:
- Bộ bộ phận que dò điện dung: Dùng để cảm nhận mức chất lỏng, chất rắn.
- Bộ phẩn xử lý thông tin tín hiệu.
- Dây calbe dùng để cấp nguồn và truyền tín hiệu.
Đặc biệt, đối với bộ phận xử lý thông tin. Sẽ có thêm phần điểm cài đặt bằng bút từ và đèn báo hiệu. Việc cài đặt bằng bút từ sẽ được dùng cho mục đích thay đổi chế độ đo cho cảm biến. Thêm vào đó, đèn báo hiệu dùng để ám chỉ quá trình cài đặt cũng như báo hiệu cảm biến hoạt động hay không.
Nguyên lý cảm biến mức nước điện dung
Bản chất của cảm biến báo mức điện dung là dựa trên sự thay đổi hằng số điện dung của từng môi trường. Nếu bạn nào đã tìm tòi về các hiện tượng vật lý khoa học thì sẽ được biết rằng mỗi môi trường vật chất xung quanh chúng ta sẽ có một hằng số điện dung riêng.
Tiêu chuẩn cho hằng số điện dung đấy đó là không khí, có giá trị bằng 1. Tiếp đến, sẽ có một công thức tính xác xuất điện dung được dùng cho cảm biến. Nó sẽ được cài đặt thông qua bằng bút từ mà chúng ta sử dụng.
Sau đó, nó sẽ dựa vô hai trạng thái điện dung đã được cài đặt bằng bút từ. So sánh hai giá trị này với nhau rồi từ đấy sẽ cho tín hiệu dạng On hay Off. Tuy nhiên, nếu bạn nào muốn hiểu rõ thêm về nguyên lý hoạt động của một cảm biến điện dung thì hãy tham khảo bài viết mình đã viết dưới đây.
Bài viết kiến thức: Cảm biến điện dung là gì? Nguyên lý hoạt động của cảm biến.
Ứng dụng cảm biến điện dung
Đối với cảm biến điện dung DLS-35N chúng sẽ có hai ứng dụng:
- Dùng để báo mức cho nhiều loại môi trường.
- Dùng để điều khiển các loại động cơ, van xả hay thậm chí là các loại đèn báo hiệu…
Đối với việc dùng để báo mức cho nhiều loại môi trường. Chủ yếu sẽ là chất lỏng và chất rắn. Đối với chất lỏng, cảm biến sẽ phù hợp dùng với một số chất như: rượu, bia, sữa và một số loại thực phẩm khác.

Ngoài ra, đối với một số môi trường có sự ăn mòn cao như các khu vực xử lý nước thải, một số chất lỏng hóa học và cùng với các loại dầu công nghiệp. Tiếp đến, về khả năng báo mức chất rắn.
Hẳn ai cũng biết rằng, đa số chất rắn là dạng môi trường có tính dẫn điện kém hoặc không có tính dẫn điện. Vì thế, người ta tin dùng đối với loại môi trường này nên dùng loại cảm biến báo mức chất rắn dạng xoay. Tuy nhiên, nó sẽ tồn tại một vài nhược điểm như là các hạt rắn sẽ chạm vào motor làm cho motor dừng quay. Dẫn đến việc hậu quả báo sai.
Vì thế cảm biến báo đầy báo cạn này sẽ phù hợp thay thế cho nhược điểm của loại cảm biến trên. Không những vậy, nó còn dùng để báo mức bột ngũ cốc, xi măng, cát và nhiều dạng tương đương.
Việc báo đầy báo cạn mức điện dung, tín hiệu từ cảm biến sẽ được truyền về theo dạng PNP hoặc NPN. Tín hiệu này sẽ truyền tải tín hiệu cho các động cơ, relay, còi báo…
Ưu nhược điểm que báo mức nước điện dung
Về ưu điểm
- Dùng để báo mức đầy mức cạn ở các môi trường có nhiệt độ cao trên 200 độ. Hay báo mức ở những khu vực bình kín có áp suất khoảng 3MPa.
- Dùng báo mức cho những khu vực yêu cầu phòng chống cháy nổ. Hoặc những khu vực có chưa nhiều bụi, khí gas.
- Dùng báo mức các vật liệu dạng bột hoặc dạng hạt.
- Báo mức ở những khu vực có độ ăn mòn hoặc cần đảm bảo sự an toàn vệ sinh.
Về nhược điểm
- Giá thành hơi cao so với nhiều cảm biến điện dung cùng chức năng.
- Không dùng cho việc báo mức nướ ở khu vực giếng ngòi.
- Không thích hợp báo mức cho môi trường hơi nước, viên hạt bằng gỗ.
Hướng dẫn cài đặt cảm biến báo mức điện dung
Làm thế nào để lắp đặt cũng như cài đặt cảm biến cho việc báo đầy báo cạn. Đối với phần dưới đây, chủ yếu nó sẽ phù hợp cho những anh em nào trong nghề kỹ thuật.
Cách lắp đặt cảm biến báo đầy báo cạn
Cảm biến báo đầy báo cạn, chủ yếu chỉ được lắp hai trí: nằm ngang hoặc nằng thẳng đứng. Ngoài vị trí lắp đặt cảm biến ra, bạn cần phải để ý đến khu vực lắp đặt cảm biến nó như thế nào.

Khi lắp đặt cảm biến, không nên lắp đặt cảm biến có thành cổ quá cao. Đều này sẽ dẫn đến cảm biến sẽ hoạt động sai chức năng báo mức của nó. Tiếp đến cũng không nên lắp cảm biến ngay khu vực có ống xả. Và còn một điều lưu ý cuối cùng, cho dù bất kỳ cảm biến nào hoạt động ở ngoài trời. Thì cũng nên lắp đặt cho nó thêm phần mái che để tăng tuổi thọ cho cảm biến.
Cách nối dây cảm biến điện dung DLS-35N
Cảm biến điện dung này sẽ gồm có 3 sợi dây ngõ ra. Trong đó hai dây dùng để cung cấp nguồn điện và dây còn lại dùng để truyền tin hiệu. Trên thực tế, nó sẽ quy định như sau:

- BN (Brown): Dây nâu này dùng để cấp nguồn dương.
- BK (Black): Dùng để nối với Relay, các thiết bị ON-OFF.
- BU (Blue): Dây xanh này dùng để nối về nguồn âm.
Một bài toán thực tế mà gần gũi nhất là dùng để ứng việc đấu nối với relay. Ngoài việc cung cấp nguồn điện cho cảm biến qua các dây nâu và xanh. Thì chúng ta sẽ dùng dây tín hiệu PNP nối trực tiếp vào Relay.
Cách cài cảm biến báo đầy chất lỏng, chất rắn

Bước 1: Cho mực chất lỏng hoặc chất rắn không tiếp xúc với que dò của cảm biến.
Bước 2: Dùng bút từ đặt tại vị trí dấu “–” trên cảm biến trong khoảng thời gian ít nhất 2 giây. Cho tới khi nào bạn thấy hai đèn xanh và cam cùng sáng lên đồng thời bỏ bút từ ra ngoài. Sau đó để nguyên vị trí đấy cho đến đèn màu cam nháy 3 lần liên tục.
Bước 3: Tăng mực chất lỏng hoặc chất rắn hoặc để que dò tiếp xức ở điểm “max” trên que dò. Chủ yếu ở bước này dùng để báo mức cao.
Bước 4: Dùng bút từ đặt vị trí dấu “+” trên cảm biến trong khoảng ít nhất 2 giây. Cho đến khi cả hai đèn xanh và cam cùng sáng lên và nhẹ nhàng bỏ bút từ ra ngoài. Giữ nguyên vị trí đấy cho đến khi bạn thấy được đèn cam nháy 3 lần liên tiếp.
Bước 5: Kiểm tra chế độ hoạt động đã đúng chưa bằng các dùng que dò chạm vào mực nước. Quan sát trạng thái đèn màu cam và màu xanh. Đèn cam sáng liên tục và đèn xanh nháy thì cho thấy nó đang hoạt động đúng.
=> Quá trình cài đặt dùng để báo đầy chất lỏng, chất rắn hoàn tất. Theo lý thuyết của trong ngành điện chúng ta sẽ hiểu là trạng thái thường mở.
Cách cài cảm biến báo cạn chất lỏng, chất rắn

Bước 1: Cho mực chất lỏng hoặc chất rắn không tiếp xúc với que dò của cảm biến.
Bước 2: Dùng bút từ đặt tại vị trí dấu “+” trên cảm biến trong khoảng thời gian ít nhất 2 giây. Cho tới khi nào bạn thấy hai đèn xanh và cam cùng sáng lên đồng thời bỏ bút từ ra ngoài. Sau đó để nguyên vị trí đấy cho đến đèn màu cam nháy 3 lần liên tục.
Bước 3: Tăng mực chất lỏng hoặc chất rắn hoặc để que dò tiếp xức ở điểm “max” trên que dò. Chủ yếu ở bước này dùng để báo mức cao.
Bước 4: Dùng bút từ đặt vị trí dấu “–” trên cảm biến trong khoảng ít nhất 2 giây. Cho đến khi cả hai đèn xanh và cam cùng sáng lên và nhẹ nhàng bỏ bút từ ra ngoài. Giữ nguyên vị trí đấy cho đến khi bạn thấy được đèn cam nháy 3 lần liên tiếp.
Bước 5: Kiểm tra chế độ hoạt động đã đúng chưa bằng các dùng que dò chạm vào mực nước. Quan sát trạng thái đèn màu cam và màu xanh. Đèn cam sáng liên tục và đèn xanh nháy thì cho thấy no đang hoạt động đúng.
=> Quá trình cài đặt dùng để báo đầy chất lỏng, chất rắn hoàn tất. Theo lý thuyết của trong ngành điện chúng ta sẽ hiểu là trạng thái thường đóng.
Cách điều chỉnh độ nhạy cho cảm biến
Chúng ta điều chỉnh độ nhạy dựa vào: “+” tăng độ nhạy cảm biến, “-” giảm độ nhạy cảm biến.
- Để có thay đổi hay tùy ý chỉnh độ nhạy cho cảm biến. Chúng ta sẽ dùng bút từ đặt vào hai vị trí trên của cảm biến. Thời gian để khoảng từ 0,2 giây đến 2 giây. Dấu hiệu nhận biết cho sự thay đổi này dựa vào đèn cam báo hiệu. Nó sẽ nháy 3 lần liên tiếp, tức là đã thay đổi độ nhạy thành công.
Tóm lại quá trình hướng dẫn cho cảm biến báo mức chất lỏng điện dung DLS-35N diễn ra như trên. Bài viết này chủ yếu tập trung vô những ai đang và đang sử dụng thiết bị bên mình mà đang không biết cách cài đặt. Thì chung quy lại có thể tham khảo bài viết hướng dẫn này. Ngoài ra, nếu như bạn đang muốn dùng giải pháp này vô dự án thì hãy liên hệ thông tin bên dưới nhé.