Tiếp điểm SPDT

Phân Biệt Relay SPDT DPDT SPST PNP NPN SSR

Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ cho mọi người về các loại tín hiệu Relay SPDT – DPDT – SPST – PNP – NPN – Namur. Tôi tin rằng sẽ có rất nhiều người từng không biết các tín hiệu này là gì cũng như nhầm lẫn giữa các loại tín hiệu này.

Trong bài này mình sẽ không nói về các loại :

  • Relay nhiệt
  • Relay thời gian – relay kiếng
  • Timer relay
  • Relay solid state
  • Rơle nhiệt
  • Hay relay bảo vệ mất pha

… mà mình chỉ nói về các kiểu relay. Nó sẽ tổng hợp chung các thiết bị có tín hiệu ngõ ra relay.

Tôi mong rằng bài chia sẻ các tín hiệu SPDT – DPDT – SPST – NPN – PNP – SSR sẽ giúp ích cho các bạn. Cùng tìm hiểu nhé.

Relay là gì – Rơle là gì?

Rơle là gì- Relay là gì?
Rơle là gì- Relay là gì?

Rơle hay còn được gọi là relay là một tiếp điểm được dùng để thay đổi trạng thái từ ON sang OFF hoặc ngược lại. Rơle như một công tắc đèn chúng ta đang sử dụng hằng ngày vậy nhưng nó đóng mở một cách tự động theo cách chúng ta cài đặt.

Rơle ( relay ) có hai trạng thái : ON ( đóng ) , OFF ( mở )

  • Đóng ở đây có nghĩa là tiếp điểm đóng lại đồng nghĩa là nối mạch lại
  • Mở ở đây có nghĩa là ngắt tiếp điểm đồng nghĩa ngắt mạch

Các rơle trung gian hay rơle thời gian cũng làm việc theo nguyên tắc này. Có khá nhiều loại relay khác nhau như relay đơn, relay kép. Rơle được sử dụng trong vô vàng ứng dụng như : rơle trung gian, rơle nhiệt, role thời gian, rơle bán dẩn, rơle áp suất nước, rơle bảo vệ mất pha, rơle bơm tăng áp …

SPDT Relay

SPDT được viết tắt bởi Single Pole Double Throw. Có nghĩa là : có hai điểm điểm thường đóng ( NC ) và tiếp điểm thường mở ( NO ) với một tiếp điểm COM ( tiếp điểm chung – hay tiếp điểm giữa ) . COM được viết tắt của chữ common.

Tiếp điểm SPDT
Tiếp điểm SPDT

Chúng ta có hai cắp tiếp điểm :

  • Tiếp điển C-B gọi là NC ( Normal Close )
  • Tiếp điển C- A gọi là NO ( Normal Open )

Lấy ví dụ : công tắc áp suất có thang đo 0.5-10 bar cần cài áp lực tại 8 bar sẽ đóng relay để ngắt bơm.

Như vậy

  • Khi áp suất dưới 8 bar thì tiếp điểm C sẽ luôn đóng với B và C hở với A .
  • Khi áp suất trên 8 bar thì C sẽ đóng với A và hở với B.
  • Tiếp điểm C sẽ được nối với nguồn 24Vdc hoặc 220V để điều khiển đóng ngắt bơm.

Việc sử dụng tiếp điểm SPDT khá đơn giản chỉ cần cấp nguồn tín hiệu điều khiển vào Terminal C ( common ), còn ngõ ra chúng ta có thể tuỳ chọn A hoặc B.

DPDT Relay

DPDT được việt tắt bởi Double Pole Double Throw để nói rằng đây là một tiếp điểm đôi thường gặp trên các nút nhấn hoặc công tắc. Relay DPDT có cấu tạo hoàn toàn giống với SPDT nhưng đây là tiếp điểm đôi có cùng trạng thái.

Tiếp điểm DPDT – thực tế
Tiếp điểm DPDT – thực tế

Tiếp điểm DPDT có hai tiếp điểm COM độc lập nhau C và E .

Trong đó :

  • Cặp tiếp điểm 1 : C – B ( thường đóng ), C – A ( thường mở )
  • Cặp tiếp điểm 2 : E – F ( thường đóng ), E – D ( thường mở )

Trạng thái sử dụng hoàn toàn giống như SPDT nhưng khi gạt công tắc thì cả hai tiếp điểm sẽ thay đổi đồng thời : C-B và E-F sẽ cùng thay đổi sang C-A và E-D.

SPST relay

Tiếp điểm SPSP là một tiếp điểm đơn được viết tắt bởi Single Pole Single Throw. Loại tiếp điểm này có thể thay đổi trạng thái được nhưng lại không có hai trạng thái NO / NC.

Tiếp điểm SPST relay
Tiếp điểm SPST relay

Sử dụng tiếp điểm đơn SPSP khá đơn giản chỉ cần cấp nguồn vào Terminal 6, khi tới giá trị cài đặt tiếp điểm 6 sẽ nối với Terminal 7. Cách sử dụng đơn giản phù hợp cho các bạn ko am hiểu nhiều về kỹ thuật cũng như đơn giản đối với các bạn chuyên ngành.

Các tín hiệu SPDT , DPDT , SPST đều có khả năng đóng ngắt tải nhỏ như 2A-5A tuỳ theo thiết bị. Để đảm bảo tiếp điểm không bị cháy khi đóng ngắt các bạn nên sử dụng rơle trung gian hoặc contactor.

PNP Relay switch

Cảm biến đo mức nước ngõ ra PNP relay
Cảm biến đo mức nước ngõ ra PNP relay

PNP relay switch được sử dụng trên các thiết bị đo có độ nhạy cao như cảm biến đo mức nước điện dung CLS-23N-21. Tín hiệu ngõ ra chỉ có thể đóng được các dạng cuộn coi và điện trở.

Tất nhiên không thể tác điều khiển được các loại mạch dạng điện dung hay đèn.

Tín hiệu ngõ ra PNP relay khác biệt hoàn toàn với tín hiệu dạng SPDT có khả năng chịu tải trực tiếp lên đến 2-5A. Các tiếp điểm Relay PNP chỉ có khả năng đóng được cuộn coi của các relay kiếng tại 100mA. Thông qua các tiếp điểm phụ của rơle kiếng chúng ta có thể điều khiển các thiết bị chịu tải cao.

Cách sử dụng PNP relay
Cách sử dụng PNP relay

Mình lấy ví dụ cảm biến đo mức nước CLS-23N-21 có ngõ ra Relay PNP. Khi mức nước dâng lên tới mức cần cài đặt tín hiệu ngõ ra sẽ xuất một tín hiệu ON – PNP tương ứng với 100mA.

Để sử dùng tín hiệu từ cảm biến để ngắt bơm phải dùng qua rơle trung gian hoặc dùng một bộ khuếch đại TDU-1211 của hãng để đưa tín hiệu 100mA thành tín hiệu SPDT 5A.

Thông qua bộ điều khiển TDU-1211 chúng ta có thể đóng ngắt bơm trực tiếp thông qua các contactor điều khiển.

NPN relay switch

Cảm Biến Đo Mức Nước Ngõ Ra NPN Relay
Cảm Biến Đo Mức Nước Ngõ Ra NPN Relay

Relay NPN hoàn toàn ngược lại so với PNP. PNP thì ngõ ra sẽ là dòng điện Dương, còn NPN thì ngõ ra lại Âm. Khi nhìn vào sơ đồ điều khiển chúng ta dể dàng thấy rõ điều này.

Tương tự như rơle loại PNP chúng ta cũng dùng rơle kiếng hoặc bộ khuếch đại relay của hãng.

Cách dùng tương tự như cảm biến có ngõ ra Rơle PNP.

Relay SSR

Ứng dụng Relay SSR trong điều khiển nhiệt độ
Ứng dụng Relay SSR trong điều khiển nhiệt độ

SSR là tên viết tắt của Solid State Relay hay còn được gọi là rơle bán dẫn được dùng để điều khiển các điển trở gia nhiệt. Đây là một thiết bị trung gian nhận tín hiệu điều khiển từ bộ điều khiển nhiệt độ PID tới thiết bị gia nhiệt.

Các relay bán dẩn này khuếch đại tín hiệu đầu vào rất nhỏ thành tín hiệu ngõ ra rất lớn. Khả năng chịu tải có thể lên tới hàng trăm Ampe. Mức độ chịu tại phụ thuộc vào thông số kỹ thuật của Relay SSR.

Các tín hiệu Rơle bán dẩn nhận :

  • PNP
  • NPN
  • 4-20mA

Các bộ điều khiển nhiệt độ cần có tín hiệu ngõ ra phù hợp với loại tín hiệu đầu vào của Relay SSR. Thông qua điều khiển PID SSR sẽ làm thay đổi công suất của điện trở nhiệt.

Tóm lại ,

Rơle bán dẩn một thiết bị trung gian không thể thể thiếu trong điều khiển nhiệt độ sử dụng điện trở để gia nhiệt. Thông qua bộ điều khiển nhiệt độ PID , các SSR sẽ điều khiển công suất của điện trở gia nhiệt.

Như vậy,

Mình đã thống kê sơ lượt các loại tín hiệu relay như SPD , DPDT, SPST, SSR, PNP, NPN là một trong những tín hiệu rơle được sử dụng nhiều nhất trong công nghiệp. Mình mong rằng bài chia sẻ của mình sẽ giúp cho các bạn đang còn lăn tăn các loại tín hiệu này.

Chúc các bạn thành công!



Bài viết liên quan

An toàn điện trong mùa mưa bão

Đảm Bảo An Toàn Điện Trong Những Ngày Mưa Bão

Đã bao giờ các bạn cảm thấy lo lắng khi mỗi mùa mưa bão kéo về chưa? Mùa mưa bão luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ thiệt hại nghiêm trọng do các sự cố liên quan đến điện. Các hiện tượng như sét đánh; đường dây điện đứt; hay hệ thống điện quá tải có […]

Bộ hiển thị 4-20mA 0-10V

Bộ hiển thị 4-20mA 0-10V là gì? Những điều bạn cần biết

Bạn đã hiểu rõ tầm quan trọng của các bộ hiển thị chưa? Bộ hiển thị tín hiệu 4-20mA và 0-10V đóng vai trò then chốt trong ngành công nghiệp hiện nay; nhờ khả năng giám sát và điều khiển chính xác các quy trình sản xuất. Chúng không chỉ giúp hệ thống vận hành […]

Giao thức truyền thông Modbus

Modbus: Giao Thức Truyền Thông Hiệu Quả và Phổ Biến

Modbus là một giao thức truyền thông đơn giản; dễ sử dụng và được thiết kế đặc biệt cho các ứng dụng trong môi trường công nghiệp. Với cấu trúc tin nhắn rõ ràng và dễ hiểu; Modbus đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho nhiều kỹ sư và nhà phát triển. Hãy cùng […]