Cảm biến radar, không tiếp xúc 80Ghz

Tìm hiểu chung về cảm biến radar, không tiếp xúc 80Ghz

Cảm biến radar, không tiếp xúc 80Ghz là một trong những thiết bị hiện đại, thông minh được ứng dụng rộng rãi trong nền công nghiệp hiện nay. Vậy bạn đã biết gì về thiết bị cảm biến này, cấu trúc và nguyên lý hoạt động của nó ra sao? Đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Hưng Phát để hiểu tường tận về dòng cảm biến radar này nhé!

Cảm biến radar, không tiếp xúc 80Ghz là gì?

Cảm biến radar, không tiếp xúc 80Ghz tức có nghĩa là sử dụng sóng radar có tần số phát sóng cao 80Ghz liên tục điều biến tần số (FMCW) với góc chùm tia hẹp 3°, góc chết nhỏ. Bên cạnh đó, thiết bị cảm biến radar này hoạt động ở tần số cực cao lên tới 80Ghz nên bước sóng của nó ngắn và có đường kính nhỏ hơn. 

Cảm biến radar, không tiếp xúc 80Ghz
Thiết bị cảm biến không tiếp xúc 80Ghz DYOT

Vì vậy, nó thường được dùng để đo mức chất lỏng, chất rắn trong các hầm chứa, tàu, thùng chứa hay dạng bể hở để đo mức liên tục. Đặc biệt, nó có khả năng đo ngay cả trong môi trường có nhiệt độ khắc nghiệt lên tới +200℃ hay có nhiều bụi hoặc đối tượng phản xạ thấp.

Các thông số kỹ thuật của cảm biến không tiếp xúc 80Ghz

Điển hình trong dòng cảm biến không tiếp xúc 80Ghz phải kể tới model DYOT đến từ thương hiệu Desta – Thổ Nhĩ Kỳ. Nó được thiết kế với các thông số kỹ thuật như sau:

  • Phương pháp đo: Đo mức liên tục với tần số 80Ghz 
  • Công nghệ đo: Dạng cảm biến radar không tiếp xúc
  • Phạm vi đo lường: 0…150m
  • Nguồn cấp: 24 VDC hoặc 230 VAC
  • Áp suất làm việc:  -1…100 Bar
  • Độ ẩm: ≤95%RH
  • Tín hiệu ra: 4…20 mA
  • Độ chính xác: ±3mm (đối với phạm vi đo lường là 70m); ±5mm (đối với phạm vi đo lường là 150m)
thông số kỹ thuật của cảm biến radar, không tiếp xúc 80Ghz
Thông số kỹ thuật hoạt động của cảm biến radar 80Ghz
  • Nhiệt độ làm việc: -40…250°C
  • Góc chùm tia: 3°
  • Cấp bảo vệ: IP67 hoặc IP68
  • Màn hình hiển thị: LCD
  • Thiết bị được nhà sản xuất cung cấp khả năng cố định bằng dạng mặt bích. Điều này sẽ giúp cho việc lắp đặt thiết bị trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.

Điểm lợi thế của cảm biến radar, không tiếp xúc 80Ghz

Cảm biến là thiết bị radar sóng liên tục được điều chế tần số được sử dụng phổ rộng hiện nay. Dưới đây là một số ưu điểm chính của dòng cảm biến này mà bạn nhất định không thể bỏ qua:

  • Thiết bị được thiết kế nhỏ gọn với kết nối cơ khí và có khả năng đo trong phạm vi lớn lên đến 150m cũng như thời gian phản hồi kết quả rất nhanh.
Lợi thế của cảm biến radar, không tiếp xúc 80Ghz
Phép đo của cảm biến cho kết quả cực chính xác
  • Kết quả đo có tính chính xác cao và là thiết bị lý tưởng sử dụng trong các môi trường nguy hiểm, có độ ăn mòn cao như kiềm, axit, hóa chất, dầu có độ nhớt cao…
  • Thiết bị hoạt động với tần số cao, bước sóng ngắn, đặc tính phản xạ tốt. Do vậy, nó đặc biệt thích hợp cho các ứng dụng đo mức chất rắn. Đồng thời, nó có khả năng làm việc cả trong môi trường có rất nhiều bụi hoặc nhiệt độ khắc nghiệt lên đến +200℃.
Ưu điểm Cảm biến radar không tiếp xúc tần số cao 80Ghz
Cảm biến không tiếp xúc tần số cao 80Ghz và góc chùm tia hẹp
  • Thiết bị cảm biến còn được thiết kế với tính năng hỗ trợ giao tiếp, gỡ lỗi và nâng cấp từ xa. Do vậy, điều này sẽ giúp giảm thời gian chờ đợi sửa chữa, nâng cấp và nâng cao hiệu quả công việc hơn.
  • Cảm biến không tiếp xúc với tần số phát sóng cao 80Ghz với chùm tia hẹp tối thiểu 3°. Do vậy, cảm biến vẫn đảm bảo hoạt động tốt mà không bị ảnh hưởng bởi vật cản; đồng thời nó cũng không bị giới hạn góc quét.

Điểm hạn chế của cảm biến radar không tiếp xúc tần số cao 80Ghz

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì dòng cảm biến này cũng có điểm hạn chế đó chính là về mặt giá thành. Chi phí để đầu tư thiết bị cảm biến này khá tốn kém so với những dòng cảm biến thông thường khác trong công nghiệp. Do vậy, thiết bị này thường được cân nhắc đầu tư trong các quy trình, giai đoạn rất quan trọng và yêu cầu cao về độ chính xác. 

Điểm hạn chế của cảm biến radar không tiếp xúc tần số cao 80Ghz
Chi phí đầu tư thiết bị cảm biến tần số 80Ghz khá cao

Nguyên tắc hoạt động của dòng cảm biến radar, không tiếp xúc tần số 80Ghz

Nguyên tắc chung của thiết bị cảm biến là radar phát ra sóng điện từ từ trên đỉnh bể mà không cần tiếp xúc trực tiếp đối tượng. Chúng sẽ sử dụng sóng radar để đo mức khoảng cách hoặc có thể dùng để phát hiện đối tượng. Từ phần đầu cảm biến của radar sẽ phát ra những chùm sóng với tần số cao chiếu xuống đến đối tượng.

Khi chùm sóng đã chiếu và chạm đến đối tượng thì các sóng điện từ này sẽ phản xạ về phần đầu cảm biến. Đồng thời, một mạch điện bên trong thiết bị sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ tiếp nhận, phân tích, tính toán dữ liệu, độ lệch về thời gian của sóng đi và đến. Dựa vào thuật toán được lập trình, thiết bị sẽ trả kết quả về khoảng cách hay tốc độ và hiển thị trên màn hình LCD. Thông thường, tín hiệu đầu ra của thiết bị tín hiệu analog chuẩn 4-20mA.

Nguyên tắc hoạt động của dòng cảm biến radar, không tiếp xúc tần số 80Ghz
Cách thức hoạt động của cảm biến tần số cao 80Ghz

Ứng dụng của cảm biến radar, không tiếp xúc 80Ghz trong công nghiệp

Cảm biến radar, không tiếp xúc 80Ghz là thiết bị đo mức với tần số cao cho phép đo không tiếp xúc, độ chính xác cao. Do vậy, phạm vi ứng dụng của nó khá rộng và thường được ứng trong phép đo mức chất lỏng, chất rắn của nhiều phương tiện có tính bụi và ăn mòn cao. 

Thiết bị này rất lý tưởng để ứng dụng trong các môi trường như quy trình công nghiệp; điều kiện môi trường khắc nghiệt, khói bụi mạnh. Nó có khả năng đo mức chất lỏng trong các bể chứa xử lý (silo); bể phản ứng, ống tĩnh, ống nhánh, bể chứa tĩnh, bể có khuấy trộn… Bên cạnh đó, cảm biến radar này cũng có thể đo mực chất rắn trong các bồn chứa như xi măng, đá, bê tông, trầm tích…

Ứng dụng của cảm biến radar, không tiếp xúc 80Ghz
Cảm biến radar, không tiếp xúc 80Ghz có tính ứng dụng cao

Những lưu ý khi lắp đặt cảm biến radar, không tiếp xúc 80Ghz

Khi lắp đặt thiết bị cảm biến trực tiếp đối tượng với tần số cao 80Ghz thì các bạn cần lưu ý những vấn đề sau để đảm bảo thiết bị hoạt động tốt nhất. 

  • Cần tuân thủ tuyệt đối theo các hướng dẫn của nhà sản xuất và lắp đặt tuần tự từng bước một.
  • Nếu có vòi phun, dòng chảy đã lắp đặt trước ở trên silo hay bồn chứa thì khuyến nghị lắp đặt cảm biến radar tránh điểm đầu ra của vòi xả, đường ống. Bởi nếu lắp đặt quá gần nhau thì cảm biến radar sẽ dễ bị tác động và dẫn đến tình trạng kết quả đo bị sai số.
  • Trên thành silo hay bể chứa cần phải bằng phẳng, tránh không được có chướng ngại vật, vật cản.
 lưu ý khi lắp đặt cảm biến radar, không tiếp xúc 80Ghz
Cần tuân thủ các hướng dẫn của nhà sản xuất khi lắp đặt thiết bị cảm biến radar

Trên đây là những chia sẻ của Hưng Phát về cảm biến radar, không tiếp xúc 80Ghz. Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn đọc hiểu rõ hơn về cảm biến radar, những ưu thế, cách thức hoạt động cũng như ứng dụng của cảm biến. Nếu bạn đang cần tìm mua về dòng sản phẩm này chính hãng, chất lượng thì đừng quên liên hệ ngay với Hưng Phát qua hotline 0937 27 55 66 hoặc website https://huphaco.vn/. Chúng tôi sẽ cùng bạn tìm ra sản phẩm phù hợp và giải pháp tự động hóa công nghiệp tối ưu, tiết kiệm, chất lượng nhất.



Bài viết liên quan

Top cờ lê đa năng tốt nhất: Lựa chọn hoàn hảo cho dân kỹ thuật

Cờ lê là một dụng cụ cầm tay không thể thiếu trong lĩnh vực cơ khí và kỹ thuật, hỗ trợ anh em kỹ thuật hoàn thành công việc nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. Dưới đây là danh sách những cờ lê đa năng đáng sở hữu nhất, giúp anh em tìm được […]

Các loại cảm biến áp suất: Tìm hiểu chi tiết và ứng dụng phổ biến

Các loại cảm biến áp suất là những thiết bị dùng để đo áp suất của chất lỏng hoặc khí. Nó chuyển đổi áp suất vật lý thành tín hiệu điện; giúp dễ dàng theo dõi và kiểm soát áp suất trong các hệ thống công nghiệp; ô tô; và nhiều ứng dụng khác. CẢM […]

Loadcell là gì? Tìm hiểu nguyên lý và ứng dụng của Loadcell

Loadcell là gì?  Loadcell cung cấp kết quả đo trọng lượng và lực với độ chính xác cao; giúp các doanh nghiệp đảm bảo được quá trình sản xuất đạt chuẩn; giảm thiểu sai sót và lãng phí. Trong các hệ thống cân điện tử; Loadcell đóng vai trò cốt lõi giúp đo chính xác […]