Chọn cảm biến nhiệt độ sao cho đúng , tất tần tật về cảm biến nhiệt độ , cảm biến nhiệt độ pt100 , cảm biến nhiệt độ can K , cảm biến nhiệt độ can J , cảm biến nhiệt độ 4-20mA , bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ . Tất cả sẽ được chia sẻ trong bài viết này giúp mọi người có cái nhìn chính xác hơn về cảm biến nhiệt độ cũng như cách chọn cảm biến nhiệt độ sao cho đúng .
Cảm biến nhiệt độ được phân làm 4 loại chính :
– Thermocouple hay còn gọi là can nhiệt được dùng để đo nhiệt độ cao . Có độ chính xác không cao nhưng khả năng đo len tới 1800oC
– RTD hay còn gọi cảm biến nhiệt điện trở tức là cảm biến sẽ hoạt động dựa trên sự thay đổi của nhiệt độ và sẽ thay đổi giá trị điện trở từ 100 ohm tại 0oC . Nếu nhiệt độ trên 0oC thì giá tr5i điện trở đọc được luôn lớn hơn 100 ohm , còn nếu nhiệt độ âm thì giá trị điện trở sẽ dưới 100 ohm .
– Thermistor là một loại nhiệt điện trở có trở kháng lớn , khi nhiệt độ thay đổi điện trở kháng thay đổi rõ rệt
– I.C nhiệt độ là một loại cảm biến nhiệt độ có ngõ ra analog và digital trực tiếp với độ chính xác gần như tuyệt đối . I.C nhiệt độ thông thường chỉ đo được thang đo từ -50…150oC . Tín hiệu ngõ ra có dạng 298uA tại 25oC và 1 uA tại một oC . Nếu ngõ ra dang Digital thì 10 bit tăng 25oC còn 12 tăng 0.0625oC .
Chọn cảm biến nhiệt độ sao cho đúng ?
Việc chọn cảm biến nhiệt độ sao cho đúng ảnh hưởng trực tiếp khả năng đo chính xác , độ bền cũng như giá thành của cảm biến nhiệt độ . Vì có rất nhiều chủng loại cảm biến nhiệt độ khác nhau cũng như giá thành chênh lệch rất lớn giữa các hãng làm chúng ta bối rối không biết nên mua loại nào cho phù hợp .
1.Cảm biến nhiệt độ loại dây
Các loại cảm biến nhiệt độ loại dây thông dụng
Cảm biến nhiệt độ loại dây bao gồm RTD và cả Thermocouple trong đó RTD được sử dụng phổ biến hơn với Pt100 3 dây có thể đo được nhiệt độ -40…200oC hoặc 0-400oC . Ngoài ra còn có Thermocouple loại K , loại J – 2 dây cũng đo trong hai ngưỡng nhiệt độ này .
Thang đo nhiệt độ của cảm biến nhiệt độ loại dây
- 0-400oC
- -40-200oC
- -40-200oC
- -50-240oC
- -20-150oC
Các loại cảm biến nhiệt độ loại dây
- Pt 100 2 dây , 3 dây , 4 dây
- Pt 1000 2 dây , 3 dây , 4 dây
- Ni 100 . 2 dây , 3 dây , 4 dây
- PTC 1 Kohm tại 25oC
- NTC 10 Kohm tại 25oC
- Thermocouple type J ( Fe-Co )
- Thermocouple type K ( Cr-Al )
- TC T ( Cu – Co )
2.Cảm biến nhiệt độ loại đầu củ hành ( Head Mouted )
Cảm biến nhiệt độ Head Mounted – loại đầu củ hành
Với thiết kế chắc chắn thân làm bằng Inox bảo vệ đầu dò bên trong giúp cảm biến nhiệt độ loại đầu củ hành có thể đo được nhiệt độ cao hơn mà không bị cháy lỏi bên trong . Một số trường hợp cần đo nhiệt độ cao từ 1200oC trở lên thì phải dùng tới can sứ để đảm bảo cảm biến không bị cháy bên trong lỏi cảm biến .
Thang đo nhiệt độ của cảm biến nhiệt độ loại đầu củ hành – củ tỏi ( Head Mounted )
- Pt100 / Pt1000 : -80-600oC , -200-850oC , -80 – 250oC , -40 – 500oC
- Thermocouple loại J / T : max 600oC
- Thermocouple ( TC ) loại K stanless steel : max 1100oC
- TC loại K sứ : max 1200oC
- Thermocouple loại S sứ : max 1600oC
- TC loại R sứ : max 1600oC
- TC loại B sứ : max 1700oC
Khác với các loại cảm biến nhiệt độ thông thường có thiết kế đầu cảm biến bằng kim loại còn thì các loại can sứ có đầu cảm biến được bọ sứ để có khả năng chịu được nhiệt độ cao hơn . Tuy nhiên phần sứ này rất dể bị vỡ do tác động bên ngoài cũng như bị sốc nhiệt .
Các loại đường kính chuẩn của cảm biến nhiệt độ loại củ hành
– Ø 6mm
– Loại Ø 8mm cũng khá phổ biến
– Ø 10mm
– Đường kính không chuẩn Ø 13mm
– Ø 17mm
– Đường kính đặc biệt Ø 21mm
– Ø 24mm / 32mm cho can S , can R , can B
Độ dài của cảm biến nhiệt độ loại củ hành
– 50mm
– 100mm
– 150mm
– 200mm
– 250mm
– 300mm
– 350mm
– 400mm
– 450mm
– 500mm
– 600mm
– 700mm
– 800mm
– 900mm
– 1000mm
Các kiểu kết nối của cảm biến nhiệt độ
– Kết nối ren ngoài G 1/8 “
– Kết nối ren ngoài G 1/4 “
– Chuẩn kết nối ren ngoài G 1/2″
– Kiểu kết nối Clamp dùng cho thực phẩm
– Kiểu kết nối dạng mặt bích chịu áp suất cao
– Kết nối ren trong G1/4″
– Kết nối ren trong G 1/2″
Các thông số cần biết khi chọn cảm biến nhiệt độ
- Loại cảm biến cần sử dụng : RTD , Thermocouple hay loại nào khác
- Độ dài đầu dò cảm biến nhiệt độ
- Đường kính của đầu dò cảm biến nhiệt độ
- Thang đo nhiệt độ cần đo
- Kiểu kết nối của cảm biến nhiệt độ
- Cảm biến nhiệt độ có cần tích hợp bộ chuyển đổi nhiệt độ 4-20mA hay không
- Môi trường đo nhiệt độ : nước , hoá chất , khí , hơi nóng … cần xác định rõ chọn cảm biến
- Chuẩn Atex được dùng cho cảm biến nhiệt độ Atex trong môi trường nguy hiểm như Zone 0 , zone 1 , zone 2 , zone 20 , zone 21 , zone 22 .
Với các thông tin tôi chia sẻ mong rằng mọi người sẽ biết cách chọn cảm biến nhiệt độ sao cho đúng cũng như các thông số kỹ thuật liên quan tới cảm biến nhiệt độ trong công nghiệp . Cần tư vấn về cảm biến nhiệt độ mọi người hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn .
Bài Viết liên quan:
Biến dòng Analog 4-20mA Seneca
Cảm Biến Nhiệt Độ PT100 LR1 3 dây
Bài viết liên quan
Các bạn đã biết lợi ích của các loại cảm biến nhiệt độ chưa? Với xã hội hiện đại ngày nay nói chung, và trong thế giới công nghiệp nói riêng Cảm biến nhiệt độ luôn là một thiết bị có tầm quan trọng trong việc đo lường và kiểm soát nhiệt độ trong nhiều […]
Chào cả nhà! Chắc hẳn cả nhà đã biết được Cảm biến nhiệt độ là một thiết bị quan trọng trong nhiều lĩnh vực, từ sản xuất công nghiệp, y tế, đến các ứng dụng gia đình. Chúng đóng vai trò then chốt trong việc đo lường và giám sát nhiệt độ, giúp đảm bảo […]
Nói về cảm biến nhiệt độ thì chắc có lẽ nhiều bạn sẽ không còn xa lạ với cụm từ này, Nhưng Cảm biến nhiệt độ phòng thì các bạn sẽ nghe khác lạ hẳn đúng không? Nói một cách nôn na dễ hiểu Cảm biến nhiệt độ cũng có thể gọi là cảm biến […]