Tóm Tắt Nội Dung
Truyền thông tín hiệu ModBus hay Profibus luôn là một giải pháp an toàn và hữu hiệu cho nhà máy. Đặc điểm chính của loại truyền thông này, giúp chúng ta có thể kết nối được nhiều thiết bị trên cùng một đường truyền. Không những vậy, tín hiệu còn được đảm bảo không bị nhiễu nhiều bởi nhiều yếu tố ngoại vi như biến tần…Do đó, các loại cảm biến nhiệt độ như can nhiệt, pt100, cảm biến áp suất…Thay vì sử dụng bộ chuyển đổi sang 4-20mA. Kỹ thuật viên chúng ta có thể dùng bộ chuyển đổi sang ModBus. Trong bài viết dưới dây, cùng mình tìm hiểu bộ chuyển đổi các loại can nhiệt sang rs485 là gì nhé.
Bộ chuyển đổi Can nhiệt sang RS485
Như nhiều bộ Module chuyển đổi: RS71, 3onedata hoặc Z-4TC hay được dùng để chuyển đổi và truyền thông cho các dạng tín hiệu can nhiệt độ. Nếu như truyền tín hiệu trực tiếp từ các loại cảm biến can về bộ hiển thị hay PLC…thì điều này sẽ không diễn ra được.

Hiện nay, đối với các dòng thiết bị trên để có thể đọc được trực tiếp tín hiệu từ can nhiệt sẽ không được. Do đó chúng luôn cần thêm bộ chuyển đổi sang dạng tín hiệu tương đương như là sang 4-20mA hoặc RS485.
Bộ chuyển đổi can nhiệt và tín hiệu mV sang RS485 Z-4TC được tích hợp thêm phần mềm. Có phần mềm này bạn sẽ dễ dàng tùy ý thay đổi giá trị ngõ vào là gì? Hoặc thậm chí là loại tín hiệu ngõ vào là loại can nào.
Đối với cảm biến can nhiệt thì hiện nay có nhiều loại. Mỗi loại can sẽ đó đặc điểm khác nhau ở phần giải đo nhiệt độ của chúng:
- Cảm biến nhiệt độ can K (max 1200 độ C)
- Cảm biến nhiệt độ can S3 (max 1350 độ C)
- Cảm biến nhiệt độ can S5 (max 1600 độ C)
- Cảm biến nhiệt độ can R (max 1600 độ C)
- Cảm biến nhiệt độ can B (max 1700 độ C)
Thông số kỹ thuật module chuyển đổi

Dưới đây là một số thông số module chuyển đổi can nhiệt sang RS485:
- Nguồn nuôi: 10-40 Vdc, 19-28 Vac
- Tín hiệu điện áp: +/- 150mV, có độ phân giải là 16 bit
- Tín hiệu can nhiệt: TC loại (J, K, S, T, B, E, N)
- Số cổng kết nối: 4 Kênh tín hiệu
- Độ phân giải TC: 15 bit
- Thời gian phản hồi: 60ms hoặc 120 ms
- Cài đặt phần mềm: Easy – Set up/ Z-Net
- Communication: RS485
- Module dạng: Slave
Hướng dẫn nối dây cho module chuyển đổi ModBus

Việc đấu nối dây cho module chuyển đổi sẽ rất dễ dàng.
- Chân (2), (3): Dùng để cấp nguồn
- Chân (4), (5), (6): Dùng kết nối RS485
- Cặp chân (8), (7): Dùng để kết nối ngõ vào IN1 (Address 40004)
- Cặp chân (9), (7): Dùng để kết nối ngõ vào IN2 (Address 40005)
- Cặp chân (10), (12): Dùng để kết nối ngõ vào IN3 (Address 40006)
- Cặp chân (11), (12): Dùng để kết nối ngõ vào IN4 (Address 40007)

Nếu như bộ module chuyển đổi công nghiệp nào cũng dùng thêm SW để gạt. Thì bộ module của Seneca này cũng có nhé:
- SW1 (Baudrate): Được dùng để thay đổi tốc độ truyền tải dữ liệu
- SW1 (Address): Được dùng để thay đổi địa chỉ Slave Module (#1, #2, #3…)
Hướng dẫn thiết lập địa chỉ cho Module
Đối với các bộ chuyển đổi modbus hay là các bộ dùng truyền thông ModBus. Bạn luôn luôn phải nhớ cài đặt địa chỉ cho nó. Để mà có thể cài đặt được địa chỉ, buộc chúng ta phải dùng Master để cài đặt Slave. Hoặc dùng một phần mềm thứ 3 để cài đặt.

Như bộ Module chuyển đổi Can nhiệt / mV sang RS485 Z-4TC. Chúng ta dùng được phần mềm để cài đặt địa chỉ Slave cho nó. Địa chỉ slave của module thông thường có dạng #1, 2, 3…63. Những địa chỉ này, dùng để đọc và phân biệt từng địa chỉ module để tránh việc trùng tín hiệu.
Tiếp đến, là cài đặt địa chỉ tín hiệu Input. Việc cài đặt này, buộc bạn phải dùng một Master để cài như PLC, S401-L… Như bộ S7-1200 của Siemens, chúng ta chỉ cần nhập địa chỉ của từng tín hiệu IN như 4004, 40005…để đọc.
Ứng dụng Module chuyển đổi can nhiệt sang ModBus
Vậy một module chuyển đổi Z-4TC dưới đây có thể làm được những gì. Cùng mình tìm hiểu TOP 3 ứng dụng phổ biến mà một bộ chuyển đổi này có thể làm được nhé!
Truyền thông tín hiệu can nhiệt bằng PLC
PLC của Siemens như S7-1200 luôn được thiết kế thêm phần cổng ModBus RTU và Ethernet. Truyền thông mạng tín hiệu Ethernet thường dùng để điều khiển các địa chỉ TCP/IP. Còn đối với địa chỉ modbus RTU như RS485 hoặc RS232 thì sẽ dựa vào địa chỉ Slave.

Một thiết bị mà dùng để đọc với thiết lập nhiều địa chỉ như vậy buộc thiết bị đọc phải gọi là chủ – Master. PLC là một trong nhiều bộ Master dùng để thiết lập và đọc từng địa chỉ Slave. Do đó, nếu như bạn cần sử dụng bộ Z-4TC này, buộc bạn cần đi kèm thêm một bộ Master. Để dùng cài đặt được từng địa chỉ Slave và Input hoặc Output của Slave đó.
Truyền thông tín hiệu mV sang RS485
Nếu như bộ chuyển đổi mV sang 4-20mA đã quá phổ biến…Giờ đây, bộ chuyển đổi mV sang RS485 sẽ được có sẵn thêm trong bộ Z-4TC này. Tuy nhiên, giải nhận tín hiệu của bộ này chỉ nằm từ -150mV đến 150mV. Nhưng hầu như các loại tín hiệu mV thường sẽ không quá giải đo này.
Consulting Solutions Engineer
Nguyễn Thành Đạt
SĐT: 034.296.2396
Email: thanhdat@huphaco.vn
Web: thietbidoluong.info