Cảm Biến Áp Suất 4-20mA| Cách Đấu Dây Cảm Biến Áp Suất Với PLC – Biến Tần
Việc sử dụng cảm biến áp suất 4-20mA mà không biết cách đấu dây cảm biến áp suất 4-20mA với PLC – Biến Tần là thiếu sót của nhà cung cấp thiết bị cảm biến áp suất.
Vì thế chúng tôi sẽ hướng dẫn cách đấu dây cảm biến áp suất 4-20mA với PLC hay Biến Tần, hoặc các bộ điều khiển khác liên quan.
Cảm biến áp suất 4-20mA SR1 của Georgin – Pháp
Tôi lấy ví dụ: Cảm biến áp suất 4-20mA của hãng Georgin – Pháp.
Một đại diện cho tất cả các loại cảm biến phổ biến trên thị trường có ngõ ra tín hiệu 4-20mA – 2 dây.
Với hình ảnh trên thì phần kết nối màu đen theo tiêu chuẩn ISO 4400 mà nhiều hãng đang sử dụng với 4 chân (4 pin).
Chúng ta thấy rằng cảm biến có 4 chân, nhưng trên thực tế chúng ta chỉ sử dụng 2 chân là chân số 1 và số 2.
Hầu hết các cảm biến có mặt trên thị trường đều dùng chân số 1 và chân số 2 như một sự quy ước chung vậy, ngoại trừ một vài hãng có quy định riêng.
Hướng dẫn cách đấu dây cảm biến áp suất 4-20mA với PLC – Biến Tần
Cảm biến áp suất 4-20mA có cách đấu dây hết sức đơn giản nếu như chúng ta hiểu được bản chất của dòng điện.
Việc sử dụng 4 chân nhưng chỉ có 2 dây là tín hiệu đưa về , đồng nghĩa là cảm biến không có nguồn nuôi. Vấn đề này gây bối rối cho nhiều người mới tiếp xúc với cảm biến có tín hiệu ngõ ra 4-20mA.
Cách đấu dây cảm biến áp suất 4-20mA với PLC hoặc biến tần
Do cảm biến chỉ có hai dây tín hiệu đưa về PLC nên việc lắp trực tiếp vào PLC thường không thể thực hiện được. Trừ một số PLC có khả năng đọc được tín hiệu 4-20mA không nguồn (passive).
Chính vì thế chúng ta phải lắp nối tiếp nguồn 24Vdc giữa cảm biến & PLC để có nguồn nuôi cho cảm biến.
Nguồn cấp 24Vdc sẽ được đấu với nguồn dương của cảm biến áp suất 4-20mA,. Điện áp sẽ truyền từ chân dương của cảm biến sang âm theo hình mũi tên về PLC hoặc biến tần.
Còn chân âm của PLC và chân âm của nguồn 24Vdc sẽ được đấu với nhau để tạo thành một vòng kín.
Theo cách đấu này chúng ta vừa cấp nguồn nuôi cho cảm biến, vừa truyền được tín hiệu 4-20mA dạng 2 dây về PLC hoặc biến tần mà vẫn đảm bảo được không suy giảm tín hiệu.
Một số PLC và biến tần có khả năng đọc trực tiếp tín hiệu 4-20mA 2 dây từ cảm biến áp suất, thì chúng ta chỉ mắc chân dương của cảm biến áp suất với chân dương của PLC, chân âm của cảm biến với chân âm của PLC.
Tại sao PLC hoặc biến tần có khả năng đọc trực tiếp tín hiệu 4-20mA của cảm biến áp suất?
Sở dĩ các PLC và biến tần đời mới có thể đọc được tín hiệu 4-20mA từ cảm biến áp suất.
Điều này được hiểu là do chân dương của các thiết bị này có khả năng phát ra một nguồn áp nằm trong phạm vi nguồn cấp của cảm biến.
Còn các PLC hoặc biến tần không có khả năng tự phát nguồn thì chúng ta đều phải đấu dây theo cách trên.
Hy vọng với hướng dẫn của tôi sẽ giúp ích cho mọi người đang tìm hiểu cũng như mới lắp đặt lần đầu.
Nếu cần tư vấn kỹ hơn mọi người có thể liên hệ theo thông tin bên dưới để được hướng dẫn chi tiết.
Chúc mọi người thành công !
Bài viết liên quan
Cảm biến áp suất là gì? Các bạn có bao giờ thắc mắc sản phẩm nhỏ bé này có tác dụng gì không? Đây là thiết bị điện tử dùng để đo và chuyển đổi áp suất thành tín hiệu điện hoặc tín hiệu analog. Thiết bị này thường được sử dụng để giám sát […]
Trong công nghiệp, việc kiểm soát áp suất là quan trọng vì nó ảnh hưởng đến hiệu suất, an toàn và tuổi thọ của thiết bị. Bộ điều khiển áp suất tự động giải quyết vấn đề này. Bài viết này cung cấp tổng quan về tính năng, ứng dụng, và lợi ích của bộ […]
Cảm biến áp suất khí nén, cảm biến áp suất nước 4-20mA, cảm biến áp suất 0-10bar, cảm biến áp suất không khí, cảm biến áp suất lưu lượng nước 4-20mA,….Tất cả đều đang là cảm biến áp suất 4-20mA Vậy cảm biến áp suất 4-20ma là gì? Hãy cùng Dung tìm hiểu chuyên sau […]