Đo mực nước sông

Thước Đo Mực Nước Sông: Phương Pháp Đo Lường Hiệu Quả

Liệu các bạn đã biết? Thước đo mực nước sông là công cụ truyền thống dùng để đo mực nước tại các vị trí cố định trên sông hoặc hồ, thường gắn trên cầu hoặc bờ sông. Nó có dạng bảng với các vạch số, giúp dễ dàng xác định mực nước hiện tại.

Ngoài các loại thước đo truyền thống; hiện nay, còn có các cảm biến hiện đại như cảm biến siêu âm, cảm biến radar, cảm biến thủy tĩnh, và cảm biến điện dung,.. Mỗi loại có ưu điểm và hạn chế riêng, phù hợp với các mục đích sử dụng khác nhau. Các bạn hãy cùng Hưng Phát tìm hiểu trong bài viết này nhé!

CÁCH ĐO MỰC NƯỚC SÔNG TRUYỀN THỐNG

Cách đo mực nước sông truyền thống thường sử dụng thước đo mực nước, còn gọi là thủy chí (staff gauge). Dưới đây là các bước cơ bản để thực hiện đo mực nước sông theo phương pháp này:

thước đo mực nước sông truyền thống
thước đo mực nước sông truyền thống

Thước đo này thường có các vạch số rõ ràng để dễ dàng đọc giá trị.

Ưu điểm

Lắp đặt thước đo: Thước đo mực nước được gắn cố định tại một vị trí dọc theo sông, thường là trên cầu, bờ sông hoặc cọc cắm trong nước. Việc lắp đặt rất dễ dàng. Chi phí thấp và phổ biến.

Hạn chế

Xác định mực nước: Người đo cần thường xuyên quan sát thước đo, sau đó ghi nhận mực nước hiện tại bằng cách đọc giá trị tại vạch nước ngang với mặt nước.

Ghi chép dữ liệu: Mực nước đo được không tự động ghi lại, nên phải được ghi chép thủ công theo thời gian để theo dõi sự thay đổi. Việc ghi chép có thể thực hiện bằng tay hoặc ghi vào sổ theo dõi.

Kiểm tra định kỳ: Thước đo cần được kiểm tra định kỳ để đảm bảo tính chính xác và không bị hỏng hóc do tác động của môi trường.

Độ chính xác: có thể bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường và sự chủ quan của người đo.

CÁCH ĐO MỚI DÙNG CẢM BIẾN THỦY TĨNH

Việc sử dụng cảm biến áp suất thủy tĩnh HLM-25C là một bước ngoặt lớn trong việc đo mực nước sông, hồ,… hiện nay. Đây là một thiết bị đo mức nước liên tục, được sử dụng để đo độ sâu của nước trong các giếng, hồ, sông, và các dự án thủy điện. Dưới đây là một số thông số kỹ thuật của cảm biến này:

cảm biến áp suất thủy tĩnh HLM-25C
cảm biến áp suất thủy tĩnh HLM-25C

Thông số kỹ thuật

  • Nguồn cấp: 12…34VDC
  • Thang đo: 1…100 m
  • Dòng ra: 4…20mA
  • Áp ra: 0…10V
  • Áp suất quá tải cho phép: 1.5 x thang đo
  • Sai số: 0.4% dải đo
  • Mức nhiệt bù: 0 … +50°C
  • Nhiệt độ hoạt động: -20 … +70°C
  • Cấp bảo vệ: IP68
  • Trọng lượng: 240 g với chuẩn cáp 1 mét
Thông số kỹ thuật
Thông số kỹ thuật

Bảng model trong dòng cảm biến đo mức HLM-25C

Để giúp dễ dàng hiểu được ý nghĩa của các thông số trong mã code của dòng cảm biến đo mức thủy tĩnh HLM-25C, Dinel đã cung cấp một bảng tra cứu mã code theo thông số. Các bạn hãy tra cứu mã code theo thứ tự từ trái sang phải nhé!

Bảng model trong dòng cảm biến đo mức HLM-25C
Bảng model trong dòng cảm biến đo mức HLM-25C

Đặc điểm nổi bật của đo mức thủy tĩnh HLM-25C

Dòng cảm biến đo mức thuỷ tĩnh HLM-25C có một vài tính năng tiêu biểu như sau:

  • Phạm vi đo lên đến 100 m
  • Có giấy chứng nhận an toàn với đối tượng đo là nước uống
  • Có ống mao trên cáp để bù áp suất khí quyển
  • Đầu dò được thiết kế có thể kháng tạp chất dạng rắn bám vào đầu đo
  • Có đầu ra dạng dòng hoặc áp tiêu chuẩn công nghiệp
  • “Plug and Play” mà không cần bất kỳ cài đặt nào thêm

Cảm biến HLM-25C còn có khả năng chống nước bẩn hoặc nước bùn nhẹ. Đầu dò được thiết kế để kháng tạp chất dạng rắn bám vào đầu đo, và có ống mao trên cáp để bù áp suất khí quyển . Nó cũng có giấy chứng nhận an toàn cho việc đo nước uống.

Kết nối điện

Cảm biến được kết nối với các thiết bị đánh giá (điều khiển, hiển thị) thông qua cáp kết nối. Sơ đồ kết nối được hiển thị trên hình ảnh. Luôn luôn thực hiện kết nối điện ở trạng thái không có điện áp! Bộ cấp nguồn phải là nguồn điện áp an toàn và có thể là một phần của thiết bị đánh giá hoặc hiển thị.

Kết nối điện
Kết nối điện

Cài đặt

Việc lắp đặt được thực hiện bằng cách treo đầu dò xuống khu vực cần đo (bể, lỗ khoan). Đầu dò được treo trên cáp hoặc được đặt dưới đáy.

Lưu ý: Nếu đầu dò được treo sâu hơn 50 m, cần phải sử dụng móc treo cáp KD-60

Móc treo cáp KD-60
Móc treo cáp KD-60

 

Cáp bao gồm một ống bù khí (ống mao dẫn), vì vậy việc kết nối phải được thực hiện trong hộp nối không kín.

Khi cuộn cáp trong bó, nó phải có đường kính tối thiểu là 30 cm. Không nên rút ngắn cáp hoặc sửa đổi cơ học cáp.

Trong các bể chứa có dòng chảy rối hoặc sóng mạnh, nên đặt đầu dò trong ống giảm tốc, phía sau tường hoặc ít nhất là ở khoảng cách xa nhất có thể so với nguồn gây nhiễu loạn.

Khi sử dụng chất lỏng khác với nước, cần phải hiệu chỉnh đầu ra đối với khối lượng riêng của chất lỏng, cuối cùng nên tham khảo ý kiến của nhà sản xuất.

Ứng dụng

Đo mức liên tục của nước sạch, nước bẩn nhẹ hoặc nước thải trong các bể chứa không áp suất, giếng khoan, bể chứa, v.v.

Khả năng đo lường các loại chất lỏng khác ngoài nước cần được tư vấn từ nhà sản xuất.

Ưu điểm

Lựa chọn chính xác dải đo theo yêu cầu của khách hàng lên đến 100 m (H2O).

Có sẵn chứng nhận an toàn vệ sinh cho ứng dụng tiếp xúc với nước uống.

Ngõ ra dòng điện hoặc điện áp.

Dễ dàng cài đặt và sử dụng theo kiểu “cắm là chạy” mà không cần bất kỳ cài đặt nào.

SO SÁNH HIỆU QUẢ, SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HAI CÁCH.

SO SÁNH CÁCH ĐO MỰC NƯỚC SÔNG TRUYỀN THỐNG CẢM BIẾN ÁP SUẤT THỦY TĨNH HLM-25C
Nguyên lý hoạt động Sử dụng thủy chí (staff gauge) hoặc thước đo mực nước Sử dụng nguyên lý áp suất nước để đo mực nước
Ưu điểm – Chi phí thấp

– Đơn giản và phổ biến

– Không cần thiết bị đặc biệt

– Chi phí thấp

– Dễ dàng cài đặt và hiệu chuẩn

– Độ chính xác cao

– Hoạt động ổn định trong nhiều ứng dụng khác nhau

– Diện tích lắp nhỏ, thích hợp với các silo nhỏ

Hạn chế – Yêu cầu người đọc thủy chí thường xuyên

– Không tự động ghi lại dữ liệu

 

– Chỉ dùng được cho tank hở (không áp suất)

– Áp suất điều kiện bình thường của khí quyển là 0 bar

Đo mực nước sông
Đo mực nước sông

KẾT LUẬN

Vậy! Cảm biến áp suất thủy tĩnh HLM-25C và phương pháp đo mực nước sông truyền thống đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Việc lựa chọn phương pháp nào phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của ứng dụng và điều kiện sử dụng. Hi vọng, qua bài viết trên các bạn sẽ có thêm một giải phát mới cho công trình của mình. Và đặt biệt, tại Hưng Phát luôn có một đội ngũ tư vấn các giải pháp tối ưu nhất, sản phẩm chất lượng nhất dành cho hệ thống của bạn! Hãy liên hệ ngay với tôi khi bạn có thắc mắc hoặc tư vấn vầ các sản phẩm nhé! Xin cảm ơn!

Ms. Vi – Sale Department

[Tell] (+84) 855 200 531

Email: vi.tran@huphaco.vn

Website: https://thietbidoluong.info



Bài viết liên quan

Cảm Biến Đo Mức Sóng Siêu Âm – Giải Pháp Đo Lường Hiệu Quả

Cảm biến đo mức sóng siêu âm là thiết bị hoạt động dựa trên nguyên lý phát và nhận sóng âm để xác định khoảng cách đến bề mặt của chất lỏng hoặc chất rắn trong bể chứa. Thiết bị này phát ra sóng siêu âm; sau đó sóng phản xạ lại từ bề mặt […]

Cảm biến siêu âm công nghiệp là gì? Nên chọn cảm biến siêu âm nào?

Trong bối cảnh công nghiệp hiện nay, cảm biến siêu âm công nghiệp là thiết bị tiên tiến sử dụng sóng siêu âm để phát hiện và đo lường khoảng cách, mức độ hoặc sự hiện diện của vật thể trong các ứng dụng công nghiệp. Với nguyên lý đo không tiếp xúc, cảm biến […]

Cảm biến đo mức RFLS-28N-10V-RG-P-B-K10-SHV

Bạn đang tìm kiếm một giải pháp đo lường mức chất lỏng như nước hay dầu,… hiệu quả và đáng tin cậy cho các ứng dụng công nghiệp hoặc quản lý tài nguyên nước? Hôm nay, tại bài viết này Hưng Phát sẽ giới thiệu cho các bạn một siêu phẩm mang tên Cảm biến […]