Chiết áp là gì?

Chiết áp là gì ?!?! tưởng lạ nhưng lại quen

Chúng ta đang sống trong thời đại nơi mà chỉ cần mất điện đã mang lại cảm tưởng như mình đang sống trong thời kỳ đồ đá. “Điện” đã ăn sâu và trở thành một phần không thể thiếu trong thường nhật. Thế hẳn bạn đã nghe đến các linh kiện như điện trở, tụ điện, cuộn cảm,…. Và cả chiết áp” phải không?

"<yoastmark

Đã luôn tồn tại phổ biến trong các vật dụng hằng ngày. Bài viết này sẽ giải đáp cũng như cho bạn một hướng dẫn sơ lược về chiết áp. Giúp bạn khỏi bối rối, bỡ ngỡ khi nghe đến chúng.

Chiết áp là gì?

“Chiết áp điện trở”, “chiết” trong “chiết rót”, “áp” trong “điện áp”, “trở” trong “cản trở”. Ghép chúng lại ta có được cụm Chiết áp điện trở. Nhưng tôi cá rằng bạn vẫn chẳng hiểu gì phải không nào? Nhưng trước tiên, ta cần có một cái nhìn sơ lược về điện để có được một cái nhìn khách quan hơn về chiết áp.

Sơ lược về điện.

Để dễ hiểu hơn, ta phải xem lại các khái niệm cơ bản của điện.

Dòng điện – Current (I): Là giá trị là một dòng các hạt mang điện như electron hoặc ion đi qua một dây dẫn hoặc một không gian.

Dòng điện là gì?
Dòng điện là gì?

Điện áp – Voltage (V): Là giá trị dùng để xác định mức độ cao của điện. Ví dụ nhé, nếu bạn nhìn thấy một thác nước, theo lẽ thường, nước sẽ chảy từ nơi cao đến nơi thấp phải không nào? Dòng điện cũng thế, nó sẽ chạy từ nơi có điện áp cao xuống nơi có điện áp thấp.

Điện áp là gì?
Điện áp là gì?

Điện trở – Resistance (R): Là sự cản trở dòng điện trên dây dẫn với giá trị là (Ω). Giá trị này càng lớn dòng điện bị cản trở càng nhiều. Sự cản trở này có thể bởi một thiết bị điện do chúng tiêu thụ điện năng, một linh kiện chuyên dụng (điện trở) hoặc chính bản thân dây dẫn cũng có giá trị điện trở riêng.

Điện trở là gì?
Điện trở là gì?

Định luật Ohm và công xuất: Là định luật chỉ mối liên hệ giữa 3 giá trị trên. V=I*R.

Ví dụ: Với điện áp 24V đặt vào một điện trở 1kΩ. Ta tính được dòng điện trên dây:

I= V/R = 24/1000 = 0,024A = 24mA

Bên cạnh đó ta còn có công thức tính công xuất: P=V*I . Vì vậy, nếu điện áp hoặc dòng điện càng lớn thì công xuất cũng sẽ tăng theo.

Có thể bạn sẽ muốn tìm hiểu thêm: 

Tìm điểm khác biệt giữa dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều

 

Định nghĩa chiết áp.

Chiết áp là một loại linh kiện điện tử quan trọng trong các bộ chia áp. Một cách nói khác dễ hiểu hơn, chúng là điện trở chia áp mà ta có thể điều chỉnh trực tiếp bằng tay. Trên linh kiện luôn có một hoặc nhiều hơn điểm di động để chia điện trở thành nhiều phần giá trị bù nhau.

Thông qua điểm di động đấy (núm vặn, thanh gạt,…) ta có thể điều chỉnh điện áp được đặt vào thành các giá trị điện áp khác nhau. Ví dụ, tín hiệu đang là 20V, có thể hạ xuống thành 15V, 10V, 5V, 0V,…. Từ tín hiệu đó mà ta có thể điều khiển các thiết bị khác. Khiến công suất tăng, hay giảm tùy ý.

Cấu tạo và nguyên lý của chiết áp.

Thông thường, ta sẽ gặp loại chiết áp với ba chân. Hai chân sẽ được kết nối với hai đầu đối nhau của một phần tử điện trở (thiết bị tiêu thụ điện), và chân thứ ba kết nối với tiếp điểm di động (núm vặn, thanh gạt), di chuyển trên phần tử điện trở. Phần tử điện trở có thể được coi là hai điện trở nối tiếp, vị trí của điểm di động  sẽ quyết định tỉ lệ trở của điện trở thứ nhất và điện trở thứ hai. Sau khi ta đưa vào một hiệu điện thế vào các chân đấu nối, vị trí điểm di động sẽ quyết định hiệu điện thế đầu ra.

Nguyên lý hoạt động chiết áp
Nguyên lý hoạt động chiết áp

Ví dụ: Với một thiết bị điện hoạt động hết công suất ở điện áp 20V. Ta đấu thiết bị điện đó với chân tiếp điểm di động của chiết áp và điều chỉnh núm vặn ở 50%. Điều này sẽ khiến điện áp đầu ra giảm còn một nửa. Khiến thiết bị hoạt động với 50% công suất ban đầu.

Chiết áp tiếng anh là gì và ký hiệu của chiết áp trong mạch điện.

Tên gọi tiếng anh là potentiometer. Hay còn được gọi phổ biến là potmeter hoặc pot.

Nếu như đã có dịp quan sát các bản vẽ mạch điện. Chắc hẳn bạn đã từng gặp qua những ký hiệu như này:

ký hiệu chiết áp
ký hiệu chiết áp

Chúng chính là các ký hiệu cho chiết áp. Vì vậy, giờ đây hẳn bạn đã có ít tự tin và kiến thức để khẳng định đây là gì rồi đúng chứ?

Sử dụng chiết áp điện trở như thế nào?

Bạn đã hiểu sơ bộ về chiết áp nhưng lại chưa thấy rõ được ứng dụng của nó? Hãy nhẫn nại và ta cùng tiếp tục tìm hiểu nhé.

Ứng dụng của chiết áp.

Ta có thể kể đến một số ứng dụng của chiết áp như sau:

Ứng dụng của chiết áp
Ứng dụng của chiết áp

Điều khiển giá trị đầu vào: Đầu vào ở đây tức là điện áp cấp vào cho thiết bị. Do công thức tính công suất là P = U*I. Nên thay đổi điện áp cũng sẽ thay đổi công suất của thiết bị. Ví dụ: Động cơ chạy hết công suất ở điện áp 24V. Thông qua chiết áp, ta có thể điều khiển tốc độ nhanh hay chậm của động cơ.

Điều khiển âm thanh: Liên hệ với ứng dụng ở trên. Hẳn bạn đã thấy các núm vặn ở các loa rồi chứ? Bạn đoán đúng rồi đấy! Chúng chính là những chiết áp amply được sử dụng để điều chỉnh âm lượng. Hay nói chính xác hơn là điều khiển công suất của loa.

Đầu dò vị trí hoặc góc: Ngoài ra chiết áp còn được dùng trong việc đo vị trí hoặc là góc độ nữa.

Các ứng dụng khác:….

Các loại chiết áp.

Với nhiều ứng dụng như thế. Số lượng mẫu mã cũng như loại sản phẩm trên thị trường hiện nay nhiều vô số kể. Trên thị trường ta có thể tìm thấy 2 loại thông dụng sau:

Loại xoay: Loại phổ biến và thông dụng nhất.

Chiết áp xoay
Chiết áp xoay

 

Loại chiết áp xoay
Loại chiết áp xoay

Loại tuyến tính (trượt dọc):

Chiết áp trượt
Chiết áp trượt

 

Biến trở chiết áp: Ngoài ra chúng còn có thể được sử dụng như một biến trở. Như ta đã biết mối liên hệ giữa các giá trị từ định luật Ohm. Với điện áp không đổi, khi tăng điện trở thì dòng điện sẽ giảm:

Mỗi liên hệ giữa giá trị dòng điện với điện trở
Mỗi liên hệ giữa giá trị dòng điện với điện trở

Cách đấu chiết áp 3 chân.

Như đã được giới thiệu ở trên thì có vẻ bạn cũng đã có thể hình dung ra cách đấu chiết áp 3 chân rồi phải không nào.

Cách đấu chiết áp 3 chân
Cách đấu chiết áp 3 chân

Đối với linh kiện này, hai chân số 1 và số 3 đều có thể được đổi vị trí cho nhau. Vì chân số 1 và số 2 là cặp chân điện áp đầu ra, hãy đảm bảo chúng được đấu với thiết bị. Quan trọng hơn hãy lưu ý về chiều nếu thiết bị sử dụng điện một chiều.

Cần quan tâm đến thông số nào để chọn chiết áp?

Bạn đã biết được cách chọn loại chiết áp rồi, nhưng vẫn còn bối rối khi nhìn vào thông số của chúng ư? Hãy an tâm, chúng tôi sẽ giải mã và giúp bạn chọn đúng thông số khi tìm kiếm sản phẩm phù hợp.

Taper.

Là mối quan hệ giữa tỷ lệ của điểm di động và điện trở. Taper tuyến tính và taper lô ga rít là hai loại phổ biến nhất.

"Taper

Như bạn có thể thấy. Đối với loại taper tuyến tính (Lienear) có một tỉ lệ đơn giản giữa điểm di động và điện trở. Khiến chúng trở nên dễ dàng để điều khiển và được dùng nhiều hơn. Tuy nhiên đối với một số ứng dụng đặc biệt thì taper lô ga rít (log) hoặc lô ga rít ngược (Inverse log) lại được sử dụng.

Mã đánh dấu.

Giá trị chiết áp thường được đánh dấu thể hiện tổng điện trở. Ví dụ như “100k” tương đương với giá trị điện trở 100 000 Ω. Trong một số trường hợp, một đoạn mã 3 chữ số. Số đầu tiên chỉ ra giá trị và số cuối chỉ ra cấp số nhân. Ví dụ cho một chiết áp 1kΩ sẽ được viết là 102, nghĩa là 10Ω x 102 = 1000 Ω.

Taper thường được nêu ra bằng chữ. Với mỗi tiêu chuẩn khác nhau có thể sử dụng những chữ cái giống nhau. Vì thế, hãy kiểm tra tiêu chuẩn của chiết áp từ nhà sản xuất trước khi chọn.

TaperKý tựChâu Á

(phổ biến)

Europe (Châu Âu)MỹVishay
Tuyến tínhLINBABA
Log/ AudioLOGACAL
Anti-logFCF

Độ phân giải.

Độ phân giải của là giá trị nhỏ nhất trong tỷ lệ điện trở. Điện trở xả sứ mang lại một độ phân giải nhỏ hơn. Các loại làm từ chất dẻo dẫn điện có độ phân giải tốt nhất. Độ phân giải có thể bị ảnh hưởng bởi đặc tính của điểm di chuyển (núm xoay, tay gạt, vít me,…), một điểm di chuyển với nhiều tiếp điểm hơn tăng độ phân giải của linh kiện.

Điện trở Hop-on và Hop-off.

Ở điểm đầu và cuối của hành trình điểm di chuyển. Đường điện trở được kết nối với bộ phận điện trở thấp, thứ được kết nối với thành phần điện trở (thiết bị điện) ở đầu đấu nối. Sự thay đổi của điện trở khi bắt đầu hoặc kết thúc hành trình được gọi là điện trở hop-on và hop-off.

Qua bài đọc trên. Chúng tôi mong rằng bạn đã có được những kiến thức để giải đáp câu hỏi của bạn. Mong rằng chúng tôi đã không chỉ phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu kiến thức mà còn giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về linh kiện này trong đời sống hiện đại. Với mọi thắc mắc, hoặc muốn tham khảo, cần cung cấp thiết bị thích hợp, xin hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí. Chúc bạn một ngày may mắn, tốt lành

Website: www.thietbidoluong.info 



Bài viết liên quan

Nguyên lý hoạt động biến dòng CT

Cách Đấu Biến Dòng 3 Pha: Những Điều Cần Biết

Bạn đã bao giờ thắc mắc về những chiếc ổ kim loại quấn quanh dây điện lớn trong tủ điện? Đó chính là biến dòng 3 pha, hay còn gọi là biến dòng điện 3 pha hoặc biến áp dòng 3 pha. Nó đóng vai trò quan trọng như người thu nhỏ dòng điện, giúp […]

Cảm biến dòng điện một chiều 4-20 mA

Cảm Biến Dòng DC: Giải Pháp Đo Lường Dòng Điện

Cảm biến dòng DC đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các hệ thống công nghiệp của chúng ta, đặc biệt là những nơi sử dụng nhiều thiết bị điện với công suất lớn. Nhờ có “mắt thần” này, các hệ thống có thể vận hành trơn tru, an toàn và hiệu quả, góp […]

Rogowski coil với bộ chuyển đổi S201RC-LP

Hướng dẫn chuyển đổi Biến dòng Rogowski Coil RC150 sang 4-20mA

Bạn đang tìm kiếm giải pháp đo lường dòng điện linh hoạt, chính xác và an toàn cho hệ thống điện của mình? Biến dòng Rogowski Coil RC150 chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn! Tóm Tắt Nội DungROGOWSKI COIL LÀ GÌChuyển đổi rogiwski sang 4-20mABỘ CHUYỂN ĐỔI S201RC-LPNguyên tắc hoạt độngỨng dụng […]