Các loại cảm biến áp suất từ 0 tới 600 bar

[TOP3] Loại cảm biến áp suất hay dùng – Các loại cảm biến áp suất

Sau bài viết “Cảm biến áp suất là gì?” thì các bạn sẽ hiểu được về áp suất các hình thành và cũng như thêm một số kiến thức cơ bản liên quan đến áp suất. Đến bài viết này, tôi sẽ giới thiệu thêm nhiều loại cảm biến khác. Tại vì, khi bạn biết về cảm biến áp suất rồi, có bao giờ bạn tự hỏi: “Có bao nhiêu loại cảm biến áp suất tồn tại trên thị trường?” Thế nên, ở bài viết này tôi sẽ giới thiệu thêm về nhiều loại cảm biến khác. Các bạn hãy đọc tham khảo để biết thêm nhé!

Những loại cảm biến hay gặp

Tại phần này, thì tôi đã tập hợp lại nhiều thiết bị của bên công ty chúng tôi cung cấp. Như vậy, tôi dễ dàng đưa ra ví dụ thực tế cho các bạn hiểu rằng đây là những giải đo hay gặp.

Bên cạnh đó, mọi thiết bị cảm biến này đều dùng để xuất ra tín hiệu tiêu chuẩn. Đó là từ 4…20mA hoặc 8…30 V. Chỉ có sự khác nhau lớn nhất đó là giải đo của từng loại cảm biến.

Cảm biến áp suất từ -1 tới 0 bar

"<yoastmark

Loại cảm biến áp suất có giải đo từ -1 bar tới 0 bar. Tên gọi phổ biến của loại này là cảm biến áp suất chân không.

Đây là loại cảm biến mà chúng ta không thể dùng đo tại các bể nước hay bể chứa khí… Loại van này hay được dùng tại những nơi mà không khí trong đó bị hút ra. Nghĩa là sao?

Khi đang ở trạng thái bình thường, khi mà chưa có sự thay đổi về áp suất. Giá trị đo được sẽ có kết quả là 0 bar. Tương ứng với giá trị này sẽ là 20mA. Khi có sự thay đổi áp suất trong đó, nghĩa là không khí trong môi trường bị hút đi. Lúc ấy, sẽ sản sinh ra môi trường “chân không”. Môi trường này chúng ta thường được nghe nhiều nhất ở vùng ngoài khí quyển của Trái Đất.

Vậy để đo được những môi trường này, thì chúng ta cần loại cảm biến thiết kế đặc biệt như trên. Khi giá trị đo được bằng -1 bar, thì giá trị ngõ ra sẽ tương ứng 4 mA.

Cảm biến áp suất từ -1 tới 3 bar

"<yoastmark

Với giải đo từ -1 tới 3 bar. Thì đây là cảm biến áp suất vừa đo được ở môi trường chân không lẫn không khí.

(-1) bar sẽ tương ứng với 4 mA. Còn 3 bar sẽ tương ứng với 20mA

Những loại cảm biến giải đo từ 0 tới 600 bar

"Các

Ngoài cảm biến áp suất chủ yếu dùng trong chân không. Còn có các loại dùng ở những nơi cần đo chất lỏng hay chất khí.

Với những giải đo đa dạng, vì thế nó sẽ phù hợp với nhiều vị trí lắp đặt cảm biến áp suất với những nhu cầu riêng.

Điển hình những loại cảm biến áp suất sau:

  • Cảm biến có giải đo từ 0 – 250 mbar
  • Cảm biến có giải đo từ 0 – 1 bar
  • Cảm biến có giải đo 0 – 1,6 bar
  • Cảm biến có giải đo 0 – 2,5 bar
  • Cảm biến có giải đo 0 – 4 bar
  • Cảm biến có giải đo 0 – 6 bar
  • Cảm biến có giải đo 0 – 10 bar
  • Cảm biến có giải đo 0 – 16 bar
  • Cảm biến có giải đo 0 – 25 bar
  • Cảm biến có giải đo 0 – 40 bar
  • Cảm biến có giải đo 0 – 100 bar
  • Cảm biến có giải đo 0 – 160 bar
  • Cảm biến có giải đo 0 – 250 bar
  • Cảm biến có giải đo 0 – 600 bar

Có bao giờ bạn tự hỏi rằng: “Tại sao không dùng chung hết một loại mà cần phải dùng nhiêu lại cảm biến áp suất cho nhiều vị trí khác nhau? Hoặc giản đơn: “Không chia thành những loại cảm biến áp suất từ 0 – 100 bar, hoặc từ 0 – 600 bar thôi. Có nhất thiết phải thiết kế thêm nhiều loại như vậy không?

Tôi sẽ giải thích những loại câu hỏi này ở phần bên dưới nhé!

Các loại cảm biến áp suất 

Cảm biến áp suất nước – thủy lực

"Ứng

Đây là dạng cảm biến chủ yếu dùng để cảm nhận áp lược nước có trong ống, bể chứa, bình chứa…

Những loại cảm biến đo áp lực nước này thường là dạng cảm biến màng dùng để đo. Tuy trên thị trường sẽ còn nhiều loại khác và mục đích đùng để đo áp lực trong nước. Nhưng cá nhân tôi vẫn thấy, cảm biến áp suất nước vẫn là lựa chọn tối ưu hơn.

Đa số, ngày nay nhu cầu trong nhà máy, xí nghiệp…đều dùng những dạng tín hiệu từ 4-20mA, hoặc 0-10V… Và loại cảm biến này mới có thế xuất ra tín hiệu Analog như vậy.

Bên cạnh đó, cảm biến áp suất nước sẽ là lựa chọn phù hợp dùng để điều chỉnh được lưu lượng nước chảy.

"Ứng

Đối với trường hợp, dùng cho thủy lực. Luôn cần những loại cảm biến áp suất có giải đo rộng và lớn. Vì cơn bản “thủy lực” là những dạng máy móc có công suất lớn. Áp suất của nó phải lên tới hàng trăm “bar”. Thế nên, đối với dạng này thì luôn phải chọn những loại cảm biến áp suất có giải đo rộng mới phù hợp được.

Điển hình bạn có thể bắt gặp nó ở những nơi như là:

  • Hệ thống trộn dung dich chất lỏng: trong ngành thực phẩm, dược liệu…
  • Được lắp đặt ngay ở các tàu ngầm, tàu thủy
  • Dùng để giám sát lưu lượng nước tại các đập nước, hệ thống xử lý nước thải

Đấy cũng là một phần lý do vì sao mà nhà sản xuất phải thiết kế ra nhiều loại cảm biến có nhiều giải đo khác nhau.

Cảm biến áp suất khí

"Hệ

Nếu bạn để ý kỹ hoặc hay nghe một vài video họ nói về các loại bình chứa khí nén, máy nén khi, điều khiển pittong khí nén…

Những dạng thông tin này, chủ yếu chỉ có dân kỹ thuật mới biết đến. Tuy nhiên, bạn hình dung thế này. Những loại máy trên họ phải nén không khí này, làm cho các phân tử trong không khí lấp đầy khoảng trống giữa nhau.

Điều này dẫn tới, áp suất trong bình chứa sẽ tăng lên. Đồng thời áp lực lên thành bình chứa hoặc dùng để điều khiển các thiết bị cũng tăng. Vậy làm thế nào họ có thể kiểm soát được dạng khí bị nén lại? Nếu chẳng may, bạn để cho máy chạy quá công suất, nghĩa là cho nó nén quá lâu sẽ dẫn tới làm hỏng hóc các thiết bị liên quan. Thực tế, thì các hệ thông này đã được sản xuất và đảm báo tính an toàn cho người sử dụng.

Thế nhưng, vẫn câu hỏi trên các bạn đã bao giờ từng nghĩ họ làm thế nào chưa?

Câu trả lời nó nằm ngay tiêu đề mục này. Tức là họ sẽ cài đặt một thiết bị điều khiển nào đó như là PLC, ATR144-12ABC… Mục đích là dùng để điều khiển các loại động cơ bơm hay nén khí để tránh trường hợp như trên mà tôi đã viết.

Cảm biến áp suất chân không

Máy hút chân không
Máy hút chân không

Như tôi đã viết ngay ở mục ban đầu nói về cảm biến áp suất cân không. Những loại này thường sẽ có giải đo như sau:

  • Cảm biến từ -1 tới 0 bar
  • Cảm biến từ -1 tới 3 bar

Thực tế, các dạng máy chân không này nó chỉ có thể hút không khí tối đa tới -1 bar.

Bạn có thể hình dùng được “sức mạnh của áp suất chân không -1 bar” không?

Thí nghiệm thực nghiệm về áp suất chân không
Thí nghiệm thực nghiệm về áp suất chân không

Như hình ảnh đây, thì chân không đã làm tăng trọng lượng của cái chai nước từ 11,434g lên 12,014g. Đồng thời làm giãn nỡ kích thước của cái chai nước.

Về phần quả trứng. Khi bạn để trứng được đập trong đó, rồi dùng máy hút chân không. Sau một lúc, nó sẽ làm cho trứng sôi lên nhưng nó lại “không chín

Bây giờ bạn có thể hình dung ra được “sức mạnh của -1 bar như thế nào rồi chứ” Và lý do vì sao họ chỉ có thể sản xuất được thiết bị chân không tới -1 bar là hết cỡ cho tới thời điểm hiện tại.

Cảm biến áp suất thấp

"<yoastmark

Đúng như tên gọi loại của này. Cảm biến áp suất thấp thì chủ yếu dùng để đo những môi trường chất lỏng hay khí thấp. Giải đo của những loại này chủ yếu như là

  • Từ 0 tới 250 mbar
  • Từ 0 tới 1 bar
  • Từ 0 tới 4 bar

Cảm biến áp suất màng

"<yoastmark

Đa số loại cảm biến áp suất màng này, được sử dụng chủ yếu trong việc đo lường của nhà máy xử lý nước thải. Vì trong rác thải thường chứa nhiều tạp chất, nên các loại cảm biến áp suất thông thường không thể làm được.

Mặt khác, cảm biến áp suất màng còn dùng trong các ngành thực phẩm, dược liệu… Nhưng môi trường cần phải giữ vệ sinh và tỉ lệ chính xác cao.

Cảm biến áp suất chênh áp

"<yoastmark

Đúng như tên gọi của nó, đây là loại cảm biến dùng để đo 2 loại môi trường trường ở hai vị trí khác nhau. Loại cảm biến này sẽ cho chúng ta biết độ chênh lệch áp suất giữa hai môi trường khác nhau là bao nhiêu

"<yoastmark

Chúng được sử dụng phổ biến ở những môi trường như là:

  • Dùng trong sự chênh lệch áp suất cầu thang hay điều khiển phòng sạch
  • Ở những hệ thống quạt thông gió, hệ thông điều hòa không khí
  • Dùng đo trong môi trường dầu khí…

Những hãng cảm biến mà bạn nên biết

Hãng Danfoss

Cảm biến hãng Danfoss
Cảm biến hãng Danfoss

Công ty DanFoss là một công ty đa quốc gia của Đan Mạch, có trụ sở tại Đan Mạch. Được thành lập từ những năm 1930s bởi một người kỹ sư Mads Clausen. Từ những phát minh đầu tiên như van giản nỡ nhiệt, van nước, nhiệt, công tắc áp suất, máy sấy lọc…

Những lĩnh vực mà công ty cung cấp:

  • Power solutions – Giải pháp nguồn điện
  • Climate solutions for cooling – Giải pháp khí hậu để làm mát
  • Climate solutions for heating – Giải pháp khí hậu để sửa ấm
  • Drives – Động cơ

Hãng Sensys

Cảm biến hãng Sensys
Cảm biến hãng Sensys

Công ty Sensys được thành lập vào năm 1998. Đây là công ty thương cung cấp các loại sản phẩm như là:

  • Cảm biến áp suất
  • Cảm biến đo mức
  • Cảm biến nhiệt độ có hiển thị

Hãng Keller

Cảm biến hãng Keller
Cảm biến hãng Keller

Công ty Keller được thành lập vào năm 1974 bởi Hannes W.Keller, có trụ sở chính tại Thụy Sĩ, tính tới nay thì công ty đã tồn tại được khoảng 49 năm.

Những sản phẩm mà bên công ty Keller cung cấp như là:

  • Pressure transducers – Bộ chuyển đổi áp suất
  • Pressure Transmitter – Cảm biến áp suất
  • Level Probes – Cảm biến đo mức bằng đầu dò
  • Data loggers
  • Digital Pressure Gauges – Đồng hồ đô kỹ thuật số
  • Wireless Solutions – Giải pháp không giây

Hãng Autonics

Cảm biến hãng Autonics
Cảm biến hãng Autonics

Autonics là hãng sản xuất các giải pháp tự động đến từ phía Nam Hàn Quốc. Công ty được thành lập vào 25 tháng 7 năm 1977, người thành lập tên là Hwan-Ki Park.

Những sản phẩm nổi bật của công ty như là:

  • Temperature sensors
  • Temperature transmitter
  • Pressure sensors
  • Pressure transmitter

Hãng Siemens

Cảm biến hãng Siemes
Cảm biến hãng Siemes

Công ty Siemes được thành lập vào năm 1847, và cha đẻ của công ty là Werner von Siemes.

Ngày này thiết bị có thể nói rằng nhiều người biết đến đó chính là PLC Siemens. Được cho là bộ PLC có chi phí giá thành đắt nhất trong họ PLC nhưng mà bù lại chất lượng rất tốt.

Những lĩnh vực làm của công ty như là:

  • Building technology
  • Drive technology
  • Energy
  • Financing
  • Healthcare
  • Industrial Automation
  • Mobility

Hãng Endress Hauser (E+H) – Thụy Sỹ

Cảm biến hãng Endress + Hauser
Cảm biến hãng Endress + Hauser

Công ty Endress + Hauser có trụ sở tại Thụy Sỹ, là công ty hàng đầu về thiết bị đo lường, dịch vụ và giải pháp. Công ty cung cấp các giải pháp quy trình cho dòng chảy, mức độ, áp suất, phân tích, nhiệt độ, ghi âm và truyền thông kỹ thuật số.

Những mảng ngành mà công ty chú tâm tới như là hóa chất, thực phẩm và đồ uống, khoa học và đời sống, năng lượng, khai thác, khoáng sản và kim loại, dầu khí và nước…

Hãng Wika – Đức

Cảm biến hãng Wika
Cảm biến hãng Wika

Được thành lập vào năm 1946, Wika là một đối tác mạnh mẽ và đáng tin cậy cho tất cả các yêu cầu của công nghệ đo công nghiệp, nhờ vào một danh mục lớn về các công cụ chính xác cao và dịch vụ toàn diện.

Những mảng mà công ty sản xuất đó là:

  • Pressure
  • Temperature
  • Level
  • Force
  • Flow
  • Calibration – Sự hiểu chuẩn
  • SF6 gas solutions

Hãng Yokogawa – Nhật bản

Cảm biến hãng Yokogawa
Cảm biến hãng Yokogawa

Yokogawa là nhà cung cấp hàng đầu các giải pháp tự động hóa và kiểm tra công nghiệp. Kết hợp công nghệ vượt trội với các dịch vụ kỹ thuật, quản lý dự án và bảo trì, Yokogawa cung cấp lĩnh vực hiệu quả hoạt động, an toàn, chất lượng và độ tin cậy đã được chứng minh.

Hãng Georgin – Pháp

Cảm biến hãng Georgin
Cảm biến hãng Georgin

Được thành lập vào năm 1939 bởi Marcel Georgin. Là công ty có trụ sở tại Pháp, tính tới thời điểm đến nay thì công ty cũng đã tồn tại hơn 75 năm

Đồng thời, đây cũng chính là hãng chịu phân phối cho công ty chúng tôi buôn bán các loại cảm biến áp suất.

Ngoài cảm biến áp suất ra thì còn có một số thiết bị liên quan như là

  • Temperature transmitters
  • Temperature probes
  • Pressure transmitters
  • Pressure sensor
  • Manometers
  • Thermometers

TÓM LẠI

Ở bài viết này thì tôi đã giúp các bạn biết thêm nhiều loại cảm biến áp suất khác. Không những giải đo rông và đa dạng mà còn có những loại cảm biến trên thị trường

Đồng thời có rất là nhiều hãng sản xuất cảm biến và mốt số thiết bị liên quan đến.

Quay trả lại câu hỏi trên, tại sao nhất thiết phải nhiều loại cảm biến có nhiều giải đo khác biệt như vậy?

Mình nghĩ đơn giản thôi. Vì nó phù hợp với thiết bị bạn cần. Các nhà sản xuất thiết kế ra nhiều loại để phù hợp với từng hoặc nhiều trường hợp riêng biệt khác nhau.

Nếu mà sản xuất cứ chung chung như thế, thì cứ giống như bạn làm “Shipper ship bằng Lamborgini” – Cảm giác nó sẽ khá là lãng phí với chức năng của chúng.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết dưới đây:

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của tôi. Chúc các bạn một ngày tốt lành!


SALES ENGINEER: Nguyễn Thành Đạt
SĐT: 0342962936



Bài viết liên quan

Cảm biến áp lực nước Georgin

Cảm biến áp lực nước | Ứng dụng cảm biến áp lực – áp suất

Tóm Tắt Nội Dung1 Cảm biến áp lực nước là gì?2 Ứng dụng cảm biến áp lực nước2.1 Cảm biến áp lực nước điều khiển bơm qua biến tần2.2 Cảm biến áp lực nước dùng để đo mức3 Chọn dãy đo cảm biến áp lực nước như thế nào?3.1 Cảm biến áp suất nước tank […]

Cảm biến áp suất chân không

Cảm biến áp suất chân không là gì? Nguyên lý – Cấu tạo – Ứng dụng của cảm biến

Tóm Tắt Nội Dung1 Áp suất chân không1.1 Áp suất chân không là gì?1.2 Áp suất chân không bằng bao nhiêu?1.3 Ứng dụng áp suất chân không2 Cảm biến áp suất chân không2.1 Cảm biến áp suất chân không là gì?2.2 Nguyên lý hoạt động cảm biến áp suất chân không2.3 Cấu tạo cảm biến […]

Sensor là gì? Tìm hiểu các loại sensor công nghiệp

Sensor là gì? | #5 loại sensor phổ biến trong công nghiệp

Tóm Tắt Nội Dung1 Sensor là gì?1.1 Vai trò cảm biến trong hệ thống dây truyền sản xuất?2 Temperature sensor là gì?2.1 Các loại cảm biến nhiệt độ2.2 Ứng dụng cảm biến nhiệt độ3 Pressure sensor là gì?3.1 Các loại cảm biến áp suất3.2 Ứng dụng cảm biến áp suất4 Hall sensor là gì?4.1 Các […]