Pressure Gauge là gì?

Pressure Gauge là gì? Có bao nhiêu loại Pressure Gauge tại Việt Nam?

Pressure Gauge là gì? Đây là một cụm từ mà có rất nhiều người tìm hiểu trên mạng. Nhưng đa phần sẽ dịch nghĩa của nó trên “Google dịch”. Phần lớn, khi tra như vậy sẽ không được dịch nghĩa hoàn toàn chính xác, đúng hơn sẽ không xác thực với thực tế. Ngoài ra, để bạn muốn biết thêm về một số kiến thức cơ bản về Pressure Gauge này thì bạn phải ngồi đọc “datasheet”. Để chính xác hơn thì tìm kiếm các nguồn tham khảo trên mạng bằng tiếng anh hoặc tiếng việt. Thế nên, bài viết hôm nay sẽ có chủ đề  “Pressure Gauge là gì?” và kiến thức hữu ích về nó.

Pressure Gauge M5000

Có rất nhiều hãng sản xuất Industrial Pressure Gauge ở nước ngoài. Tại Việt Nam, đa số các doanh nghiệp sẽ nhận khẩu và phân phối các thiết bị này trong thị trường. Các bạn sẽ được biết thêm về có bao nhiêu hãng tại Việt Nam ở đường link đưới đây nhé!

Bên cạnh đó, thì ở bài viết dưới đây thì chủ yếu sẽ đề cập về Pressure Gauge của Georgin của France. Hãng Georgin được thành lập vào năm 1939 bởi “Marcel Georgin”. Là công ty đã tồn tại được hơn 75 năm và đã tạo nên được sự uy tín bằng cách nghiên cứu, chế tạo và sản xuất các thiết bị như:

  • Bộ chuyển đổi nhiệt độ
  • Đầu dò nhiệt độ
  • Bộ chuyển đổi áp suất
  • Cảm biến áp suất
  • Áp kế – Manometers
  • Nhiệt kế – Thermometers

Pressure gauge là gì?

Pressure – được dịch nghĩa là khi có một lực tác động vào một khu vực như là nước, khí. Lúc này các phân tử sẽ tác động một lực lên xung quanh bề mặt khu vực kín trong đó. Kết quả chúng ta thu được một lực gọi là Áp suất.

Gauge – đây là một thiết bị chuyên dùng để đo lường thể tích hay khối lượng của một khu vực nào đấy. Đơn giản hơn thì là thiết bị dùng để đo lường áp suất của khí hoặc chất lỏng.

Vậy Pressure Gauge là gì? – Trong lĩnh vực kỹ thuật của chúng ta sẽ được dịch nghĩa hay được hiểu là “Đồng hồ đo áp suất”. Đây là một thiết bị được thiết kế gồm có bộ phận hiển thị như kim của đồng hồ, và một bộ phận đo lường khí hoặc chất lỏng.

Nhiệm vụ chính của Pressure Gauge – Đồng hồ đo áp suất là để hiển thị được áp suất hiện tại tại “khu vực” đấy là bao nhiêu. Điều này, sẽ giúp cho những giám sát viên, công nhân…biết được chỉ số đo lường.

Ứng dụng pressure gauge

Ứng với công năng của đồng hồ áp suất, nhìn chung các bạn sẽ được nhìn thấy nó ở những khu vực như lò hơi, máy nén khí, mán hàn bằng khí CO2…

Nhìn chung, Pressure Gaure chủ yếu dùng để cho bạn biết được áp suất lại khu vực đấy là bao nhiêu. Đồng thời, đây là phương pháp báo hiệu cho bạn biết được rằng áp suất tại vị trí đấy đăng tăng quá mức. Có thể dẫn đến tình trạng quá áp, gây nổ ảnh hưởng những thiết bị khác.

Đặc điểm đồng hồ áp suất

Để hiểu rõ thêm về đồng hồ áp suất như là thông số của nó, kích thước…thì đọc giả có thể tham khảo những phần dưới đây nhé!

Phạm vi sử dụng

Ở phần mục này thì các bạn sẽ được tìm hiểu về 3 yếu tố như sau:

  • Thông số kỹ thuật
  • Kích thước đồng hồ áp suất
  • Các giải đo phổ biến
Cách lựa chọn đồng hồ áp suất

Để chọn lựa đồng hồ áp suất sao cho phù hợp, chúng ta phải xem xét qua thông số kỹ thuật của nó nhé!

Model: M5000

Hãng: Georgin

Áp suất làm việc:

  • Liên tục 100% FS
  • Quá áp 130%: FS 60bar
  • Quá áp 115%: FS 100bar

Cấp bảo vệ: IP65 – EN60529

Màn kính bảo vệ: kính an toàn dày 4mm.

Vật liệu cấu tạo nên vỏ: thép không rỉ 316L.

Giải nhiệt độ hoạt động: -40…+65˚C.

Ren kết nối: ¼” BSPM hoặc ½” BSPM.

Kích thước đường kính đồng hồ: phi 63mm hoặc phi 100mm.

Độ chính xác: 0,5%.

Chất lỏng trong đồng hồ: Glycerine (+15…+100˚C), Silicon Oil (-45…100 ˚C).

Chân kết nối: bên dưới hoặc đằng sau

Kích thước đồng hồ áp suất

Hiện nay, đồng hồ áp suất có nhiều loại kích thước to nhỏ khác nhau. Nhưng nhìn chung sẽ có 2 loại kích thước đó là 63mm và 100mm

Đối với đồng hồ Ø63mm sẽ có 2 loại ren chủ yếu là ¼” BSPM và ¼” NPTM.

Đối với đồng hồ Ø100mm cũng sẽ có 2 loại ren như sau: 1/2 “BSPM và 1/2” NPTM.

Một số giải đo phổ biến

Pressure Gauge – Đồng hồ đo áp suất chủ yếu thường sẽ có những giải đo như sau:

  • Đo áp suất từ -1 đến 0 bar
  • Đo áp suất từ 0 đến 1 bar
  • Đo áp suất từ 0 đến 6 bar
  • Đo áp suất từ 0 đến 10 bar
  • Đo áp suất từ 0 đến 16 bar
  • Đo áp suất từ 0 đến 25 bar
  • Đo áp suất từ 0 đến 40 bar

Lưu ý khi chọn lựa đồng hồ

Đối với lưu ý khi sử dụng đồng hồ đo áp suất thì chúng ta sẽ có 3 lưu ý nho nhỏ như sau:

  • Cách đổi đơn vị đo khi sử dụng đồng hồ đo áp suất
  • Cách đọc đồng hồ đo áp suất.
  • Và cách lắp đặt cho đồng hồ đo

Đầu tiên là về các ký hiệu áp suất của loại đồng hồ đo. Đối với đơn vị áp suất, thì các bạn có thể tham khảo qua hình ảnh dưới đây:

Bảng quy đổi đơn vị cho Pressure Gauge
Bảng quy đổi đơn vị cho Pressure Gauge

Ví dụ như là:

  • 1 PSI = 0,006895 MPA => 10 PSI = 0,06895 MPA
  • 1 Pa = 1 N/m2 = 0,00001 bar
  • 1 MPa = 105 Pa = 105 N/m2 = 10 bar
Cách đọc Pressure Gauge
Cách đọc Pressure Gauge

Thứ hai, để đọc được đồng hồ đo áp suất, thì chúng ta sẽ chú tâm 3 vấn đề như sau:

  • Độ chia vạch là bao nhiêu? 0,1; 0,2 hay là 1, 2
  • Đơn vị của đồng hồ là gì? Bar, Pa, MPa
  • Kim đồng hồ đang chỉ ở vị trí số nào trên đồng hồ?

Ví dụ như thế này: nếu kim đồng hồ đang nằm ở vị trí vạch số 5 (vạch dài hơn so với các vạch còn lại và nằm ở vị trí thứ 2 tính từ số 0). Vì độ chia của các vạch trên màn hình ghi là CL. 1,0. Tức là mỗi vạch sẽ tương ứng là 1 đơn vị. Vậy khi kim đang chỉ vạch số 5, nghĩa là 5 bar (đơn vị đo ở đây được ghi trên đồng hồ – bar).

Cuối cùng là cách lắp đặt, thì bạn chú ý về phần ren kết nối là dạng nào ½ hay là 1/4. Bạn muốn bộ phận gắn ren nằm ở bên dưới đồng hồ hay là đằng sau mặt đồng hồ.

Một số kiểu loại đồng hồ

Vì đồng hồ áp suất được ứng dụng nhiều trong thực tế: như ở các nhà máy sản xuất bia Tiger, Niken… ở Bình Dương dẫn đến nó sẽ có nhiều kiểu dáng khác nhau để phù hợp cho từng môi trường đo.

Pressure gauge chân sâu và chân dưới
Pressure gauge chân sâu và chân dưới

Dẫu vậy, nhìn chung thì chúng ta chỉ bắt gặp 2 dạng đồng hồ chính đó là đồng hồ chân dưới và đồng hồ chân sau.

Một số hãng đồng hồ tại Việt Nam

Tại thì trường Việt Nam của chúng ta, đa số thì các bạn sẽ được nghe bởi những hãng đồng hồ sau đây:

  • Đồng hồ áp suất Wika – Đức
  • Đồng hồ áp suất Ashcroft – Mỹ
  • Đồng hồ áp suất Wise – Hàn Quốc
  • Đồng hồ áp suất Stiko – Hà Lan
  • Đồng hồ áp suất Georgin – Pháp

Để tìm hiểu rõ thêm những đặc điểm của từng loại hãng thì các bạn tham khảo ở đường link bên dưới nhé!

Tính năng đồng hồ áp suất

Dựa vào phần ứng dụng của đồng hồ áp suất, thì ắt hẳn bạn đã hiểu được dùng của đồng hồ rồi. Tuy nhiên, dưới đây nó sẽ được cụ thể hóa. Như vậy, bạn sẽ dễ hiểu hơn về các loại Pressure Gauge này.

Đo chất khí – chất lỏng

Để có thể đo lường được môi trường chất khí hay chất chỏng. Thông thường, chúng ta có thể đo đạc bằng thể tích. Nhìn chung, phương pháp đơn giản nhất là dùng cách đo bằng áp suất.

Có hai phương pháp dùng để nhận biết áp suất của một chất lỏng hay một chất khí đó là dựa vào:

  • Cảm biến áp suất
  • Đồng hồ đo áp suất
Ống Siphong và đồng hồ đo áp suất
Ống Siphong và đồng hồ đo áp suất

Đơn giản chỉ việc là các bạn kết nối vô vị trí cần đo lường như là đường ống, bể chứa kín, bình kín…Như vậy bạn đã dễ dàng trả lời cho câu hỏi áp suất hiện hành trong khu vực đấy là bao nhiêu?

Ngoài ra, một số môi trường mà có áp suất lớn hay đôi khi sảy ra sự tăng áp đột ngột. Hiện tượng này, sẽ rất dễ tổn hại cho đồng hồ đang đo của bạn. Vì cấu tạo bên trong của đồng hồ không được thiết kế để chống lại sự quá áp đột ngột.

Ống si phong làm giảm nhiệt
Ống si phong làm giảm nhiệt

Thế nên, bạn hãy để ý kỹ rằng nơi bạn đang cần đo dễ dàng sảy ra hiện tượng trên không. Để giải quyết nó, thì các bạn hãy mua thêm một loại ống “Siphong”. Ống này chuyên được thiết kế để tránh sự tăng áp đột ngột. Mặt khác, còn làm giảm nhiệt độ của chất lỏng hoặc chất khí khi đo.

Đo áp suất môi trường rung chấn

Loại đồng hồ áp suất chống rung chấn, đây là dạng đồng hồ được thiết kế với bên trong có một dạng chất lỏng. Chủ yếu chất lỏng này là Glycerine hoặc Silicon Oil.

Đồng hồ áp suất chống rung
Đồng hồ áp suất chống rung

Những loại đồng hồ có chứa chất lỏng bên trong này có nhiệm vụ làm chống rung kim. Đa số khi sử dụng đồng hồ này, thường lắp đặt ở những vị trí có sự dao động mạnh. Nếu chẳng may chúng ta dùng các loại đồng hồ đo áp suất bình thường thì sao?

Hoàn toàn vẫn có thể dùng được bình thường. Tuy nhiên, về lâu về dài sẽ dẫn ra sự sai số hoặc thậm chí sẽ “giảm tuổi thọ” của đồng hồ. Vì sao lại như vậy? Các bạn hình dung thế này, khi sự dao động tác động lên đồng hồ. Sẽ khiến cho kim đồng hồ dao động qua lại nhiều lần.

Dần dần cứ như thế, sẽ làm tổn hại đến đồng hồ. Làm cho quá trình đọc số sẽ dẫn đến sai số nhiều. Thế nên, đồng hồ đo áp suất có dầu thường được lắp đặt cho những trường hợp trên.

Mua đồng hồ ở đâu

Mua đồng hồ áp suất bán ở đâu?Để có thể mua loại đồng hồ đo áp suất ở Hồ Chí Minh hay là ở mọi nơi trên Việt Nam thì các bạn hãy liên lạc thông tin bên dưới nhé! Nếu bạn cần tư vấn, hoặc thắc mắc về những thiết bị nào thì bạn có thể gọi điện, nhắn tin hay gửi Email cho mình.

Tổng kết

Tôi sẽ tóm tắt lại các ý chính từ bài viết này cho các bạn dễ dàng khác quát nó nhé:

  • Pressure Gauge là gì? Là dạng đồng hồ đo áp suất.
  • Đây là dạng thiết bị đo lường, chuyên dùng để đo lường áp suất của chất lỏng hoặc chất khí.
  • Để có chọn lựa được đồng hồ đo áp suất thì chúng ta phải nắm rõ được thông số kỹ thuật của nó. Ngoài ra, phải biết rõ được môi trường chúng ta đang cần đo khoảng bao nhiêu đơn vị?
  • Điều “cực kỳ quan trọng” là bạn phải hiểu đơn vị đo mình đang cần dùng là gì. Có rất nhiều đơn vị đo như là PSI, MPa, bar, Pa…Thế nên, bạn nên nhớ cách đổi đơn vị để tránh những trường hợp mua đúng thiết bị nhưng sai đơn vị đo.
  • Có hai dạng đồng hồ đo chủ yếu là đồng hồ áp suất chân sau đồng hồ áp suất chân dưới.
  • Hiện nay đang có khoảng hơn 5 hãng sản xuất đồng hồ. Đò là Wisa, Stiko, Georgin, Ashcroft, Wika.

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết liên quan:

Cấu tạo của đồng hồ đo áp suất? – Ứng dụng của đồng hồ áp suất – Một số điểm nổi bật của các hãng đồng hồ tại Việt Nam 

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của tôi. Chúc các bạn một ngày tốt lành!


SALES ENGINEER: Nguyễn Thành Đạt
SĐT: 0342962936



Bài viết liên quan

Áp Suất Khí Quyển Bằng Bao Nhiêu? Tìm Hiểu Giá Trị Áp Suất Chuẩn

Áp suất khí quyển, hay còn gọi là áp suất không khí, là lực mà khí quyển tác động lên bề mặt Trái Đất hoặc bất kỳ vật thể nào trong bầu khí quyển, tính trên một đơn vị diện tích. Đây là kết quả của lực hấp dẫn của Trái Đất tác động lên […]

Các Loại Đồng Hồ Đo Áp Suất Tốt Nhất Cho Công Nghiệp

Trong các ngành công nghiệp hiện đại, việc giám sát và kiểm soát áp suất của các chất khí và lỏng đóng vai trò then chốt trong đảm bảo an toàn và hiệu quả vận hành. Các loại Đồng hồ áp suất là thiết bị không thể thiếu; giúp chúng ta theo dõi chính xác […]

Đồng hồ đo áp suất hơi nóng

Đồng hồ đo áp suất hơi | Hơi nước nóng | Kèm ống Siphong

Đồng hồ đo áp suất hơi, cảm biến đo áp suất hơi là một trong những phương pháp được dùng để đo áp suất của chất lỏng hay chất khí. Chúng thường được dùng cho các bình chứa kín, đường ống dẫn, bể chứa kín… Những mơi mà có một lượng áp suất nhất định […]