Cảm biến đo mức chất lỏng

Cảm biến đo mức | Chất lỏng – Chất rắn Dinel

Cảm biến đo mức là các dạng cảm biến hay được dùng sử dụng để đo mức liên tục của chất lỏng hay chất rắn. Thông thường, được sử dụng lắp đặt trong các bình chứa, bồn chứa, silo, tanks hay thậm chí tại các khu vực thủy điện. Với các loại này, sẽ có nhiều giải đo mức như là 0-2m, 0-6m, 0-10m, 0-20m…Ở những khu vực thủy điện, giải đo mức sẽ cần sử dụng dây tín hiệu hàng trăm mét trở đi như 100m…

Làm thế nào có thể chọn loại cảm biến đo mức phù hợp? Trong bài viết dưới đây, cùng mình tìm hiểu các loại cảm biến đo mức ở dạng On – Off hoặc dạng đo mức liên tực Analog.

Cảm biến đo mức là gì?

Đối với loại cảm biến đo mức chúng sẽ được phân thành 2 loại. Một là dạng cảm biến On- Off, hai là dạng cảm biến đo mức liên tục. 

Cảm biến đo mức điểm báo đầy báo cạn

Cảm biến đo mức On/Off (On/Off Level Sensor) là một loại cảm biến đo mức được sử dụng để báo mức chất lỏng, bột hoặc chất rắn. Được lắp đặt trong bể chứa hoặc hệ thống đường ống…Cảm biến này sử dụng nguyên lý hoạt động dựa trên sự đóng mở của một contact switch. Hoặc relay switch khi mức nước vượt qua giới hạn được thiết lập.
Khi mức nước vượt qua giới hạn này. Cảm biến sẽ gửi một tín hiệu điện tới relay hoặc connactor. Để mà kích hoạt hoặc tắt các thiết bị khác như bơm, van, hay hệ thống cảnh báo. Cảm biến đo mức On/Off thường được sử dụng để giám sát mức nước trong các bể chứa, hệ thống xử lý nước, hệ thống điều khiển tự động. Còn có trong các quy trình sản xuất, chế biến trong ngành công nghiệp thực phẩm và hóa chất.
Dưới đây là một số loại cảm biến báo mức On-Off: 
  • Đo mức dạng điện dung
  • Cảm biến tiện cận quang
  • Độ dẫn điện
  • Công tắc phao

Trong đó cảm biến điện dung được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Vì độ chính xác cao, thời gian đáp ứng nhanh. Đối với những ai dùng lắp ngang chi phí khá rẻ.

Cảm biến để đo mức liên tục

Cảm biến đo mức liên tục (Continuous Level Sensor) là một thiết bị được sử dụng để đo và giám sát mức độ chất lỏng, bột, hoặc các chất rắn. 
Thiết bị này hoạt động dựa trên nguyên lý đo chiều cao của một cột chất lỏng. Sau đó, dựa vào công nghệ khác nhau như sóng siêu âm, cảm ứng điện từ, áp suất… hoặc dòng điện để đo mức liên tục.
  • Cảm biến siêu âm.
  • Cảm biến radar.
  • Cảm biến đo mức bằng điện dung.

Cảm biến báo mức chất lỏng dạng điện dung

Cảm biến báo mức điện dung DLS-35N

Cảm biến mức điện dung là một cảm biến khoảng cách cung cấp cho ra 1 vùng điện trường và phát hiện một mức do ảnh hưởng đến vùng điện của nó.

 Ưu điểm cảm biến đo mức điện dung

  • Nhỏ gọn.
  • Giá thành thấp.
  • Độ chính xác cao.

 Nhược điểm cảm biến đo mức điện dung

  • Phải chạm vào vật liệu mới đo được.
  • Mội số loại giới hạn về chiều dài, ví dụ loại cây cảm biến sẽ giới hạn dài không quá 2.5m vì khó vận chuyển về Việt Nam.
  • Chiều dài quyết định giá thành.
  • Khi chọn sai chiều dài, không thay đổi được ( không cắt ngắn được đối với loại có phủ Plastic FEP ” nhựa”  bên ngoài cảm biến).

Nói tóm lại thế này cảm biến báo mức nước điện dung, khi nước chạm vào đầu cảm biến, thì cảm biến sẽ xuất hiện tín hiệu dạng relay nên gọi là cảm biến báo đầy báo cạn.

Cách lắp cảm biến điện dung
Cách lắp cảm biến điện dung
Cách lắp cảm biến điện dụng ngang
Cách lắp cảm biến điện dụng ngang

Cảm biến báo mức nước đầy – cạn dạng ON/OFF

cảm biến báo mức nước trong bình nhựa và kín
Cảm biến báo mức nước trong bình nhựa và kín

Để đo được chất lỏng,trong bình nhựa hoặc kính nhỏ, có áp suất thì rất ít cảm biến đo được. Cảm biến đo mức nước FLD-48,làm được điều đó, vì có thể lắp trực tiếp trên bình,dạng thẳng đứng hoặc theo chiều cong của bình.

Đối với chất dễ dẫn điện, thì cảm biến báo mức nước, có thể đo được với độ dày của bề mặt nhựa hoặc kính là 8mm.

cách lắp đặt cảm biến báo mức nước trên kính
Cảm biến báo mức dạng dáng

Cách lắp đặt cảm biến báo mức nước trên kính

Còn đối với nước chất lỏng không dẫn điện, thì cảm biến có thể đo được, với độ dày bề mặt nhựa hoặc kính là 3mm.

Cách lắp đặt cảm biến báo mức trên bề mặt cong
Cách lắp đặt,cảm biến báo mức trên bề mặt cong
Cảm biến báo mức nước GPLS-25
Cảm biến báo mức nước GPLS-25

Cảm biến báo mức nước – chất kết dính- keo – xi măng – bùn

"<yoastmark

Đối với chất kết dính -keo-xi măng hay bùn, thì phải dùng loại có vật liệu PTFE hoặc PEEK, để chống kết dính, nhưng vẫn đảm bảo báo mức chính xác.

Cảm biến đo mức RFLS-35 có thể được thay thế trực tiếp cho cảm biến đo mức dạng rung hoặc cảm biến đo mức điện dung trong trường hợp các ứng dụng đòi hỏi khắt khe hơn.

Tương thích với các môi chất có thể dẫn điện hoặc không dẫn điện. Có thể được cài đặt trong bồn kim loại hoặc nhựa, đường ống, bể chứa,…

cách lắp đặt cảm biến báo mức nước chất kết dính-keo-xi măng-bùn
cách lắp đặt,cảm biến báo mức chất kết dính keo-xi măng-bùn

Ưu nhược điểm cảm biến RFLS-35 Dinel – Czech

Về ưu điểm của cảm biến RFLS-35

  • Cảm biến đo mức RFLS-35 có khả năng chống tích tụ và bọt bám trên điện cực
  • Được thiết kế để đem đến một kết quả tin cậy trong đo mức chất lỏng, vật liệu nghiền…
  • Chống bám dính của chất nhớt và chất kết dính
  • Có thể thay thế cho cảm biến đo mức rung, đo mức điện dung
  • Chức năng nhận dạng loại vật liệu độc đáo
  • Gắn trực tiếp vào bể, tàu, bể chứa, đường ống hoặc phễu và container
  • Cài đặt bằng bút từ
  • Độ ổn định cao
  • Độ nhạy cao

Về nhược điểm RFLS-35N

  • Chỉ dùng làm cảm biến báo đầy – cảm biến báo cạn (on/off).

Ứng dụng cảm biến RFLS-35

  • Cảm biến đo mức RFLS-35 chủ yếu được thiết kế để gắn vào thành bể hoặc đường ống,…để đo mức trực tiếp.
  • Cảm biến hoạt động ở dải tần số cao, cho kết quả tin cậy và có khả năng loại bỏ cặn hoặc bọt trên điện cực. Cho nên chúng được dùng trong nhiều môi trường đo như đo mức sản phẩm và vật liệu nghiền, xay, dạng sệt trong bồn chứa…
  • Cảm biến có khả năng ngăn chặn ảnh hưởng của sự lắng đọng của môi chất có tính nhớt nên đo được nước sốt cà chua, sữa chua, bột nhão, xi-rô, mứt và thạch, kem, xà phòng… cũng như các đối tượng kết dính có tính dẫn điện như: chất tẩy rửa, kiềm, hóa chất…Hoặc dùng cảm biến đo mức RFLS-35 để phân biệt một đối tượng cụ thể với các đối tượng khác. Ví dụ: Thiết bị có thể phân biệt được dầu với nước và không khí. Hay chỉ phát hiện bọt bia và bỏ qua bia và không khí…

Cảm biến đo mực nước liên tục output  4-20mA

cảm biến báo mức nước liên tục output 4-20mA
Cảm biến siêu âm không hiển thị ULM-53N- Dinel

Cảm biến báo mức nước ULM-53N là loại cảm biến siêu âm, báo mức nước dựa trên sóng siêu âm phát ra, mà cảm biến không phải tiếp xúc trực tiếp với nước.

Dựa trên nguyên lý: cảm biến phát ra 1 chùm sóng siêu âm từ đầu cảm biến xuống, chùm sóng này khi gặp vật thể thì sẽ phản hồi lại cảm biến.Tín hiệu ngõ ra của cảm biến,là 4-20mA hoặc 0-10V, tùy vào ta cài đặt lựa chọn và dễ dàng kết nối với PLC.

Nói cách khách, cảm biến đo mức siêu âm hoạt động bằng cách phát và nhận sóng siêu âm. Thời gian để sóng phản xạ trở lại giúp ta biết được khoảng cách bề mặt nhiên liệu tới cảm biến, từ đó tính toán được nhiên liệu đang ở mức nào.

Cảm biến đo mức nước siêu âm – chất lỏng liên tục có hiển thị ULM-70N

cảm biến báo mức nước siêu âm có hiển thị ULM-70N
Cảm biến đo mức siêu âm có hiển thị

Sự khác biệt và vượt trội hơn của cảm biến báo mức siêu âm có hiển thị ULM-70N, đối với cảm biến báo mức không hiển thị ULM-53N : sẽ hiển thị được khoảng cách-thể tích, khối lượng, phần trăm,….

Ưu nhược điểm của cảm biến siêu âm

Ưu điểm cảm biến bắn sóng

  • Những cảm biến này không có bộ phận chuyển động.
  • Chúng nhỏ gọn.
  • Họ đáng tin cậy.
  • Không cần tiếp xúc nguyên liệu nên môi trường sử dụng đa dạng, dùng được cho chất ăn mòn, kết dính.
  • Không bị ảnh hưởng bởi các tính chất của vật liệu họ đang cảm nhận.
  • Có khả năng tự làm sạch vì những rung động mà chúng phát ra.

Nhược điểm cảm biến dạng bắn sóng

  • Giá thành từ 9-10triệu trở lên.
  • Có thể cho kết quả không chính xác nếu môi trường quá nhiều bụi bẩn.

Ứng dụng cảm biến đo mức siêu âm

  • Đo mức bể nhựa đường nóng trong nhà máy sản xuất ván lợp.
  • Cảm biến siêu âm sẽ được đặt ở phía trên của bể cách xa nhựa đường nóng và được sử dụng để cảm nhận mức độ để gửi yêu cầu thêm nguyên liệu cho bể, đo nước, đo dầu, đo sữa,…

Cảm biến đo mức nước dạng thả chìm – thủy tĩnh

Được dùng đo mức nước chính xác cao với độ sâu lên tới 100mm, mà các loại cảm biến đo mức khác không đáp ứng được cũng như giá thành cao hơn rất nhiều. Chính vì thế cảm biến đo mức nước thuỷ tĩnh được sử dụng nhiều cho các ứng dụng có độ sâu cao .

Cảm biến đo mức thả chìm - thủy tĩnh
Sensor đo mức dạng thả chìm – thủy tĩnh

Ưu điểm của cảm biến thả chìm:

  • Đo được đến 100met.
  • Giá thành cạnh tranh.
  • Dùng được cho môi trường có độ gợn sóng ít.
  • Độ nhạy cao

Nhược điểm của cảm biến thủy tĩnh

  • Cáp nặng, nên dùng cho bể chứa sâu phí cao.
  • Không dùng được cho môi trường đo có tính chất ăn mòn.

Ứng dụng cảm biến thũy tĩnh

Đo trong môi trường áp suất bình thường hoặc tank hở như: hồ, nước sông, thuỷ điện, giếng, ao,…Được sử dụng nhiều trong các trạm thủy điện.

Cảm biến đo mực nước liên tục bằng áp suất

""

Cảm biến báo mức bằng điên dung là sự thay đổi giá trị điên cực bên trong thân cảm biến; từ đó đưa tín hiệu 4-20mA về để báo mức.

Còn cảm biến siêu âm tiếp xúc; thì bản thân nó phát ra sóng Radar trên cable, tiếp xúc với chất lỏng.

Ưu điểm cảm biến radar

  • Chúng không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, áp suất hoặc bụi
  • Có thể đo chất lỏng, bột nhão, bột và chất rắn
  • Rất chính xác và không cần hiệu chuẩn
  • không cần phải chạm vào vật liệu đo

Nhược điểm cảm biến radar

  • Giá thành cao

Ứng dụng cảm biến dạng radar

  • Thích hợp dùng trong các nhà máy xi măng, nhà máy sữa, dùng trong tàu biển,..

Cách lắp cảm biến radar dạng que tiếp xúc

cách lắp đặt cảm biến báo mức nước liênt tục radar
Cách lắp cảm biến radar

Cảm biến Radar được xem là phương pháp đo chính xác nhất; trong đó Radar tiếp xúc ngày càng được sử dụng phổ biến. Vì độ chính xác cao hơn loại radar không tiếp xúc.

Cách lắp đặt cảm biến báo mức siêu âm – radar dạng bắn sóng

Cách lắp đặt cảm biến siêu âm radar
Cách lắp đặt cảm biến siêu âm radar Dinel 

Cảm biến nước kiểu điện dẫn ( dẫn điện – điện trở)

Cảm biến độ dẫn hoặc điện trở sử dụng đầu dò để đọc độ dẫn diện. Đầu dò có cấu tạo gồm một cặp điện cực và đặt dòng điện xoay chiều vào chúng.

Khi một nguyên liệu (chất lỏng) bao phủ đầu dò, các điện cực của nó tạo thành một phần trên mạch điện, khiến dòng điện chạy qua, báo hiệu mức cao hay thấp.

Ưu điểm cảm biến mức dạng điện trở:

  • Không có bộ phận chuyển động.
  • Chúng có giá thấp.
  • Khá dễ sử dụng.

Nhược điểm cảm biến nước kiểu điện dẫn

  • Cần phải chạm vào vật liệu mới đo được.
  • Chỉ cảm nhận được chất lỏng có dẫn điện.
  • Đầu dò dễ bị ăn mòn theo thời gian.

Ứng dụng cảm biến mức dạng điện trở:

  • Phù hợp cho các cảm biến này sẽ là để báo hiệu mức cao hoặc thấp.

Cảm biến dạng rung

Sử dụng một yếu tố rung giao động giữa 2 thanh nẹp. Thanh nẹp rung ở tần số cộng hưởng tự nhiên của nó. Khi chạm vật liệu, vật liệu sẽ khiến cấp độ rung thay đổi, tần số rung sẽ báo là có vật liệu chạm vào phát hiện điểm vật liệu.

Ưu điểm cảm biến dạng rung :

  • Chi phí hiệu quả và nhỏ gọn.
  • Dễ dàng cài đặt.

Nhược điểm cảm biến dạng rung :

  • Phải chạm vào vật liệu mới đo được.
  • Độ chính xác tương đối.

Ứng dụng cảm biến dạng rung :

  • Khai thác, thực phẩm và đồ uống, và các ngành công nghiệp chế biến hóa học sử dụng các cảm biến dạng rung này rất nhiều

Hướng dẫn cách chọn cảm biến báo mức nước-chất lỏng liên tục

  • Xác định đo mức liên tục hay báo đầy – báo cạn.
  • Cần phải biết loại chất lỏng cần đo ( có ăn mòn nay dính) để chọn thiết bị cho phù hợp.
  • Đối với báo mức đầy – báo cạn cần chọn độ dài phù hợp vì không thay đổi được độ dài.
  • Đối với báo mức liên tục cần xác định loại đo mức, khoảng cách cần đo.
  • Tín hiệu ngõ ra đối với từng loại, 4-20mA hoặc 0-10V đối với đo mức liên tục
  • Giá thành của từng loại cảm biến.
  • Nhiệt độ ở môi trường cần đo là bao nhiêu?

Để có một giải pháp đo mức liên tục phù hợp, các bạn hãy liên hệ thông tin bên dưới. Mình sẽ tư vấn thêm các giải pháp đo mức liên tục hoặc on-off. Bên cạnh đó, bên mình còn cung cấp thêm cảm biến dùng trong môi trường dễ cháy nổ. Hoặc thậm chí là khu vực có nhiệt độ cao – ăn mòn.



Bài viết liên quan

Cảm biến siêu âm công nghiệp là gì? Nên chọn cảm biến siêu âm nào?

Trong bối cảnh công nghiệp hiện nay, cảm biến siêu âm công nghiệp là thiết bị tiên tiến sử dụng sóng siêu âm để phát hiện và đo lường khoảng cách, mức độ hoặc sự hiện diện của vật thể trong các ứng dụng công nghiệp. Với nguyên lý đo không tiếp xúc, cảm biến […]

Đo mực nước sông

Thước Đo Mực Nước Sông: Phương Pháp Đo Lường Hiệu Quả

Liệu các bạn đã biết? Thước đo mực nước sông là công cụ truyền thống dùng để đo mực nước tại các vị trí cố định trên sông hoặc hồ, thường gắn trên cầu hoặc bờ sông. Nó có dạng bảng với các vạch số, giúp dễ dàng xác định mực nước hiện tại. Ngoài […]

Cảm biến đo mức RFLS-28N-10V-RG-P-B-K10-SHV

Bạn đang tìm kiếm một giải pháp đo lường mức chất lỏng như nước hay dầu,… hiệu quả và đáng tin cậy cho các ứng dụng công nghiệp hoặc quản lý tài nguyên nước? Hôm nay, tại bài viết này Hưng Phát sẽ giới thiệu cho các bạn một siêu phẩm mang tên Cảm biến […]